Việc xác định liệu bạn có bị ai đó chặn hay không có thể gây không ít khó khăn. Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị chặn và muốn kiểm tra bằng cách nào đó, hãy thử gọi số đó một vài lần và nghe xem cuộc gọi kết thúc như thế nào. Lưu ý: Nếu bạn biết rằng người đó đã chặn bạn mà vẫn cố gọi, họ có thể kiện bạn về tội quấy rối.
Các bước
Tìm hiểu xem bạn có bị Chặn hay không

Gọi điện thoại cho người mà bạn nghi ngờ đã chặn mình. Thông thường, nếu gửi tin nhắn văn bản thì bạn không thể xác định việc ai đó có chặn bạn hay không, thế nên bạn cần gọi cho họ.

Nghe xem cuộc gọi kết thúc như thế nào. Nếu cuộc gọi kết thúc sau một lần đổ chuông (hoặc chỉ nửa lần) và bạn được chuyển đến hộp thư thoại (voicemail), thì tức là bạn đã bị chặn hoặc điện thoại của người đó không liên lạc được.
- Tùy thuộc vào nhà mạng của người đó, bạn có thể sẽ nghe thấy thông báo rằng không thể gọi được số đó. Các nhà mạng kiểu như AT&T và Sprint thường có thông báo này, và điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã bị chặn.
- Đương nhiên, nếu người đó nhấc máy thì tức là bạn không bị chặn.

Gọi lại cho người đó để xác nhận. Đôi khi, cuộc gọi sẽ được chuyển đến hộp thư thoại ngay cả khi đường truyền ổn định và số điện thoại của bạn không bị chặn; việc gọi lại giúp bạn xác nhận xem cuộc gọi kết thúc như thế nào.
- Nếu cuộc gọi của bạn vẫn kết thúc sau một lần đổ chuông trở xuống và bị chuyển đến hộp thư thoại, chắc chắn là số điện thoại của người đó có vấn đề hoặc họ đã chặn cuộc gọi của bạn.

Gọi lại cho người đó bằng cách giấu số. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nhập '*67' trước số điện thoại của họ. Dù bạn khó có thể trông đợi rằng người đó sẽ nhấc máy khi nhìn thấy số lạ nhưng việc gọi theo cách này sẽ giúp xác định trạng thái điện thoại của người đó:
- Nếu vẫn gọi được như bình thường--kiểu như năm lần đổ chuông trở lên--thì người đó đã chặn số của bạn.
- Nếu cuộc gọi vẫn kết thúc sau một lần đổ chuông trở xuống và chuyển đến hộp thư thoại, điện thoại của người đó có thể đã hết pin.

Nhờ một người bạn gọi số điện thoại đó. Nếu bạn cho rằng mình đã bị chặn và muốn xác nhận rõ ràng, bạn có thể nhờ một người bạn gọi số đó và hỏi rõ mọi chuyện. Nhớ rằng dù cách này có vẻ hiệu quả, việc làm này có thể gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bạn của bạn và người đã chặn bạn.
Tìm cách khác để liên lạc dù đã bị chặn

Hiểu rõ hậu quả có thể xảy ra. Nếu bạn tình cờ bị chặn, người đó có thể không cảm thấy khó chịu khi nghe giọng bạn. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến khía cạnh pháp lý của việc liên lạc khi bị chặn trong khu vực của bạn trước khi tiếp tục.

Ẩn số điện thoại. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nhập '*67' trước số điện thoại bạn đang cố gọi; kết quả là cuộc gọi của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng số lạ.
- Hầu hết mọi người đều không nhấc máy khi nhìn thấy số bị 'hạn chế' hoặc số 'lạ'; nguyên nhân là vì những người tiếp thị qua điện thoại thường sử dụng chiêu trò này để gọi các số nằm trong danh sách không-chịu-nhấc-máy.

Liên lạc qua dịch vụ IM. Nếu cả bạn và người đó đều sử dụng Facebook chẳng hạn, bạn có thể sử dụng Messenger để cố gắng liên lạc với họ. Bạn có thể thử áp dụng cách này cho WhatsApp, Viber, Skype, hoặc bất kỳ dịch vụ IM nào khác mà cả hai đều sử dụng.

Để lại tin nhắn thoại. Ngay cả khi người đó không nhận được thông báo về cuộc gọi hoặc tin nhắn thoại của bạn, nó vẫn sẽ xuất hiện trên điện thoại của họ. Bạn có thể tận dụng lỗ hổng này để gửi thông tin quan trọng tới họ nếu cần.

Liên lạc qua mạng xã hội. Nếu bạn quyết định phải liên lạc với người đã chặn bạn, hãy gửi email hoặc nhắn tin cho họ qua nhiều tài khoản mạng xã hội. Hãy cân nhắc mức độ cần thiết ở đây: Nếu bạn chỉ đang buồn vì họ đã chặn bạn, tốt nhất là đừng làm gì cả cho đến khi cả bạn và người đó đã bình tĩnh hơn.
Lời khuyên
- Nếu bạn phát hiện ai đó đã chặn bạn, hãy dành chút thời gian để hiểu rõ nguyên nhân trước khi thử liên lạc với họ.
Cảnh báo
- Thử liên lạc với người đã chặn bạn--đặc biệt là khi làm điều này một cách trực tiếp--có thể bị xem là hành vi quấy rối.