Key Takeaways |
---|
Hai phương pháp giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của người học trong quá trình luyện thi bao gồm:
Các phương pháp ứng dụng Active Recall và Spaced Repetition trong quá trình ôn luyện Writing
|
Tổng quan về 02 phương pháp
Lặp Lại Khoảng Cách
Lặp Lại Cách Quãng (Spaced Repetition) là một trong những phương pháp học tập tối ưu nhằm khắc phục hạn chế của não bộ trong việc ghi nhớ một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian dài. Cụ thể, phương pháp này khuyên người học nên ôn lại toàn bộ nội dung đã học ít nhất 04 lần vào các “thời điểm vàng” khi não bộ còn ghi nhớ rõ các thông tin. Các thời điểm này bao gồm: sau lần học đầu tiên 10 phút, sau 24 giờ, sau một tuần, sau một tháng và sau khoảng từ ba đến sáu tháng.
Gợi Nhớ Chủ ĐộngGợi Nhớ Chủ Động (Active Recall) là một phương pháp thường được người học sử dụng đồng thời với phương pháp lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) đã được đề cập ở phía trên để quá trình ôn bài được diễn ra hiệu quả nhất. Thay vì đọc lại thụ động (Re-reading) nội dung kiến thức cũ trong mỗi lần ôn tập, phương pháp này khuyên người học nên chủ động gợi nhớ lại toàn bộ kiến thức đã học thông qua một vài phương pháp khác nhau, trong đó phải kể tới sử dụng Bản Đồ Tư Duy (Mindmap) hoặc Thẻ Ghi Nhớ (Flashcard).
Áp dụng 02 kỹ thuật Spaced Repetition và Active Recall trong việc ôn tập kỹ năng ViếtSử dụng Flashcard
Flashcard (Thẻ học) là một khái niệm không còn mới đối với các bạn học viên tại Việt Nam. Để có thể tối ưu cả 02 quá trình Active Recall và Spaced Repetition với phương pháp này trong quá trình luyện kỹ năng Writing, người đọc có thể tham khảo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị Flashcard (có thể tự làm thủ công tại nhà hoặc sử dụng các ứng dụng trực tuyến như Quizlet)
Bước 2: Flashcard sẽ bao gồm 02 mặt: một mặt người học ghi lại các cấu trúc, từ vựng hoặc tên các dạng bài thường gặp trong IELTS Writing; mặt còn lại sẽ ghi lại đáp án, giải thích.
Bước 3: Liên tục ôn lại các thẻ nhớ này theo quy trình thời gian đã nêu phía trên của phương pháp Lặp Lại Cách Quãng. Cụ thể, trong mỗi lần ôn tập, người học sẽ mở mặt trước của thẻ học để tự chủ động gợi nhớ kiến thức, sau đó mới so sánh lại với đáp án ở mặt sau để giúp kiến thức được ghi nhớ tốt hơn.
Thực hiện các bài tậpMặc dù việc làm bài tập sau khi học lý thuyết đã trở thành thói quen của nhiều học viên, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể làm bài tập một cách tối ưu. Một quy trình làm bài Writing hiệu quả được gợi ý bên dưới sẽ bao gồm 4 bước sau:
Bước 1: Ôn tập lại từ vựng, cấu trúc và phần lý thuyết về các dạng bài đã học trong Writing thông qua phương pháp Flashcard đã được chia sẻ phía trên
Bước 2: Chuẩn bị đề thi. Người học có thể tham khảo một vài nguồn bài tập uy tín như bộ đề Writing trong sách Cambridge từ 1 - 16 hoặc xin đề từ thầy cô giáo đang trực tiếp hướng dẫn mình
Bước 3: Bắt tay vào quá trình luyện đề. Ở bước này, người học tuyệt đối không được sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như Internet, từ điển hay phần lý thuyết đã ôn ở bước 01 để đảm bảo rằng quá trình làm bài được diễn ra hoàn toàn dựa trên việc Gợi Nhớ Chủ Động (Active Recall). Đối với những bạn sắp thi chính thức, việc bấm giờ để tạo áp lực thời gian như khi thi thật là vô cùng quan trọng
Bước 4: Đọc lại bài viết của bạn và so sánh với phần lý thuyết để tự phát hiện ra những sai sót nếu có. Sau đó, bạn có thể tham khảo những bài viết có điểm band cao từ giáo viên hoặc từ đáp án để rút kinh nghiệm cho những lần viết sau.
Kết luậnTài liệu tham khảo:
Ho, Leon. “Cách Sử Dụng Phương Pháp Lặp Lại Cách Quãng để Nhớ Những Gì Bạn Học.” Lifehack, 17 Tháng Ba, 2023, https://www.lifehack.org/851026/spaced-repetition. Truy cập ngày 20 Tháng Ba, 2023.
Tamm, Sander. “Gợi Nhớ Chủ Động: Định Nghĩa, Cách Hoạt Động, và Thêm Nữa.” E-Student, 15 Tháng Hai, 2023, https://e-student.org/active-recall-study-method/. Truy cập ngày 17 Tháng Ba, 2023.