Dường như vô hại, nhưng việc lấy gỉ mũi một cách không đúng cách bằng ngón tay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tìm hiểu cách lấy gỉ mũi đúng cách, an toàn cho người lớn qua bài viết sau!
Gỉ mũi là chất nhầy tồn tại bên trong khoang mũi của mỗi người, có vai trò quan trọng trong việc giữ cho niêm mạc mũi được ẩm và làm ấm không khí đi vào phổi. Ngoài ra, nó cũng cản bụi, vi trùng, phấn hoa từ môi trường đi vào đường thở.
Quá trình hình thành gỉ mũi
Gỉ mũi thực chất là chất nhầy tồn tại bên trong khoang mũi của mỗi người, có vai trò quan trọng trong việc giữ cho niêm mạc mũi được ẩm và làm ấm không khí đi vào phổi. Ngoài ra, nó cũng cản bụi, vi trùng, phấn hoa từ môi trường đi vào đường thở.
Theo thời gian, chất nhầy này sẽ khô lại cùng với bụi bẩn, mảnh vụn khác trong mũi tạo thành gỉ mũi. Tùy vào nhiều điều kiện khác nhau mà gỉ mũi sẽ có dạng khô cứng, sệt hay rời rạc.
Quá trình hình thành gỉ mũiTác hại của việc lấy gỉ mũi bằng tay
Thói quen sử dụng ngón tay ngoáy sâu vào mũi để lấy gỉ mũi khi chúng quá nhiều hoặc gây khó chịu có thể gây hại cho sức khỏe. Điều này có thể gây lây lan vi khuẩn, virus từ tay vào mũi và gây tổn thương niêm mạc mũi.
Rủi ro của việc lấy gỉ mũi bằng tay
Ưu tiên việc rửa tay trước
Trước khi lấy gỉ mũi, bạn cần rửa tay để ngăn vi khuẩn và virus từ tay lây lan vào mũi và đường hô hấp. Hãy vệ sinh tay kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước.
Rửa tay trước khi lấy gỉ mũi
Sử dụng khăn giấy để lấy gỉ mũi
Dùng khăn giấy để lấy gỉ mũi giúp bạn tránh bị bẩn tay và lấy gỉ mũi một cách dễ dàng hơn. Sau khi lấy gỉ mũi, không nên chọc quá sâu để tránh tổn thương niêm mạc mũi hoặc gây mắc kẹt dị vật.
Xử lý gỉ mũi sau khi lấy ra
Sau khi lấy gỉ mũi ra bằng khăn giấy, bạn nên vứt vào thùng rác, sau đó rửa tay và lau khô.
Cách lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớnLàm thế nào khi gỉ mũi nhiều hơn bình thường?
Nếu gỉ mũi nhiều hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên chú ý đến những điều sau:
- Uống đủ nước: Khi cơ thể thiếu nước, chất nhầy trong mũi sẽ dễ bị khô. Uống đủ nước sẽ giúp ngăn gỉ mũi hình thành nhanh và nhiều hơn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Làm ẩm không khí trong nhà giúp ngăn ngừa khô mũi.
- Đeo khẩu trang: Hít phải khói bụi, chất bẩn có thể kích ứng xoang mũi và tạo ra nhiều dịch nhờn hơn, gây ra gỉ mũi. Vì vậy, khi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang.
Lấy gỉ mũi là thói quen của nhiều người, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn không nên ngoáy quá sâu bằng tay. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn!