Trong các đề thi IELTS Speaking Part 1, đa phần các câu hỏi là đều hướng về bản thân thí sinh – những câu hỏi này sẽ chủ yếu sử dụng những từ như “you” hay “your” vì giám khảo muốn hỏi đến sở thích, quan điểm hay thói quen của người dự thi. Vì vậy, các thí sinh thường hay trả lời dựa trên những kinh nghiệm đã và đang trải qua của bản thân. Vấn đề ở đây là thí sinh bị bí ý tưởng và không biết phải mở rộng câu trả lời của mình như thế nào, vì không phải chủ đề nào thí sinh cũng biết đến hay từng trải nghiệm qua.
Căn cứ theo Bảng mô tả Tiêu chí chấm điểm (Band Descriptors), thí sinh cần tránh đưa ra câu trả lời ngắn hay ậm ừ cho qua để đảm bảo tính trôi chảy và mạch lạc (fluency and coherence). Nếu vậy, thí sinh cần dùng trí tưởng tượng của mình kết hợp với cấu trúc ngữ pháp “Ước muốn” trong tiếng Anh để có thể có một câu trả lời ăn điểm ngay từ đầu.
Áp dụng cấu trúc “Ước muốn” để mở rộng phạm vi câu trả lời
Cách ngăn chặn bí ý số 1: Sử dụng Ước muốn để mô tả một tình huống không giống như hiện tại
Cấu trúc:“I wish + (that) + Chủ ngữ + Động từ ở dạng Quá khứ đơn” để mô tả các tình huống khác với thực tại với khả năng xảy ra thường là cực kỳ thấp hoặc không thể.
Ví dụ: I wish (that) I was a famous film star. (Tôi ước gì tôi là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng).
Ở câu ví dụ trên, người nói bày tỏ ước muốn của bản thân về việc trở thành một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng . Đồng nghĩa với việc ngay thời điểm hiện tại, người nói không phải là một ngôi sao điện ảnh nào cả và việc này cũng rất khó xảy ra hoặc không thể đối với bản thân người nói.
Áp dụng vào IELTS Speaking Part 1
Ví dụ tình huống:
Giám khảo: Do you want to change your house in the future?
Bạn có muốn thay đổi ngôi nhà của mình trong tương lai?
Thí sinh: Yes, I do because my house is quite old.
Có, vì nhà tôi khá cũ.
Phân tích câu trả lời: Ở ví dụ trên, câu trả lời của thí sinh còn khá ngắn và hơi cụt ý. Mặc dù có thể đúng rằng trên thực tế thí sinh này muốn chuyển nhà bởi vì nhà đã cũ nhưng nếu chỉ trả lời đơn thuần như vậy thì sẽ rất khó đạt được band điểm cao mà bản thân mong muốn. Thay vào đó, thí sinh có thể chữa bí ý bằng việc áp dụng cấu trúc “Ước muốn” để giúp câu trả lời của mình vừa dài hơn vừa ăn điểm hơn về mặt ngữ pháp, cũng như có cơ hội phô diễn thêm vốn từ vựng của bản thân như ở phiên bản dưới đây:
Yes, I do because my house is quite old. Actually, I wish (that) I had enough money to buy a mansion for my family to live in.
Có, vì nhà tôi khá cũ. Thực ra, tôi ước (rằng) tôi có đủ tiền để mua một căn biệt thự cho gia đình tôi ở.
Phương pháp chống lại bí ý số 2: Sử dụng Ước muốn để mô tả những tình huống không mong muốn
Cấu trúc:“I wish + (that) + Chủ ngữ + would” để mô tả về những việc khiến bản thân khó chịu và mong muốn có sự thay đổi.
Ví dụ: I wish (that) governments would spend more time listening to the concerns of ordinary people. (Tôi ước các chính phủ sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe điều lo lắng của những người dân)
Ở câu ví dụ trên, người nói bày tỏ thái độ khó chịu về việc chính phủ không chịu lắng nghe những vấn đề của người dân và thể hiện mong muốn có một sự thay đổi đến từ chính phủ.
Áp dụng vào IELTS Speaking Part 1
Ví dụ tình huống:
Giám khảo: Are your friends good at telling jokes?
Bạn bè của bạn có giỏi kể chuyện cười không?
Thí sinh: No, my friends are really bad at making jokes.
Không, bạn bè của tôi thực sự rất tệ trong việc kể chuyện cười.
Phân tích câu trả lời: Tương tự như trường hợp trước, người nói cần mở rộng thêm câu trả lời bằng cách sử dụng cấu trúc “Ước muốn” để diễn đạt rằng những câu chuyện cười nhạt nhẽo đó làm bản thân cảm thấy khó chịu và mong muốn bạn bè ngưng kể chuyện đó để thử làm điều gì đó hài hước hơn:
Không, bạn bè của tôi thực sự kém trong việc kể chuyện cười. Thực sự, tôi mong (rằng) họ sẽ dừng lại việc kể những câu chuyện cười nhạt nhẽo và thử làm điều gì đó khác mà thực sự có thể làm mọi người cười vì tôi đã chán ngấy với những câu chuyện nhàm chán của họ.
Không, bạn bè của tôi thực sự kém trong việc kể chuyện cười. Thực sự, tôi mong (rằng) họ sẽ dừng lại việc kể những câu chuyện cười nhạt nhẽo và thử làm điều gì đó khác mà thực sự có thể làm mọi người cười vì tôi đã chán ngấy với những câu chuyện nhàm chán của họ.
Mặc dù không phải là câu trả lời thật, nhưng chỉ là một ví dụ mà người nói tưởng tượng ra với cấu trúc “Ước muốn” để làm cho câu trả lời dài hơn và phong phú hơn về mặt ngôn ngữ, đây là một phương pháp nên áp dụng. Ngoài ra, trong kỳ thi IELTS, không quan trọng việc câu trả lời có chân thực hay không, chỉ cần thể hiện được khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo là đủ.