Trong bất kỳ nền văn hóa nào, sự lịch sự cũng là một điểm cộng trong mắt người khác. Tuy nhiên, để thể hiện phép lịch sự khi giao tiếp không phải là điều ai cũng có thể nhuần nhuyễn. Đặc biệt, mỗi nền văn hóa sẽ có những phương thức khác nhau để thể hiện phép lịch sự, ví dụ như trong tiếng Pháp, từ “vous” sẽ là đại từ mang sắc thái tôn trọng khi giao tiếp người đối diện.
Với bài viết này, Mytour sẽ khai thác phép lịch sự trong giao tiếp của người bản địa và gợi ý những cách để áp dụng phép lịch sử vào việc nói Tiếng Anh tự nhiên hơn.
Key takeaways |
---|
|
Bối cảnh văn hóa của lịch sự
Ví dụ: Khi muốn nhờ vả một người đồng nghiệp, thay vì nói “You must do this for me!”, người nói nên đổi thành “Thanks in advance for your help!” hoặc “Would you mind helping me to solve this problem?”. Cách nói đằng sau sẽ giúp học viên tránh được sự hiềm khích khi giao tiếp cũng như thể hiện được thành ý của bản thân.
Lý do học sinh ESL có thể gặp khó khăn với phép lịch sự?
Bên cạnh đó, những người không phải người bản xứ (Non-native Speaker) cũng có thể dựa vào ngôn ngữ trực tiếp, vốn có thể bị coi là thô lỗ hoặc bất lịch sự trong các nền văn hóa nói tiếng Anh, thường xảy ra ở các nơi công cộng. Hơn nữa, học sinh ESL có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các sắc thái của ngôn ngữ gián tiếp, chẳng hạn như châm biếm và mỉa mai.
Các chiến lược nâng cao phép lịch sự trong cách diễn đạt của học viên ESL
Ví dụ, nếu chức danh của một người là Professor, Doctor, Mr hay Mrs,… học viên luôn luôn phải sử dụng chức danh khi giao tiếp. Tại nơi làm việc hoặc khi nói chuyện với những người có thẩm quyền, học viên cũng không nên sử dụng tên gọi (First name) mà nên sử dụng họ (Last name).
Họ cũng có thể học cách sử dụng ngôn ngữ gián tiếp và học cách nhận biết và đáp lại ngôn ngữ lịch sự trong cuộc trò chuyện thông qua việc xem phim hoặc các chương trình Tiếng Anh, ví dụ như “The Office”, “A series of Unfortunate Events'“, “The King’s Speech”, “Good Will Hunting”,…
Sau đây là một số cách học viên ESL có thể áp dụng để cải thiện khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh:
Sử dụng các biểu hiện mềm mại - Các cụm từ thể hiện sự mềm mại
Đây là những cụm từ mà người đọc có thể sử dụng trước khi thông báo một tin xấu. Chúng sẽ giúp làm dịu đi tông giọng, từ đó người nói sẽ không bị quá gay gắt. Một số cụm từ thể hiện sự mềm mại có thể là:
To be honest
I’m afraid
I’m sorry, but it looks like…
-
It seems that…
Ví dụ:
Mina, I really want to go to the grocery store with you! But I am not free right now. Could you reschedule so that we can do it together?
Mina, I really want to go to the grocery store with you! But… to be honest, I’m not really free right now. Could you reschedule so that we can do it together?
Sử dụng động từ thiếu
Một số những động từ khuyết thiếu thể hiện phép lịch sự có thể là: Would, Could, May, Might. Chúng mang sắc thái nhẹ nhàng và sẽ gây thiện cảm cho người nghe.
Ví dụ:
Wash the dishes for me! I’m afraid I’m late for school.
Could you finish washing the dishes for me? I’m afraid I’m late for school.
Sử dụng thì quá khứ đơn hoặc tiếp diễn
Với người bản địa, việc sử dụng các thì quá khứ sẽ làm cách diễn đạt trở nên lịch sự hơn nhiều. Hãy cùng xem một số ví dụ dưới đây:
Ví dụ:
Don’t say that, I hope James and Mina can get along.
Don’t say that, I was really hoping that James and Mina can get along. (cách nói lịch sự)
Sử dụng cách diễn đạt gián tiếp
Học viên có thể áp dụng cách nói này bằng việc sử dụng các cách diễn đạt như: around, kind of, sort of, a bit, a little, slightly,…. hoặc một số động từ như: feel, reckon, suppose.
Ví dụ:
Slow down. I cannot hear you clearly
Please slow down a little bit. I cannot hear you well (cách nói lịch sự).
Sử dụng mệnh đề điều kiện loại II
Cấu trúc của câu điều kiện loại II:
If + S + Verb (past simple), S + would/could/might + Verb (Infinitive). |
---|
Ví dụ:
I would really appreciate it if you could submit the form before tomorrow morning.
Bài tập thực hành
Tình huống 1:
Tom: Hi, how can I help you?
Lisa: Hi, ….(1) a cup of tea with extra sugar. Many thanks.
A. I want
B. I would like
Đáp án: B
Việc sử dụng cụm từ “I would like…” sẽ thể hiện sự lịch sự hơn với người mới gặp.
Tình huống 2:
Tom: It’s a bit noisy here. ….(2)….
Lisa: ….(3)… I’m having an important call and my connection is not really okay. … (4)…. I am about to finish!
(2)
A. Stop talking so loud!
B. It would be better if you talk less loudly.
(3)
A. I’m afraid I can’t
B. No
(4)
A. Wait for me
B. Can you hold, please?
Đáp án:
(2). B
=> Sử dụng câu điều kiện loại 2 sẽ khiến lời nói có sắc thái nhẹ nhàng và ít thô lỗ hơn việc dùng câu mệnh lệnh.
(3). A
=> Khi muốn từ chối, người nói nên sử dụng các cụm từ như “I’m afraid….” hoặc “Honestly…” để thể hiện thái độ chân thành và lịch sự thay vì thẳng thừng bác bỏ.
(4) B
=> Việc sử dụng động từ khuyết thiếu sẽ giúp câu có sắc thái nhẹ nhàng và lịch sự hơn.
Tình huống 3:
James: Do you plan to go to the meeting with Mina next week?
Tom: …(5).. She is so lazy and unpunctual, which I hate the most.
James: ….(6)… You should talk to her more to clear that misunderstanding.
(5)
A. I don’t know
B. I was wondering whether I should go or not.
(6).
A. Calm down!
B. Please calm down a little bit.
Đáp án:
(5) B
=> Sử dụng thì quá khứ sẽ giúp lời nói lịch sự hơn việc trả lời thẳng.
(6) B
=> Sử dụng các cụm từ chỉ mức độ như “a little bit” sẽ giúp việc giao tiếp bớt căng thẳng và lịch sự hơn.
Tóm tắt
Nguồn tham khảo:
Grammar Tricks | FluentU English Blog.” FluentU English, 16 Mar. 2020, www.fluentu.com/blog/english/polite-english/.
“How to Be Polite in English.” Englishlive.ef.com, englishlive.ef.com/blog/english-in-the-real-world/polite-english-2/.
“5 Ways to Sound Softer and More Polite in English.” Www.linkedin.com, www.linkedin.com/pulse/5-ways-sound-softer-more-polite-english-nicholas-dale/.