Mèo nhà mang thai khoảng 63 ngày. Nếu bạn không biết chính xác khi nào mèo thụ thai, việc nhận biết khi nào mèo sắp sinh trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bằng cách quan sát kỹ lưỡng hành vi và cơ thể của mèo, bạn có thể cung cấp cho chúng sự chăm sóc phù hợp và biết được quá trình chuyển dạ của mèo diễn ra như thế nào.
Các bước
Quan sát hành vi của mèo

Mèo bắt đầu tìm ổ đẻ gần đến ngày chuyển dạ. Chúng thường chọn những nơi ít bị làm phiền như tủ quần áo. Nếu bạn thấy mèo thường xuyên ở những nơi như vậy, hãy chuẩn bị cho chúng một ổ thoải mái hoặc một hộp các tông để sinh. Nhiều mèo thích tự chọn nơi làm ổ và có thể thay đổi vị trí ổ của chúng.

Quan sát biểu hiện thay đổi hành vi. Khi gần đến ngày mèo sinh, chúng thường trở nên bồn chồn và hoạt động nhiều hơn. Bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong thói quen của chúng. Ví dụ, nếu bình thường chúng tránh xa bạn, thì gần đến ngày sinh, chúng có thể tìm đến gần bạn hơn hoặc ngược lại.

Chú ý đến việc mèo có ăn ít hoặc không. Mèo mang thai thường ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, khi sắp sinh, chúng có thể ăn ít hơn hoặc thậm chí là từ chối ăn.

Kiểm tra cơ thể của mèo

Đo nhiệt độ cơ thể. Bắt đầu kiểm tra nhiệt độ của mèo vào khoảng ngày thứ 60 sau khi giao phối có thể giúp dự đoán khi nào mèo sẽ sinh. Dù bạn không biết chính xác ngày giao phối, việc đo nhiệt độ thường xuyên khi mèo mang thai có thể giúp bạn dự đoán được ngày sinh của chúng.
- Nhiệt độ trực tràng của mèo mang thai thay đổi từ 38.1 đến 38.9 °C.
- Trong khoảng 2 giờ trước khi sinh, nhiệt độ trực tràng của mèo giảm xuống cực đại là 2 °C.

Quan sát tình hình cơ thể của mèo. Khi gần ngày sinh, núm vú và tuyến vú của mèo sẽ phát triển lớn hơn. Mèo cũng có thể bắt đầu liếm núm vú. Một số dấu hiệu về cơ thể khác bao gồm: bụng căng tròn, âm hộ mềm và mở rộng. Tất cả những dấu hiệu này có thể dễ dàng quan sát được.

Chú ý đến nhịp thở của mèo. Nếu bạn nghi ngờ mèo sắp sinh và có thể tiếp cận được, hãy lắng nghe kỹ nhịp thở của mèo. Nhịp thở của mèo khi sắp sinh có thể nhanh hơn và thậm chí là không đều. Mèo cũng có thể bắt đầu rên nhẹ nhàng liên tục.

Cảm nhận áp lực và căng thẳng ở bụng. Khi gần ngày sinh, mèo sẽ bắt đầu có cảm giác co bóp. Bạn có thể cảm nhận điều này bằng cách nhẹ nhàng đặt tay lên bụng mèo. Áp lực và căng thẳng ở bụng thường là dấu hiệu của cơn co bóp. Đôi khi, bạn cũng có thể nhìn thấy bụng mèo co bóp. Lúc này, mèo thường nằm nghiêng sang một bên, giúp bạn dễ dàng quan sát hơn.
Chú ý đến các dấu hiệu nguy hiểm

Liên hệ với bác sĩ thú y nếu quá trình sinh con kéo dài quá lâu. Hầu hết mèo mẹ thường có thể tự sinh con. Tuy nhiên, hãy chú ý khi mèo mẹ của bạn bắt đầu chuyển dạ. Nếu có những dấu hiệu (ví dụ như co bóp) cho thấy mèo đang rặn nhưng không sinh được sau khoảng 1 tiếng, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Bác sĩ sẽ biết cách giúp đỡ.

Quan sát mèo kỹ lưỡng nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên. Kiểm tra nhiệt độ không chỉ giúp phát hiện mèo sắp sinh mà còn phát hiện ra nguy cơ tiềm ẩn. Thường thì nhiệt độ của mèo sẽ giảm khi sắp sinh. Nếu nhiệt độ của mèo tăng, bạn cần chú ý và kiểm tra nhiệt độ cơ thể sớm nhất có thể. Nếu nhiệt độ vẫn cao hơn bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ thú y.

Chú ý đến dịch tiết bất thường. Trong quá trình sinh, mèo có thể ra máu một ít. Mèo cũng có thể tiết ra dịch nhầy và nước ối khi sắp sinh. Tuy nhiên, nếu mèo chảy máu nhiều hoặc dịch tiết có mùi hôi, hãy gọi bác sĩ thú y ngay vì đó có thể là dấu hiệu sức khỏe không ổn.

Chú ý xem mèo có đau không. Sinh đẻ thường đi kèm với sự khó chịu và thay đổi hành vi, khó biết mèo có ổn không. Hầu hết mèo mẹ tự sinh một cách thuận lợi, nhưng nếu thấy mèo cắn vùng âm hộ, kêu rên và liếm âm hộ, hãy liên hệ bác sĩ thú y để phòng ngừa rủi ro.

Chú ý đến hành vi nguy hiểm. Mèo thường có hành vi khác thường khi gần ngày sinh. Tuy nhiên, nằm lì và mệt mỏi thường không phải là dấu hiệu sắp chuyển dạ mà có thể là dấu hiệu của vấn đề khác. Hãy mô tả và tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y nếu mèo có hành vi như vậy.