Từ vựng là một phần quan trọng của ngôn ngữ. Người học chắc chắn không thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ nếu không có vốn từ vựng phong phú. Tuy nhiên, việc học từ vựng vẫn là khó khăn với nhiều người học hiện nay. Bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu về cách thức hoạt động của trí nhớ con người, từ đó giới thiệu một số kỹ thuật tiếp nhận và ghi nhớ từ vựng, góp phần giúp người đọc tối ưu hoá quá trình học của mình.
Bộ não con người hoạt động như thế nào?
Mã hoá (encoding)
Lưu trữ (storage)
Truy xuất (retrieval)
Encoding Techniques:
Encoding là quá trình thông tin được tiếp nhận, hiểu và lưu trữ. Khi thông tin bước vào hệ thống trí nhớ (memory system), nó sẽ được chuyển thành dạng mà hệ thống trí nhớ có thể xử lý, và sau đó là lưu trữ. Thông tin thường được mã hoá theo một (hoặc nhiều) trong các cách sau:
Mã hoá hình ảnh – vật đó trông như thế nào (visual encoding – how something looks)
Mã hoá âm thanh – vật đó tại ra âm thanh như thế nào (acoustic encoding – how something sounds)
Mã hoá ngữ nghĩa – vật đó có ý nghĩa gì (semantic encoding – how something means)
Mã hoá xúc giác – vật đó tạo nên cảm giác gì (tactile encoding – how something feels).
Storage Methods:
Storage nhắc đến cách thức, địa điểm, số lượng, và thời gian thông tin đã được mã hoá có thể được lưu trữ trong hệ thống trí nhớ. Có 2 loại trí nhớ:
Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ dài hạn
Khi người đọc mới tiếp cận một thông tin mới, thông tin đó đầu tiên được chuyển đến trí nhớ ngắn hạn. Sau đó thông tin có thể bị quên lãng, hoặc nếu được lưu trữ đúng cách, sẽ được chuyển đến trí nhớ dài hạn. Trí nhớ ngắn hạn chỉ lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 15 – 30 giây và chỉ chứa từ 5 đến 9 mẩu thông tin (item of information). Trong khi đó, trí nhớ dài hạn có thời gian lưu trữ dài hơn rất nhiều (từ vài phút đến cả cuộc đời. Để thông tin có thể chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, người đọc cần nhắc lại hoặc tương tác với nó nhiều lần.
Retrieval Processes:
Retrieval là quá trình người đọc tiếp cận những thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ. Có 2 cách truy xuất thông tin:
Nhớ lại (recall)
Recognition (nhận diện)
Khi người đọc nhận diện (recognize) thông tin, người đọc có những gợi ý để giúp người đọc truy xuất lại thông tin đã được lưu trữ. Ví dụ, người đọc có thể dễ dàng nhận diện từ mới đã học khi bắt gặp trong một văn bản nào đó. Nhưng nhớ lại (recall) thông tin đã lưu trữ mà không có bất kỳ gợi ý nào lại khó khăn hơn rất nhiều. Và một trong những lí do chính người học tiếng Anh dễ dàng quên từ vựng đã học là do không thể truy xuất thông tin.
Cuối thế kỷ 19, nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus đã khám phá ra Đường cong Lãng quên (Forgetting Curve). Hermann Ebbinghaus khám phá ra rằng khả năng ghi nhớ thông tin giảm dần theo thời gian. Khi người đọc mới tiếp nhận thông tin mới, khả năng ghi nhớ thông tin đó là 100%.
Tuy nhiên, nếu không có sự tiếp cận lại, ôn tập lại thông tin đó phù hợp, người đọc sẽ nhanh chóng quên đi nhiều phần thông tin đã học. Đây chính là lý do khiến nhiều người học tiếng Anh không thể nhớ ra hay vận dụng những từ đã học. Đồng thời, ông cũng tìm ra rằng nếu có sự luyện tập, nhắc lại, thông tin sẽ được lưu trữ mạnh và lâu dài hơn. Dưới đây là những kỹ thuật giúp người học tiếng Anh tiếp nhận từ vựng hiệu quả hơn, lưu trữ lâu dài hơn và truy xuất, vận dụng dễ dàng hơn.
Remembering Vocabulary with Spaced Repetition Technique (The Method of Intermittent Repetition)
An Overview of Spaced Repetition Technique
Spaced Repetition Technique là kỹ thuật rất phổ biến để học và ghi nhớ kiến thức. Kỹ thuật này sử dụng một hiện tượng trí nhớ được gọi là Hiệu ứng ngắt quãng (Spacing effect). Hiệu ứng này chứng minh rằng bộ não con người hoạt động hiệu quả hơn khi chia việc học ngắt quãng theo thời gian. Điều này là do việc ngắt quãng quá trình học những thông tin mới cho phép những kết nối mới trong hệ thần kinh trở nên chắc chắn.
Quá trình này có thể được liên tưởng đến việc xây một bức tường gạch. Nếu người thợ xây chồng các viên gạch mới lên quá nhanh mà không để thời gian cho vữa (chất kết dính) giữa các viên gạch trở nên chắc chắn, người thợ đó sẽ không có một bức tường tốt. Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng sẽ giúp kiến thức mới được củng cố và tồn tại lâu hơn trong trí nhớ người học.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách “How we learn”, tác giả Benedict Carey đã giới thiệu nguyên lý “Forget to Learn” (Quên để học), trong đó chứng minh rằng học và ghi nhớ thông tin cần được trải dài và có thời gian nghỉ. Khi một thông tin được truy xuất lại sau một thời gian, thông tin đó sẽ được ghi nhớ lâu và sâu hơn.
Spaced Repetition Technique được hiểu đơn giản là kỹ thuật ngắt quãng thời gian học và ôn tập kiến thức, thời gian giữa những lần ôn tập sẽ được tăng dần để khai thác spacing effect. Trong việc học, Spaced Repetition có thể được áp dụng bằng cách sử dụng thẻ thông tin (flashcard) hoặc các phần mềm công nghệ, dựa trên Leitner system (hệ thống Leitner) – hệ thống ôn tập kiến thức nhiều lần trong khoảng thời gian ngắt quãng sử dụng Flashcard.
Applying Spaced Repetition Technique to English Vocabulary Memorization
Spaced Repetition Technique là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất để học từ vựng tiếng Anh. Một cách để sử dụng Spaced Repetition Technique là dựa trên hệ thống Leitner, dựa trên nguyên lý hoạt động như sau:
Bước 1: Người học chuẩn bị 5 hộp giấy tương ứng với 5 khoảng thời gian ôn tập:
Hộp 1: Ôn tập lại mỗi ngày
Hộp 2: Ôn tập lại cách ngày (2 ngày ôn tập lại 1 lần)
Hộp 3: Ôn tập lại mỗi tuần (lần ôn tập trước cách lần sau 1 tuần)
Hộp 4: Ôn tập lại 2 tuần 1 lần (lần ôn tập trước cách lần ôn tập sau 2 tuần)
Hộp 5: Dành cho những từ người học đã cảm thấy quen thuộc, có thể sử dụng dễ dàng (khoảng thời gian giữa những lần ôn tập dài hơn, hoặc đơn giản chỉ kiểm tra lại trước kỳ thi)
Bước 2: Với mỗi từ mới, người học sử dụng một tờ giấy với 2 mặt trống. Mặt trước của ghi từ mới kèm một câu ví dụ với từ đó để người học biết hoàn cảnh sử dụng từ, mặt sau ghi nghĩa của từ. Mỗi flashcard sẽ bắt đầu ở hộp 1. Khi kiểm tra hộp 1, từ nào người học có thể nhớ ra khi đọc nghĩa (hoặc nhớ ra nghĩa khi đọc từ và ví dụ) thì flashcard của từ đó sẽ được chuyển sang hộp 2. Tương tự, khi kiểm tra các flashcard trong hộp 2 (mỗi lần kiểm tra cách nhau 2 ngày), nếu người học đã nhớ từ nào thì flashcard đó sẽ được chuyển sang hộp 3. Lưu ý, với bất kỳ từ nào người học không nhớ, chiếc flashcard đó sẽ trở lại hộp 1.
Cụ thể, nếu ngày 1 người học có 2 từ mới: scholarship và internship, người học sẽ chuẩn bị 2 flashcard:
Flashcard 1: Mặt trước ghi “scholarship” kèm ví dụ: “He won a scholarship to Harvard”, mặt sau ghi nghĩa: “học bổng”
Flashcard 2: Mặt trước ghi “internship” kèm ví dụ: “Jane has a summer internship at a local TV station”, mặt sau ghi nghĩa: “kỳ thực tập”
2 flashcard này sẽ được để vào hộp 1. Sang ngày 2, trước khi học những từ mới khác, người học sẽ kiểm tra 2 từ đã học ở ngày 1. Nếu nhìn vào mặt trước của flashcard 1, người học nhớ ra nghĩa “học bổng” (hoặc nhìn vào mặt sau và nhớ ra từ “scholarship”), flashcard 1 sẽ được chuyển sang hộp 2. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt trước của flashcard 2 mà người học không nhớ được nghĩa, flashcard 2 sẽ ở lại hộp 1 và được kiểm tra lại vào ngày 3. Đến ngày 4, người học sẽ kiểm tra lại flashcard 1. Nếu người học vẫn nhớ từ “scholarship”, flashcard 1 sẽ được chuyển sang hộp 3, và được kiểm tra lại sau 1 tuần. Nhưng nếu người đọc chưa nhớ từ “scholarship”, flashcard 1 sẽ quay trở lại hộp 1, và được kiểm tra lại ngay ngày hôm sau.
Bằng cách này, người học sẽ có kế hoạch ôn luyện từ vựng phù hợp và hiệu quả, tương ứng với mức độ khó ghi nhớ của mỗi từ. Người học có thể đẩy nhanh tiến độ học từ bằng việc học thêm nhiều từ mới mỗi ngày. Tuy nhiên, luôn cần ôn luyện lại những từ đã học theo khoảng thời gian tương ứng.
Bên cạnh flashcard giấy, sử dụng phần mềm trên điện thoại, máy tính là một cách thuận tiện, tiết kiệm thời gian và công sức cho người học và giúp quá trình ôn luyện có trật tự, khoa học hơn. Các phần mềm phổ biến bao gồm Anki, Quizlet, SuperMemo… Trong đó, Anki là ứng dụng được nhiều người khuyên dùng với rất nhiều tính năng thuận tiện. Khi sử dụng, người học có thể chia từ vựng theo từng chủ đề như giáo dục, sức khoẻ,…. Sau đó, người học lần lượt điền từ mới và nghĩa nghĩa vào 2 mặt: front (mặt trước), back (mặt sau). Khi kiểm tra từ mới, người học sẽ đánh dấu từng từ theo mức độ: dễ nhớ, khó nhớ,…. và phần mềm sẽ tự tính khoảng cách ôn tập tương ứng với từng mức độ. Phần mềm còn có nhiều tính năng khác như cho phép người dùng chèn hình ảnh minh hoạ cho từng từ,… để giúp quá trình ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Some Considerations Regarding Spaced Repetition Technique
Spaced Repetition Technique là một phương pháp hiệu quả, nhưng yêu cầu sự kiên trì và cam kết (commitment). Vì các từ mới sẽ được kiểm tra lại theo các mốc thời gian nhất định, người học cần nghiêm túc tuân thủ để đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, việc viết tay flashcard, hay nhập từ mới vào máy tính/ điện thoại cũng tốn một khối lượng thời gian nhất định.
Nếu số lượng từ mới ngày càng nhiều, sử dụng flashcard giấy sẽ có nhiều khuyết điểm như: tốn nhiều nguyên liệu, không gian; tiến độ học từng từ khó được kiểm soát chính xác;….
Người học có thể tự điều chỉnh khoảng cách thời gian ôn luyện để phù hợp với tiến độ và khả năng học tập cá nhân.
Mnemonics (Technique for Memorizing New Knowledge by Creating Associations with Existing Close Information)
An Overview of Mnemonics
Mnemonics là phương pháp tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức mới bằng cách liên kết kiến thức mới với những điều thân thuộc với người học như hình ảnh, địa điểm,… Bộ não con người được chứng minh là ghi nhớ một thông tin hiệu quả hơn khi con người kết nối thông tin mới đó với những thông tin đã có sẵn. Khi nhớ một thông tin, người học sẽ dễ dàng nhớ ra những thông tin được kết nối với nó.
Mnemonics thường được sử dụng để học ngữ pháp, từ vựng, cách phát âm,… của một ngôn ngữ mới. Một số thiết bị ghi nhớ (mnemonics) phổ biến bao gồm:
The Method of Loci (Phương pháp Loci) (còn được biết đến với những tên gọi khác như Memory Palace (cung điện trí nhớ), Mind Palace,…): “Loci” trong tiếng Latin là “location”, “place” (địa điểm). Để sử dụng phương pháp Loci, người học hình dung trong đầu về một địa điểm quen thuộc (ngôi nhà, trường học,… rồi gắn những thông tin cần nhớ vào các hoạt động, vị trí trong địa điểm đó. Sau đó, người học tưởng tượng mình đang đi lại trong địa điểm quen thuộc đó để nhớ lại thông tin đã học. Mỗi thông tin đã được gắn với các hình ảnh, do đó, bộ não sẽ ghi nhớ tốt hơnAcronym (Viết tắt và đặt câu): Acronym là từ được cấu tạo từ chữ cái đầu của một nhóm từ khác. Ví dụ: UN là acronym của United Nations (Liên Hợp Quốc)).
Chunking (Kỹ thuật phân nhóm thông tin): Đây là kỹ thuật phân loại thông tin lớn thành những nhóm thông tin nhỏ hơn, liên quan đến nhau. Vì trí nhớ ngắn hạn của con người chỉ chứa 5 đến 9 mẩu thông tin, chia những thông tin lớn thành nhóm nhỏ sẽ giúp bộ não nhớ nhiều hơn, và dễ dàng hơn.
Applying Mnemonics to English Vocabulary Memorization
The Memory Palace Technique:
Bước 1: Người học hình dung một địa điểm quen thuộc, ví dụ là ngôi nhà của mình và các vị trí trong ngôi nhà.
Bước 2: Người học gắn các từ mới cần học vào các vị trí trong ngôi nhà. Nếu người học có 3 từ mới: electric heater (lò sưởi điện), novel (tiểu thuyết), và blanket (chăn), người học có thể tưởng tượng các hình ảnh sau:
Đang lạnh run vì vừa đi học về, bước vào nhà, người học thấy phòng khách ấm áp vì electric heater đang bật. Sau khi sưởi ấm một chút, người học vào phòng học lấy novel để đọc. Sau đó, người học vào phòng ngủ, lên giường, đắp blanket và đi ngủ.
Bước 3: Để ghi nhớ và ôn lại 3 từ trên, người đọc tưởng tượng lại khung cảnh ngôi nhà mình và các hoạt động.
Việc sử dụng The Method of Loci hiệu quả cho việc học từ vựng, bởi nó sử dụng elaborative rehearsal (tiến trình diễn tập tỉ mỉ để nhớ) bao gồm việc gán thêm bối cảnh, hình ảnh liên kết với nhau cho các từ mới cần học thay vì chỉ đơn thuần học thuộc từ mới đó.
Abbreviations:
Với 7 liên từ kết hợp: For, And, Nor, But, Or, Yet, So; người đọc sẽ dễ ghi nhớ hơn nếu nhớ theo acronym: FANBOYS
Vì những từ mới người học cần ghi nhớ có thể không thể hình thành acronym có nghĩa, dễ nhớ, phương pháp sử dụng acronym có thể không áp dụng được trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên, nếu có thể áp dụng, acronym vẫn là một cách ghi nhớ từ vựng hiệu quả, và sau đây là 4 bước để hình thành acronym:
Bước 1: Liệt kê các từ mới người học cần ghi nhớ
Bước 2: Gạch chân chữ cái đầu tiêu (hoặc 2, 3 chữ cái đầu tiên (nếu cần thiết)) của các từ đó
Bước 3: Sắp xếp các chữ cái đầu tiên đó thành acronym dễ nhớ
Bước 4: Luyện tập ghi nhớ bằng cách viết lại từng từ mới từ acronym
Grouping:
Để áp dụng phương pháp Chunking vào việc nhận diện và ghi nhớ từ vựng, người học có thể theo những bước sau:
Bước 1: Liệt kê các từ mới người học cần ghi nhớ. Ví dụ, người học cần học các từ: curriculum (chương trình giảng dạy), scholarship (học bổng), internship (kỳ thực tập), alumnus (cựu học sinh), overwork (làm việc quá sức)
Bước 2: Phân loại các từ mới vào các nhóm khác nhau. Người học có thể phân loại từ vựng theo các tiêu chí như:
Từ loại: phân loại các từ mới trong danh sách theo các nhóm: động từ, tính từ, danh từ, trạng từ,…
Cách phát âm tiếng Anh: gộp chung những từ có phát âm gần giống nhau (người học có thể ghi nhớ từ mới nhanh hơn vừa học cách phân biệt giữa các từ)
Nghĩa: phân loại các từ trong danh sách theo chủ đề
Với ví dụ trên, người học có thể dừa vào nghĩa để phân loại các từ thành 2 nhóm:
Từ vựng về chủ đề công việc: internship, overwork
Từ vựng về chủ đề học tập: curriculum, scholarship, alumnus
Step 3: Learning Vocabulary in Groups
Considerations on Mnemonics
Learners can utilize multiple mnemonics devices simultaneously to enhance memorization efficiency.
The mnemonics method requires learners to invest considerable time in application (time for mental imagery (method of Loci), time for creating acronyms, time for chunking, study and testing time for words, etc.)