Map là một trong các dạng bài IELTS Writing Task 1 cơ bản bên cạnh miêu tả Graph/Chart và Process. Tuy nhiên, cách tiếp cận và xử lý thông tin đối với dạng này vẫn còn tương đối mơ hồ đối với nhiều học viên. Nhận thấy những khó khăn mà người học phải đối mặt trong việc phân tích, xâu chuỗi thông tin để viết phần body, tác giả sẽ giới thiệu các cách thu thập và sắp xếp dữ kiện một cách logic, khoa học các thông tin đồng thời viết đoạn body dạng Map trong IELTS Writing Task 1.
Xác định cấu trúc của bài dạng Map
Phân loại theo không gian
Cách này thường được áp dụng cho các dạng Map hiện tại, nghĩa là không có bất kỳ sự thay đổi nào về các đối tượng theo thời gian. Trong thực tế, dạng này xuất hiện với tần suất tương đối thấp.
Ví dụ 1:
“Phương án kế hoạch xây dựng” như ví dụ trên thường là đặc trưng của dạng bản đồ hiện vì các đối tượng trên bản đồ không đổi tại một thời điểm cố định. Đối với dạng câu hỏi này, người viết chỉ cần so sánh hai phương án tương ứng với hai địa điểm được đề xuất. Do đó, bố cục của phần body của dạng Map sẽ chia làm hai đoạn, mỗi đoạn lần lượt miêu tả đặc điểm địa lý của S1 và S2.
Đối với dạng so sánh giữa các bản đồ, cách chia bố cục theo không gian thường được lựa chọn khi:
Có một đặc điểm nổi bật chia cắt địa điểm cần miêu tả thành những khu vực riêng biệt dễ nhận thấy.
Có quá nhiều thời điểm được đề cập đến trong bản đồ.
Lưu ý: Việc lựa chọn vật chia cách cũng cần hợp lý sao cho đối tượng cần miêu tả ở mỗi đoạn đều nhau.
Ví dụ 2: The diagram below shows the development of a particular area between 1965 and the present day.
Trong đề bài dạng Map trên có ba mốc thời gian được đề cập: 1965 (hiện tại) và 2010. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến dự định trong 2010 ít được thể hiện do đó không đủ để viết thành một đoạn thứ ba nếu chia theo bố cục thời gian. Cách tối ưu nhất để chia bố cục body trong trường hợp này là chia theo không gian vì sự khác biệt rõ rệt nhất trong hai bản đồ đó là một cây cầu bắc ngang dòng sông chia cắt phía bắc và phía nam, không nên lựa chọn vật chia cắt là dòng sông vì phía Đông có quá nhiều thay đổi cần đề cập còn phía Tây lại quá ít.
Phân chia theo thời gian
Thông thường, đoạn Body của bài dạng Map trong IELTS Writing Task 1 được chia bố cục theo thời gian khi đề bài yêu cầu so sánh hai bản đồ của cùng một địa điểm nhưng tại hai mốc thời gian xác định.
Ví dụ 3: The plans below show the layout of a university’s sports centre now, and how it will look after redevelopment.
(From Cambridge 13, Examination 4)Đề bài trên đưa ra hai bản đồ của cùng một địa điểm (University’s sports centre), tuy nhiên được thể hiện tại hai thời điểm khác nhau (present và future plan) với những thay đổi đáng kể. Do đó, phần body của bài dạng Map nên được chia thành hai đoạn tương ứng với hiện tại và tương lai.
Phối hợp thời gian - không thay đổi
Đối với một số trường hợp khi địa điểm được miêu tả có sự thay đổi về cả không gian và thời gian, học viên nên kết hợp chia bố cục theo không gian và thời gian như sau:
So sánh hai bản đồ của cùng một địa điểm nhưng tại hai mốc thời gian xác định.
Có một đặc điểm nổi bật chia cắt địa điểm cần miêu tả thành những khu vực riêng biệt dễ nhận thấy
Ví dụ 4: The maps below show Hunderstone town at present and a proposed plan for it.
Đề bài trên hội tụ hai đặc điểm:
Hai bản đồ được so sánh tại hai thời điểm cụ thể: hiện tại và tương lai, mỗi thời điểm có lượng đối tượng miêu tả tương đương nhau
Đường ray là đặc điểm nổi bật chia địa điểm thành hai khu vực riêng biệt với số đối tượng miêu tả đều nhau
Do đó, bố cục phần body có thể được chia như sau:
Đoạn 1: miêu tả phía Đông và Tây của đường ray ở hiện tại.
Đoạn 2: miêu tả những thay đổi được dự định thực hiện trong tương lai ở phía Đông và Tây của đường ray.
Nhóm các đối tượng có đặc điểm tương tự nhau
Trong một số dạng đề bài dạng Map của IELTS Writing task 1 khi cách chia theo không gian hay thời gian không tối ưu bởi địa điểm cần miêu tả có những đặc điểm sau:
Không có đặc điểm nổi bật chia cắt địa điểm cần miêu tả thành những khu vực riêng biệt dễ nhận thấy
Hai mốc thời gian được xác định rõ, tuy nhiên số lượng đối tượng cần miêu tả ở hai thời điểm không đều nhau
Ví dụ 5: The two maps below show an island, before and after the construction of some tourist facilities. Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.
Bản đồ ở đề bài này hội tụ các đặc điểm vừa phân tích trên:
Không có đặc điểm nổi bật nào để chia cắt hòn đảo thành những khu vực riêng biệt do đó không thể chia bố cục theo không gian
Tuy hai mốc thời gian được xác định rõ (before và after the construction) nhưng số lượng đối tượng cần miêu tả
Do đó, cách lựa chọn bố cục tối ưu nhất trong trường hợp này đó là nhóm các đối tượng có đặc điểm tương tự nhau: cùng loại hình, cùng chức năng hoặc cùng vị trí địa lý… Cụ thể đoạn body cho đề bài có thể chia thành 2 đoạn bằng cách nhóm các đối tượng theo cùng loại hình như sau:
Đoạn 1: miêu tả các toà nhà được xây dựng ở phía Tây và trung tâm đảo: accommodation, restaurant và reception
Đoạn 2: miêu tả những bổ sung về kết cấu hạ tầng giao thông (pier) và loại hình dịch vụ công cộng (beach used for swimming).
Các vấn đề cần giải quyết cho mỗi thành phần trong dạng Bản đồ
Đi sâu vào việc miêu tả bản đồ, người viết cần trả lời những câu hỏi sau đây đối với từng đối tượng được đề cập đến:
Đối tượng đó là gì? Vị trí ở đâu trên bản đồ?
Đối tượng đó thay đổi như thế nào theo thời gian?
Trở lại ví dụ 2 ở trên, tác giả lựa chọn chiều phân tích từ trên xuống dưới và từ trái qua phải để miêu tả sự thay đổi ở phía bắc của cây cầu:
Đối tượng cần đề cập | Vị trí trên bản đồ | Sự thay đổi |
The forest | On the left riverside | Be cleared |
A large car park | On the left riverside | Be built |
A small car park | On the right side of the river | Be built |
Houses and apartments | Along the river | Be constructed |
Các phương pháp liên kết thông tin trong phần Thân bài của dạng Bản đồ
Tiết kiệm thời gian lặp lại những thông tin giống nhau
Đảm bảo tính liền mạch và cô đọng của bài viết
Kết hợp theo cặp nguyên nhân – kết quả
Trở lại ví dụ 2, ta thấy có hai đối tượng khác nhau được đề cập tại cùng một vị trí trên bản đồ:
Đối tượng cần đề cập | Vị trí trên bản đồ | Sự thay đổi |
The forest | On the left riverside | Be cleared |
A large car park | On the left riverside | Be built |
Thay vì lặp lại hai lần thông tin vị trí của hai đối tượng này, ta có thể xâu chuỗi hai thông tin này lại với nhau như sau: “On the left riverside, the forest has been cleared to make way for a new large car park”. Trong đó, việc xây dựng a large new car park là nguyên nhân dẫn đến sự kiện the forest has been cleared.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc xâu chuỗi sự kiện bằng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả này phải khách quan và được dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi đề bài, không phải theo chủ kiến cá nhân của người viết.
Ở ví dụ 2, cách viết sau đây sẽ không được chấp nhận: “More houses and apartments were constructed along the river which has led to an increase in the population.” Lượng nhà ở tăng dẫn đến dân số tăng là một lý luận hợp lý, tuy nhiên đề bài không cung cấp thông tin về dân số khu vực nên đây là một chủ kiến cá nhân thiếu khách quan.
So sánh giữa hai đối tượng có liên quan trong dạng bài Bản đồ
Những đối tượng có đặc điểm tương tự hoặc đối nghịch nhau có thể được xâu chuỗi với nhau để so sánh bằng các linking methods: từ nối, đại từ thay thế…
Xét hai đối tượng trong ví dụ 2:
Đối tượng cần đề cập | Vị trí trên bản đồ | Sự thay đổi |
A large car park | On the left riverside | Be built |
A small car park | On the right side of the river | Be built |
Ở đây hai đối tượng này có những đặc điểm liên quan với nhau như sau:
Đều là car park và được xây dựng ở hiện tại.
Đối nghịch nhau về kích cỡ và vị trí: large – small, left – right (side of the river)
Do đó, chúng có thể được xâu chuỗi như sau: “On the left riverside, the forest has been cleared to make way for a new large car park. There is also a smaller one built on the other side of the river which can be accessed from the main road via a small path”. Cách viết này sẽ nâng cao độ mạch lạc và giá trị thông tin mang lại vì:
Vận dụng được các phương pháp liên kết (linking methods): từ nối (also), các đại từ thay thế (“other side” thay thế cho “right” và “one” thay thế cho “car park”).
So sánh về kích cỡ của hai đối tượng: tính từ dạng so sánh hơn “smaller”.
Áp dụng vào dạng Bản đồ
Bố cục bài viết: 2 đoạn được chia theo không gian tương ứng 2 khu vực, chiều phân tích từ trên xuống dưới và từ trái qua phải
Đoạn 1: On the northern side of the road bridge (Khu vực 1), the forest (Đối tượng 1) on the left riverside (Vị trí) has been cleared (Thay đổi) to make way for a large new car park (Đối tượng 2). There is also a smaller one (Đối tượng 3) built (Thay đổi) on the other side of the river (Vị trí) which can be accessed from the main road via a small path. Many houses and apartments (Đối tượng 4) were constructed (Thay đổi) along the river (Vị trí).
Đoạn 2: Phía nam của cầu (Khu vực 2), thêm những căn nhà (Đối tượng 5) cũng đã được xây dựng (Thay đổi) dọc theo con đường chính (Vị trí). Ngoài những công trình này, dự kiến sẽ có một số thay đổi khác vào năm 2010. Những phát triển này bao gồm một cây cầu bộ (Đối tượng 6) chạy song song với con đường chính (Vị trí), một bến tàu du lịch (Đối tượng 7) và một bãi đậu xe nhỏ (Đối tượng 8) gần đó (Vị trí).
Lưu ý:
Chữ màu đỏ là các phương pháp liên kết trong bài
Chữ in đậm màu đen chỉ vị trí
Chữ nghiêng: chỉ đối tượng
Chữ màu xanh chỉ sự thay đổi