Trong bài viết IELTS Writing Task 1, một trong hai yêu cầu mà thí sinh cần đáp ứng chính là tổng hợp được các đặc điểm nổi bật từ biểu đồ đề bài. Khả năng tổng hợp các đặc điểm nổi bật trong bài viết, bên cạnh phần Overview (tổng quan), còn thể hiện ở cách thí sinh chia đoạn thân bài. Tuy vậy, người học có thể gặp khó khăn khi chia đoạn thân bài Task 1, đặc biệt là với dạng bài có yếu tố xu hướng vì các hình mẫu biểu đồ vô cùng đa dạng. Vì thế, bài viết này sẽ phân tích các cách chia đoạn thông thường đối với dạng bài Task 1 có yếu tố xu hướng, nhằm hỗ trợ người học trong việc ôn luyện phần thi IELTS Writing.
Key Takeaways
Sự thành công trong việc nhóm các đặc điểm nổi bật thành hai đoạn thân bài là đặc điểm cần thiết nếu người học muốn đạt đến mức điểm cao hơn.
Hai trong năm hướng tiếp cận chia đoạn thông thường đối với bài viết Task 1 có yếu tố xu hướng là:
Chia đoạn theo các xu hướng tương đồng;
Chia đoạn theo các cặp xu hướng tương đồng - tương phản.
Phương pháp chia đoạn dựa theo các xu hướng tương đồng, hoặc theo các cặp tương đồng - tương phản chủ yếu dựa vào mẫu hình xu hướng của từng đối tượng.
Tầm quan trọng của việc chia đoạn hợp lý trong bài viết IELTS Writing Task 1
Mức điểm | Tiêu chí Task achievement | Tiêu chí Coherence & cohesion |
7 | Trình bày và nhóm các đặc điểm nổi bật được rõ ràng | Sắp xếp thông tin trong bài một cách hợp lý và có sự phát triển xuyên suốt. |
6 | Tương đối đạt yêu cầu trong việc trình bày và nhóm các đặc điểm nổi bật | Sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách mạnh lạc và có sự phát triển. |
Có thể thấy rằng, nhóm đặc điểm nổi bật là một nhiệm vụ rất quan trọng trong bài Task 1, và việc trình bày bài viết thành 2 đoạn thân bài là một công cụ để thể hiện khả năng nhóm này từ người viết. Cũng từ các thông tin trên, có thể thấy rằng việc nhóm các đoạn thân bài có thể cùng lúc ảnh hưởng đến cả hai tiêu chí của bài viết: Tiêu chí Task Achievement và tiêu chí Coherence - Cohesion.
Các phương pháp phổ biến để chia đoạn trong bài viết IELTS Writing Task 1 có yếu tố xu hướng
Xét ví dụ sau:
The chart shows the proportion of renewable energy in total energy supply in 4 countries from 1997 to 2010.
Ở biểu đồ trên, người học có thể gặp khó khăn trong việc chia đoạn do không tự tin được cách chia đoạn nào là tối ưu nhất. Người học có thể phân vân giữa hai phương án: (1) chia đoạn theo từng nước ; hay (2) chia đoạn theo từng năm.
Câu trả lời để giải đáp cho sự bối rối trên chính là một biểu đồ có thể tồn tại nhiều cách chia đoạn thân bài khác nhau. Điều quan trọng là người học thỏa mãn được mỗi đoạn thân bài có riêng một đặc điểm nổi bật.
Trong bài viết Task 1 có yếu tố xu hướng, có 5 cách chia đoạn thông dụng:
Chia đoạn theo các xu hướng tương đồng;
Chia đoạn theo các cặp xu hướng tương đồng - tương phản;
Chia đoạn theo đặc điểm độ lớn;
Chia đoạn theo cặp năm đầu - giai đoạn còn lại;
Chia đoạn theo từng giai đoạn thời gian.
Để có thể biết được biểu đồ nào thì thích hợp với cách chia đoạn nào, người học cần nhìn ra được các đặc điểm nổi bật nhất của biểu đồ, bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Xu hướng của từng đối tượng, nếu xét điểm đầu và cuối chu kì, là tăng hay giảm?
Số liệu lớn nhất và nhỏ nhất của từng đối tượng có đặc điểm như thế nào?
Từng mốc thời gian có sự thay đổi nào nổi bật? Biểu đồ có sự thay đổi về thì ngữ pháp hay không (quá khứ - hiện tại - tương lai)?
Trong giới hạn phạm vi bài viết, tác giả muốn tập trung phân tích hai cách chia đoạn đầu tiên, cũng là hai cách thông dụng nhất.
Phân đoạn theo các xu hướng tương đồng
Xét ví dụ sau:
The charts detail the proportion of Australian secondary school graduates who were unemployed, employed, or further education in 1980, 1990, and 2000.
Qua biểu đồ trên, người học có thể nhận thấy các đặc điểm nổi bật sau:
Tỉ lệ người theo học tiếp và tỉ lệ người thất nghiệp tại Úc đều giảm, nếu xét đầu và cuối chu kỳ.
Tỉ lệ người tìm được việc làm thì tăng.
Do đó, người học có thể chia đoạn thân bài như sau:
Đoạn 1: Mô tả và so sánh số liệu nhóm học sinh theo học tiếp hoặc thất nghiệp do hai đối tượng này có cùng xu hướng tăng.
Đoạn 2: Mô tả và so sánh số liệu nhóm học sinh có việc làm do nhóm này có xu hướng giảm.
Từ cách chia đoạn trên, người học có thể viết thành hai đoạn thân bài như sau:
In 1980, 50% of Australian secondary school graduates opted for pursuing higher education. In the following decade, this figure dropped significantly to 38%, before just slightly declining by 1% in another 10 years. Regarding the percentage of students who were unemployed after their graduation, the data registered 10% in 1980. Despite a slight rise to 12% in 1990, this figure witnessed a downward trend to 8% at the end of the period.
By contrast, the proportion of students who found jobs after secondary school graduation remarkably increased throughout the examined period. Starting at 40% in 1980, the figure for employed graduates rose to 55% in 2000, which was also the highest recorded data of all three periods.
Như vậy, để chia đoạn thân bài theo xu hướng tương đồng, người học viết theo cấu trúc: Đoạn 1 nói về các đối tượng cùng tăng; đoạn 2 nói về các đối tượng cùng giảm.
Phân đoạn theo các cặp xu hướng tương đồng - tương phản
Xét ví dụ sau:
The chart below gives information about computer ownership in the US from 1997 to 2012.
Với biểu đồ trên, giả sử người học chia đoạn thân bài theo cách sau: Đoạn (1) miêu tả số liệu của nhóm có 1, 2, và 3 máy vì 3 đối tượng này cùng tăng, và đoạn (2) miêu tả số liệu của nhóm không có máy nào vì đối tượng này có xu hướng giảm.
=> Người học có thể nhận thấy hai đoạn thân bài sẽ trở nên thiếu cân đối do đoạn 1 quá dài, trong khi đoạn 2 không có quá nhiều thay đổi nổi bật. Khi ấy, tính hợp lí khi chia đoạn sẽ không được đảm bảo.
Sau khi nhận xét thấy cách chia đoạn như đã đề cập ở phần 2.3 là chưa tối ưu, người học có thể thấy qua biểu đồ trên các đặc điểm sau:
Tỉ lệ người sở hữu 1 máy tính thì tăng, tỉ lệ người không có máy nào thì giảm. Nhóm sở hữu 1 máy đã thay thế nhóm không máy nào để trở thành thành phần phổ biến nhất.
Tỉ lệ người sở hữu 2 máy và 3+ máy thì có xu hướng tăng khá tương đồng nhau.
Do đó, người học có thể chia đoạn thân bài như sau:
Đoạn 1: Mô tả và so sánh số liệu nhóm 0 máy và 1 máy do cặp số liệu này có hình mẫu tương phản nhau.
Đoạn 2: Mô tả và so sánh số liệu nhóm 2 máy và 3+ máy do cặp số liệu này có hình mẫu tương đồng nhau.
Từ cách chia đoạn trên, người học có thể viết thành hai đoạn thân bài như sau:
In 1997, most people in the US (70% of the total population) did not own any personal computers. After 15 years, the percentage of people who had no computers decreased remarkably to under 20%. By contrast, although the proportion of one-computer owners in the US only accounted for about 28% in 1997, this figure rocketed to 50% just 6 years later. Such a group maintained the most popular computer ownership in the US from 2003 to 2012 at 50%, despite a slip of 4% in 2006.
Regarding the remaining categories, while the percentage of people who possessed two computers started at 5% in 1997, this figure for 3-or-more-computer owners accounted for only 1%. In 2012, the gap in such figures widened threefold, with the data for 2-computer 3-or-more-computer owners reaching 22% and 10%, respectively.
Như vậy, người học có thể chia đoạn thân bài theo các cặp xu hướng tương đồng - tương phản theo cấu trúc: Đoạn 1 nói về các đối tượng có mẫu hình xu hướng tương phản nhau; đoạn 2 nói về các đối tượng có mẫu hình xu hướng tương đồng nhau.
Thực hành
Đề bài 1:
The chart shows the percentage of people who accessed news from 4 sources from 1995 and projection to 2025
Phân tích:
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ TV: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ Radio: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ Newspaper: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ Internet: …………………..
Chia đoạn cho đề bài trên:
Đoạn 1: Miêu tả và so sánh số liệu của ………………………………………………………………
Đoạn 2: Miêu tả và so sánh số liệu của ………………………………………………………………
Lời giải gợi ý:
Phân tích:
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ TV: Có xu hướng giảm. Cũng cần lưu ý rằng số liệu dành cho TV luôn nằm ở vị trí cao nhất cho đến khi được dự đoán sẽ bị Internet vượt qua ở năm 2025.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ Radio: Giảm đáng kể và giảm xuyên suốt thời kỳ.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ Newspaper: Giảm đáng kể và giảm xuyên suốt thời kỳ. Điều đặc biệt là mẫu hình xu hướng của Newspaper rất tương đồng với xu hướng của Radio.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ người tiếp thu tin tức từ Internet: Có xu hướng tăng mạnh. Ở năm 2025, Internet được dự báo sẽ trở thành phương thức cập nhật tin tức phổ biến nhất.
Dựa vào các phân tích trên, người học có hai cách để chia đoạn cho đề bài trên:
Cách 1:
Đoạn 1: Miêu tả và so sánh số liệu của TV, Newspaper, và Radio do ba nhóm này đều có mẫu hình xu hướng giảm.
Đoạn 2: Miêu tả số liệu của Internet do đối tượng này có mẫu hình xu hướng tăng, sau đó đưa ra các phép so sánh nhất để nhận xét về vị trí ở năm 2025.
Cách 2:
Đoạn 1: Miêu tả và so sánh số liệu của TV và Internet do hai nhóm này có mẫu hình xu hướng tương phản nhau.
Đoạn 2: Miêu tả và so sánh số liệu của Radio và Newspaper do hai nhóm này có mẫu hình xu hướng tương đồng nhau.
Người học có thể tham khảo bài viết mẫu cho đề bài trên tại: Bài mẫu IELTS Writing Task 1 và Task 2 band 7 đề thi ngày 03/03/2022
Đề bài 2:
The pie charts indicate changes in the proportions of energy produced in a country from 1983 to 2003.
Phân tích:
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Hydropower: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Oil: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Nuclear Power: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Coal: …………………..
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Natural gas: …………………..
Chia đoạn cho đề bài trên:
Đoạn 1: Miêu tả và so sánh số liệu của ………………………………………………………………
Đoạn 2: Miêu tả và so sánh số liệu của ………………………………………………………………
Lời giải gợi ý:
Phân tích:
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Hydropower: Không đổi ở cả 2 năm.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Oil: Giảm nhẹ sau 20 năm.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Nuclear power: Tăng nhẹ sau 20 năm.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Coal: Giảm mạnh sau 20 năm.
Nhận xét về xu hướng của tỉ lệ năng lượng tạo ra từ Natural gas: Tăng mạnh sau 20 năm.
Dựa vào các phân tích trên, người học có hai cách để chia đoạn cho đề bài trên:
Cách 1:
Đoạn 1: Miêu tả và so sánh số liệu của Oil và Coal do hai đối tượng này có xu hướng giảm.
Đoạn 2: Miêu tả và so sánh số liệu của Nuclear power và Natural gas do hai đối tượng này có xu hướng tăng. Sau đó người học trình bày về số liệu của Hydropower trong 1 câu.
Cách thứ 2:
Phần 1: Trình bày và so sánh dữ liệu về Dầu và Năng lượng hạt nhân vì hai yếu tố này có sự tương phản với biến động nhỏ.
Phần 2: Trình bày và so sánh dữ liệu về Than và Khí tự nhiên vì hai yếu tố này có sự tương phản với biến động lớn. Sau đó, học viên mô tả dữ liệu về Thủy điện trong một câu.
Học viên có thể tham khảo bài mẫu cho đề bài này tại: Tổng hợp bài mẫu IELTS Writing Task 1 dạng Biểu đồ hình bánh - Đề bài 4