Tầm quan trọng của việc xác định thông tin chính (key features)
Phương pháp đọc biểu đồ
Đối tượng phân tích
Đối tượng phân tích thường được thể hiện trong câu hỏi hay dòng chữ lớn trên biểu đồ:
Ví dụ: Đối tượng của biểu đồ đường được gạch dưới cũng như khoanh tròn đỏ. Ngoài ra cũng cần chú ý các đối tượng trong phần chú thích biểu đồ (đóng khung đỏ)
The pie charts indicate changes in the proportions of energy produced in a country from 1983 to 2003.
Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.
Thời gian biểu đồ
Thời gian của biểu đồ thường được ghi trong câu hỏi. Tùy vào thời gian, có 2 loại biểu đồ như sau:
Loại tĩnh (static) : Thời gian cố định hay không có thời gian
Ví dụ:
Câu hỏi không giới hạn thời gianCâu hỏi có thời gian cụ thể là năm 2009Loại động (dynamic): Thời gian trải dài, từ quá khứ đến hiện tại, hiện tại đến tương lai, quá khứ đến tương lai hay đều trải dài trong quá khứ
Câu hỏi liên quan đến quá khứCác điểm đặc biệt khác
Ngoài ra, cần xác định những thông tin khác tùy loại biểu đồ như sau:
Biểu đồ đường
Cần xác định trục đứng, trục dọc và đơn vị mỗi trục:
Ví dụ:
Trục đứng chỉ distribution of household income as percentage với đơn vị là %
Trục ngang chỉ thời gian với đơn vị là năm
Biểu đồ cột
Cần xác định trục dục, trục ngang, đơn vị của mỗi trục, đối tượng của từng cột (đối với dynamic chart) hay nhóm cột (đối với static chart)
Ví dụ 1:
Trục đứng chỉ average amount of waste disposal với đơn vị là million tones
Trục ngang chỉ thời gian với đơn vị là năm
Ngoài ra, có 3 loại cột là landfill, burning và dumping at sea
Ví dụ 2:
Trục đứng chỉ percentage of suveryed British people với đơn vị là %
Trục ngang chỉ housing preferences
Ngoài ra, có 3 loại cột là Liverpool, London và Manchester cùng 4 nhóm cột là Apartments, terraced houses, detached houses và semi-detached houses.
Biểu đồ tròn
Cần xác định tên các mảnh bánh
Ví dụ:
Những thông tin quan trọng
Điểm cao nhất và điểm thấp nhất
Một trong những chi tiết trọng yếu mà thí sinh IELTS cần ưu tiên đó chính là số liệu lớn nhất và thấp nhất trong bài. Đối với từng dạng bài, những số liệu nêu trên có thể được biểu hiện qua nhiều cách khác nhau.
Đối với Bar chart, thí sinh sẽ quan sát cột cao nhất và cột thấp nhất
Như trong bar graph trên, thí sinh có thể nhanh chóng nhận thấy rằng cột thấp nhất là cột B và cột cao nhất là cột a, tương đương với số liệu thấp nhất là gần 400 và số liệu cao nhất là 1000.
Đối với Graph, số liệu cao nhất sẽ được thể hiện qua điểm nằm ở vị trí cao nhất và số liệu thấp nhất sẽ có thể được quan sát qua điểm ở vị trí thấp nhất.
Như ví dụ ở trên, thí sinh có thể quan sát được rằng đường của castle đạt được điểm cao nhất ở xấp xỉ 45% và đường hiển thị cho zoo thể hiện vị trí thấp nhất xấp xỉ 10%.
Cuối cùng, đối với Pie chart thì mảng nào lớn nhất sẽ cho ta biết được số liệu lớn nhất và mảng nhỏ nhất thì sẽ tương đương số liệu nhỏ nhất
Qua hình pie chart trên, ta có thể thấy rằng mảng lớn nhất (42%) sẽ thuộc về oil và mảng nhỏ nhất (4%) thuộc về hydropower.
Các đặc điểm có thể được so sánh
Thông thường, dạng bài writing task 1 sẽ cho chúng ta nhiều số liệu với mục đích xem ta có thể thấy được điểm tương đồng hay có sự khác biệt to lớn nào giữa các số liệu được đề ra hay không. Chẳng hạn như dề bài có thể đưa ra số liệu của ba quốc gia hoặc ba thành phố khác nhau và yêu cầu chúng ta phân tích để thấy sự khác biệt giữa chúng.
Ví dụ trong bar chart trên, ta có thể thấy rằng đề bài cho chúng ta số liệu phần trăm về chi tiêu của chính phủ cho phương tiện giao thông và đường xá trong 4 năm tại 4 thành phố khác nhau. Ở đây chúng ta có thể lấy số liệu từng năm của mỗi thành phố và so sánh xem số liệu phần trăm nào lớn hơn.
Tuy nhiên, thí sinh cần phải chọn lọc thông tin để đưa vào so sánh vì không thể so sánh mọi chi tiết được thể hiện trong đề trong thời gian quy định và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu chí coherence và cohesion do lặp từ và lặp cấu trúc quá nhiều.
Đầu tiên, các thí sinh cần chú ý những điểm tương đồng giữa các các số liệu được cho nếu có. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần tìm thấy những sự khác sau giữa những con số nổi bật trong biểu đồ
Qua biểu đồ này chúng ta có thể thấy rằng:
Giá thành của khách sạn ở trung tâm giữ nguyên ở mức $300 vào tháng 7 và tháng tám và giữ vị trí cao nhất ở cả tháng 11 và tháng 1 ở mức $400
Giá thành khách sạn ở biển không đổi vào tháng 3 và tháng 1.
Có sự chênh lệch rất lớn giữa giá cả của vùng biển và trung tâm vào những tháng 11, 3 và 1.
Điểm đặc biệt
Trong các dạng đề graph và chart của Writing task 1 sẽ thường xuyên xuất hiện những đặc điểm đặc biệt ở nhiều hình thức khác nhau.
Chẳng hạn như trong graph này, ta có thể thấy được hai điểm giao nhau giữa các đường của coal và gas cũng như nuclear và hydro. Đây có thể được xét như là hai điểm đặc biệt của biểu đồ này.
Điểm khởi đầu và kết thúc (đối với biểu đồ đường hoặc cột)
Một trong những đặc điểm thí sinh luyện thi IELTS thường bỏ quên đó chính là việc so sánh điểm bắt đầu và điểm kết thúc của một biểu đồ đường hoặc cột để cho thấy sự thay đổi theo thời gian của cột hoặc đường đó. Đây là một chi tiết quan trọng cho thấy thí sinh đã quan sát biểu đồ một cách toàn thể.
Về điểm này, thí sinh có thể nói thêm về vị trí của cột hay đường đó đã thay đổi như thế nào:
Cột (hoặc đường) đó từ vị trí thứ mấy lên vị trí thứ mấy?
Cột (hoặc đường) đó đã tăng lên hoặc hoặc giảm xuống bao nhiêu so với con số ban đầu?
Tendency chung của mỗi đối tượng:
Đối với những dạng bài cho những biểu đồ nằm ở những mốc thời gian khác nhau, việc cho thấy được sự thay đổi qua từng mốc thời gian đó của từng đối tượng là một yếu tố không thể thiếu trong bài writing task 1.
Những sự thay đổi này có thể là sự tăng vọt, sự giảm sút hoặc là sự dao động không nhất định.
Trong khi phân tích biểu đồ, thí sinh không nên nói quá chi tiết vào sự thay đổi của tất cả mọi mốc thời gian, thay vào đó chỉ nên chỉ ra xu hướng tổng quát của đối tượng và chỉ đưa ra nhận xét thêm nếu có một sự thay đổi bất ngờ.
Chẳng hạn như đối với bar chart này:
Sự thay đổi lớn nhất là đối với cột landfill giảm gần một nửa từ năm 2005 tới 2006 và có xu hướng giảm dần đều ở những năm kế tiếp.
Cột burning có xu hướng tăng dần
Cột dumping at sea dao động không tăng lên cao cũng không giảm nhiều
Ví dụ minh họa
Biểu đồ đường:
The graph below shows the number of enquiries received by the Tourist Information Office in one city over a six-month period in 2011.
Khoảng thời gian: từ tháng 1-6
Tên 3 loại đường:
In person (hỏi trực tiếp)
By letter/email (hỏi qua bưu điện/email)
By telephone (hỏi bằng điện thoại)
Thì sử dụng: các thì quá khứ (in 2011)
Xu hướng chung:
Số lượng người hỏi trực tiếp và bằng điện thoại có xu hướng tăng, ngược lại số lượng câu hỏi được gửi qua bưu điện hoặc email có xu hướng giảm
Số lượng người hỏi trực tiếp cho thấy sự thay đổi vượt bậc và rõ rệt nhất so với hai phương pháp còn lại
Cách viết overall:
It is clear that visitors to the city made more inquiries in person and via telephone, while letters or emails became less common choice. Also, the number of enquiries in person experienced the most dramatic change among the given methods.
Biểu đồ cột
The chart below shows the results of a survey about people’s coffee and tea buying and drinking habits in five Australian cities.
Đơn vị đo lường: phần trăm
Tên các thành phố: Sydney, Melbourne, Brisbane, Adelaide, Hobart
Tên 3 loại cột:
Bought fresh coffee in last 4 weeks (mua cà phê tươi trong 4 tuần qua)
Bought instant coffee in last 4 weeks (mua cà phê uống liền trong 4 tuần qua)
Went to a cafe for coffee or tea in last 4 weeks (tới quán cà phê để uống cà phê hoặc trà trong 4 tuần qua)
Thì sử dụng: các thì quá khứ (the last four weeks)
Xu hướng chung:
Thói quen ra quán cà phê để uống cà phê hoặc trà của mọi thành phố đều tương đối cao, trừ Adelaide
Ở cả 5 thành phố, phần trăm số người mua ‘’instant coffee’’ luôn cao hơn phần trăm số người mua ‘’fresh coffee’’ ở cả 5 thành phố
Cách viết Overall:
In general, going to a cafe to have coffee or tea was the most common habit, except in Adelaide. Additionally, the percentage of people buying instant coffee was always higher than that of those purchasing fresh coffee in all cities.
Biểu đồ tròn
The charts detail the proportion of Australian secondary school graduates who were unemployed, employed or further education in 1980, 1990, and 2000.
Đơn vị đo lường: phần trăm
Khoảng thời gian: 1980, 1990 và 2000
Tên 3 mảnh bánh
Unemployed (thất nghiệp)
Employes (có việc)
Further education (học cao)
Thì sử dụng: các thì quá khứ
Xu hướng chung:
Tỉ lệ % HS có việc tăng trong khi các loại còn lại giảm trong khoảng thời gian đưa ra.
Cách viết Overall:
In general, between 1980 and 2000, there was an increase in the percentage of Australian students who were employed, while there was a decrease in both the percentage of those pursuing higher education and those who were unemployed.
Tóm tắt
Source:
Guilfoyle, A. (2017). Tip 13: Incorporating significant aspects. In IELTS Writing Task 1 (pp. 81–83).
IELTS Writing Band Descriptors and Key Evaluation Criteria. IELTS. (n.d.). https://takeielts.britishcouncil.org/sites/default/files/ielts_writing_band_descriptors.pdf
Rogers, B., & Kenny, N. (2016). The Complete Guide to IELTS: Band 5.5-7+. National Geographic Learning.