Liệu người học có thể sử dụng những phương thức nào để giúp ích cho quá trình đọc hiểu của mình được nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả? Bài viết sẽ giới thiệu – kĩ năng Skimming là gì, đồng thời gợi ý cách thức cũng như những yếu tố cần thiết để Skimming hiệu quả nói riêng và hiệu quả đọc hiểu nói chung.
Skimming là gì?
Skimming (đọc lướt) đã từ lâu đã trở thành một phương pháp quan trọng trong kĩ năng đọc, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra khái niệm cho phương pháp này: Maxwell (1972) định nghĩa Skimming là “getting the main idea or gist of a selection quickly in a written text where the students develop powers of inference through systematic practice which encourages them to anticipate the content of a text” – hiểu nhanh ý tưởng chính hoặc ý chính của một đoạn cụ thể trong một văn bản một cách nhanh chóng và khuyến khích người học dự đoán nội dung của văn bản; họ sẽ phát triển khả năng suy luận thông qua việc thực hành có hệ thống phương pháp này.
Tương tự, Allen (1997) cũng chỉ ra “skimming technique is a useful tool to help students extract from the text key words that permit them to infer the general sense of a text, which lets them interpret a text faster and advance in the reading process” – kĩ năng Skimming là một công cụ hiệu quả giúp người học trích xuất từ văn bản các từ khóa cho phép họ suy ra ý nghĩa chung, đồng thời giúp họ diễn giải văn bản nhanh hơn và quá trình đọc hiểu diễn ra hiệu quả hơn.
Như vậy, người học có thể hiểu Skimming là phương pháp đọc lướt, sử dụng tốc độ di chuyển nhanh của mắt qua văn bản nhằm mục đích nắm được các ý chính và nội dụng tổng quan của văn bản.
Mục tiêu và sự quan trọng của Skimming
Áp dụng phương pháp Skimming trong việc đọc hàng ngày
Skimming là một phương pháp tương đối hữu ích cho việc đọc hiểu tài liệu. Vậy trong đời sống hàng ngày, người học có thể sử dụng phương pháp này khi nào?
Khi người học có ít thời gian và ngược lại có quá nhiều văn bản cần đọc
Khi đối diện với việc phải đọc hiểu một lượng tài liệu lớn trong thời gian ngắn, Skimming sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian của mình bằng cách xác định được những phần quan trọng cần học hay nghiên cứu sâu, thay vì đọc dàn trải cả những phần không thật sự cần thiết.
Không chỉ vậy qua một sô nghiên cứu, như nghiên cứu của Duggan, G. B. và Payne, S. J. (2009) đã chỉ ra rằng khi chỉ có một lượng thời gian hạn chế, người đọc thực sự có thể hiểu nhiều hơn về một đoạn văn bản khi đọc lướt để nắm thông tin chính thay vì bằng khoảng thời gian đó chỉ đọc theo trình tự được một phần của văn bản.
Khi người học muốn nâng cao hiệu quả của quá trình đọc hiểu
Bằng cách đọc lướt trước nội dung của văn bản hay một thông tin nào đó, người học sẽ nắm được ý chính của văn bản hay nắm được những thông tin quan trọng. Việc có mội cái nhìn tổng quan về văn bản sẽ tương đối hữu ích cho quá trình đọc hiểu khi người học quay lại và đọc toàn diện văn bản bởi theo một số nghiên cứu, như Maxwell (1972): trước hết điều này có thể kích thích sự tò mò của não bộ. Khi nắm được những ý chính của văn bản, não bộ sẽ đưa ra một số câu hỏi như: Vấn đề này có thể được giải thích như thế nào trong văn bản? Tại sao có thể kết luận như vậy? Điều này cũng sẽ giúp tăng sự tập trung của người học khi đọc hiểu văn bản để tìm kiếm câu trả lời, và tăng hiệu quả cho việc đọc hiểu cũng như tiếp nhận thông tin.
Không chỉ vậy, người học cũng có thể Skimming sau khi đã đọc toàn diện văn bản nhằm mục đích xem lại những thông tin quan trọng, ý chính cũng như ý kiến chủ đạo của tác giả. Việc này cũng khiến quá trình đọc hiểu trở nên hiệu quả hơn, giúp người đọc nhớ được thông tin lâu hơn cách đọc thông thường.
Khi người học đang đọc về một chủ đề đã hiểu biết và có nhiều kiến thức
Việc đọc đi đọc lại về một chủ đề mà người học đã biết đôi khi là không cần thiết, người học chỉ cần đọc lướt để nắm được ý chính của văn bản và tập trung vào những phần chưa hiểu rõ để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức, thông tin hơn.
Khi người học cần ôn tập cho một bài kiểm tra
Lượng kiến thức mà người học phải ôn lại để chuẩn bị cho một bài kiểm tra có thể là tương đối lớn. Người học cũng có thể sử dụng phương pháp Skimming để nắm được những thông tin quan trọng và quyết định xem nên đi sâu vào học phần nào để tiết kiệm thời gian đọc những phần không cần thiết.
Áp dụng phương pháp Skimming trong phần thi IELTS Reading
IELTS Reading là bài thi đánh giá kỹ năng đọc hiểu của thí sinh với 40 câu hỏi. Bài thi gồm 3 phần, mỗi phần là một bài đọc dài khoảng từ 1000 đến 1500 từ với thời gian làm bài là 60 phút. Như vậy, một trong những khó khăn lớn trong IELTS Reading là thí sinh phải xử lý một lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn. Vậy nên nếu không có những phương pháp làm bài hiệu quả, thí sinh sẽ khó có thể hoàn thành được phần thi này trước thời gian quy định.
Skimming là một phương pháp tương đối hữu hiệu trong bài thi này bởi nó giúp thí sinh có thể nắm được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập. Hơn nữa, việc nắm bắt được những thông tin quan trọng đó cũng quyết định xem thí sinh có nên đi sâu vào đọc hiểu đoạn đó hay không. Ứng dụng cụ thể của Skimming trong bài thi IELTS Reading sẽ được làm rõ trong phần sau của bài viết.
Các bước để thực hiện Skimming và các yếu tố cần thiết để Skimming hiệu quả
Đọc nhanh mục lục hoặc phần giới thiệu
Khi đọc một cuốn sách, nghiên cứu,… người đọc có thể tìm thấy những phần như mục lục, introduction hoặc overview – giới thiệu chung những nội dung sẽ có trong văn bản đó. Ở đây, người học có thể dễ dàng nắm được các nội dung chính và có thể lựa chọn nội dung thật sự cần thiết để đi sâu vào nghiên cứu, thay vì phải đọc hết cả một cuốn sách. Đồng thời, những phần này – nhất là đối với các nghiên cứu, cũng thường chỉ ra hướng đi, cách tác giả triển khai thông tin, sẽ giúp cho quá trình đọc hiểu của người học hơn.
Đọc tiêu đề và tiêu đề phụ nếu có (heading & sub heading)
Đối với những bài báo hay văn bản ngắn hơn, không có mục lục hay phần giới thiệu, cách nhanh nhất để người học nắm được nội dung chính của văn bản là nghiên cứu tiêu đề và tiêu đề phụ (nếu có) của chúng.
Ví dụ tiêu đề của một bài báo là: “Reducing the Effects of Climate Change”, và tiêu đề phụ ở dưới là “Mark Rowe reports on the increasingly ambitious geo-engineering projects being explored by scientists”. Như vậy, người học có thể hình dung được ngay bài báo này sẽ nói về vấn đề gì. Tiêu đề chính sẽ là nội dung tổng quát nhất của văn bản – giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề khí hậu, tiêu đề phụ sẽ đi vào cụ thể hơn để người học dễ hình dung – cách thức ở đây chính là “geo-engineering” – kỹ thuật can thiệp khí hậu.
Đọc kỹ đoạn văn đầu tiên
Đoạn mở đầu là một phần tương đối quan trọng, vì tác giả có thể dùng nó để dẫn dắt người đọc đi vào vấn đề. Người đọc có thể thu thập được những khái niệm hoặc nội tổng quan của văn bản. Vậy nên đoạn này cần được người học nghiên cứu kĩ lưỡng hơn.
Đọc câu mở đầu (topic sentence) của các đoạn còn lại và quét mắt để tìm ý chính
Câu mở đầu thường chứa ý chính của toàn đoạn. Tuy nhiên, nếu câu mở đầu là một câu hỏi thì đoạn văn sau đó rất có thể sẽ đi vào tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi, và câu cuối đoạn sẽ là câu kết luận nên người học cũng cần chú ý tới câu này.
Còn xuyên suốt trong văn bản, người học chỉ đọc lướt để hiểu được ý chính bằng cách chú ý vào:
-
Các câu chủ đề phụ, thường bắt đầu bằng các từ First, second,… hoặc tương tự – nhằm nêu lên những luận điểm cụ thể hơn so với câu chủ đề. Các câu sau đó, nhằm đưa ra luận cứ phát triển, chứng minh cho luận điểm này người học có thể đọc lướt qua.
Các content words – những từ quan trọng chứa nội dung chính của câu như danh từ, động từ, tính từ.
Các keywords như tên người, địa danh, sự vật hiện tượng, sự kiện
Các từ được in đậm, highlight.
Đọc kỹ đoạn văn cuối cùng
Cũng như đoạn mở đầu, đoạn kết thúc cũng tương đối quan trọng. Tác giả thường đưa ra những kết luận cho vấn đề được nêu lên xuyên suốt văn bản tại đây. Người học nên tập trung hơn vào đoạn này.
Yếu tố quan trọng để thực hiện Skimming hiệu quả
Quan trọng nhất trong Skimming là không cần phải đọc hết tất cả các từ
Trong một số tình huống cụ thể như đọc để sửa lỗi (hành văn, chính tả, diễn đạt,…) hay đọc các tác phẩm văn học như thơ ca, truyện ngắn, đọc các công thức toán học,… người học cần thật sự đọc hiểu toàn diện và nghiên cứu kĩ càng mới có thể đạt được mục đích của mình, như phân tích dụng ý dùng từ của tác giả hay hiểu được công thức toán học. Tuy nhiên, trong thực tế, khi chỉ muốn tiếp thu được thông tin, tri thức, người học có thể sử dụng phương pháp đọc lướt với đa số các loại văn bản.
Tuy vậy, khi đọc hiểu, nhất là khi đọc các văn bản không được viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ – như Tiếng Anh, người học thường có một nhận định rằng cần phải đọc hết tất cả các từ trong văn bản mới có thể hiểu được nội dung một cách toàn diện.
Nghiên cứu của Maxwell (1972) đã cho thấy chỉ bằng đọc lướt những từ khóa quan trọng trong câu, người học cũng có thể hiểu được nội dung của câu đó. Bằng chứng là khi loại bỏ một số từ được coi là không cần thiết trong câu, người học vẫn có thể suy ra được ý nghĩa của câu đó. Các từ này chỉ được thêm vào với mục đích làm cho câu đúng ngữ pháp hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú hơn. Ví dụ cho câu văn:
“It is true that millions of years ago, many ancient species of animals, such as dinosaurs, were wiped out due to a gradual shift in climate and changing sea levels, according to some hypotheses.
Nếu chỉ có các từ ngữ như: “ancient species, wiped out, shift in climate, changing sea level” – người học cũng có thể nắm được thông tin chính là các loài động vật bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và mực nước biển.
Như vậy, khi đọc văn bản, một trong những chướng ngại lớn nhất khiến người học không thể đọc lướt là nỗi sợ bỏ sót một từ vựng nào đó dẫn đến việc không hiểu được nội dung của câu văn. Điều này không chỉ làm người học không thể đọc lướt mà còn dễ dẫn tới xu hướng đọc đi đọc lại một câu để hiểu rõ ý, làm giảm cả tốc độ đọc nói chung. Trước hết, người học nên loại bỏ tâm lý này, và luyện tập phương pháp Skimming để thấy được hiệu quả của nó.
Kỹ năng nhận biết từ khóa
Như đã giới thiệu qua ở các phần trên, keywords là những từ khóa mang nội dung chính của câu, thường là các danh từ, động từ, tính từ.
Ví dụ ở trong câu sau:
“Firstly, one of the main causes of this problem is that the majority of high school students live with their parents and are completely financially dependent upon them”
Như vậy, chỉ dựa vào việc đọc các keywords đã được gạch chân, người học có thể nắm được thông tin trong bài: học sinh trung học hoàn toàn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ.
Nghiên cứu của Maxwell (1972) cũng chỉ ra rằng khi người học chỉ đọc lướt và lọc ra những từ khóa, bộ não sẽ có chức năng liên kết những từ khóa này theo một mối quan hệ nhất định – điều này khiến người học có thể hiểu được nội dung chính của văn bản dù chỉ đọc lướt một số từ.
Trong quá trình luyện tập Skimming, người học nên rèn luyện khả năng nhận diện được các keywords này. Sau một thời gian, người học có thể sẽ lọc được ra những từ khóa này ngay trong quá trình đọc lướt mà không phải mất nhiều nỗ lực.
Kỹ năng nhóm từ thành cụm khi đọc để Skimming nhanh hơn
Một kĩ năng nữa cũng cần thiết cho quá trình Skimming là nhóm cụm từ khi đọc để có thể đọc được nhanh hơn. Các từ nên được nhóm lại thành các cụm theo chức năng, thành phần của câu như chủ ngữ, cụm động từ, tân ngữ. Điều này không chỉ giúp cải thiện kĩ năng đọc hiểu mà còn giúp người học đọc lướt được nhanh hơn. Để làm được điều đó, người học phải có nhận thức về các thành phần trong câu. Một câu luôn có hai thành phần là chủ ngữ (subject) và động từ chính (verb). Ngoài ra, câu có thể có những thành phần như sau:
S (Chủ ngữ) + V (Động từ) + Object (Tân ngữ) + Subordinate (Các thành phần bổ ngữ)
Ví dụ trong câu dưới đây, có thể xác định các thành phần câu như sau:
“Having a job that provides meaning to a person’s life / brings / a sense of purpose
Subject Verb Object
and fulfillment, / which are two of the key ingredients for true happiness.”
Subordinate
Như vây, khi đã nắm được những thành phần của câu, người học sẽ có thể di chuyển mắt để đọc các từ theo cụm, giúp cho việc đọc lướt lấy ý chính diễn ra nhanh hơn. Người học hãy thử ứng dụng điều này trong ví dụ ở trên:
Having a job that provides meaning to a person’s life/ brings/ a sense of purpose and fulfillment, / which are two of the key ingredients for true happiness.
Áp dụng Skimming trong phần thi IELTS Reading
Cần đọc lướt qua văn bản đễ nắm được nội dung tổng thể và định vị được một số thông tin quan trọng để có thể nhanh chóng tìm kiếm lại ý kiến, thông tin đó trong bài khi trả lời câu hỏi.
Sau khi đã Scan được từ khóa cần tìm, người học cũng nên đọc lướt để nhanh chóng kiểm tra xem mình đã định vị được đúng phần thông tin đang tìm kiếm để trả lời câu hỏi hay không. Sau đó đọc kỹ lại phần thông tin quan trọng này.
Các bước để Skimming trong IELTS Reading cũng tương tự như khi Skimming các văn bản thông thường
Đọc tiêu đề chính và tiêu đề phụ (nếu có)
Đọc kỹ đoạn văn đầu tiên nếu thấy đoạn này có tiềm năng chứa đựng một số nội dung tổng quan.
Đọc câu mở đầu của các đoạn còn lại và đọc lướt phần sau để lấy ý chính
Đọc kỹ đoạn cuối cùng.
Trong khi Skimming, người học nên đi trả lời được một số câu hỏi cơ bản như sau về văn bản:
Dạng văn bản ở đây là gì? (Đơn thuần để miêu tả một sự vật sự việc, hay để bàn luận, chứng minh, phản bác lại một quan điểm nào đó?)
Nội dung chính của văn bản là gì?
Tác giả có quan điểm ủng hộ, trung lập, hay đối lập trong văn bản?
Người học có thể ứng dụng Skimming trong đoạn văn bản sau, trích từ Cambridge Practise Test 12 – Reading Test 1. Dựa theo phương pháp Skimming đã được hướng dẫn ở trên, người đọc cần chú ý vào những phần được highlight, và đọc lướt qua các keywords của những phần còn lại để nắm được nội dung tổng quan. Sau đó người học hãy thử trả lời câu hỏi.
Cork
Cork – the thick bark of the cork oak tree (Quercus suber) – is a remarkable material. It is tough, elastic, buoyant, and fire-resistant, and suitable for a wide range of purposes. It has also been used for millennia: the ancient Egyptians sealed their sarcophagi (stone coffins) with cork, while the ancient Greeks and Romans used it for anything from beehives to sandals.
And the cork oak itself is an extraordinary tree. Its bark grows up to 20 cm in thickness, insulating the tree like a coat wrapped around the trunk and branches and keeping the inside at a constant 20oC all year round. Developed most probably as a defence against forest fires, the bark of the cork oak has a particular cellular structure – with about 40 million cells per cubic centimetre – that technology has never succeeded in replicating. The cells are filled with air, which is why cork is so buoyant. It also has an elasticity that means you can squash it and watch it spring back to its original size and shape when you release the pressure.
Cork oaks grow in a number of Mediterranean countries, including Portugal, Spain, Italy, Greece and Morocco. They flourish in warm, sunny climates where there is a minimum of 400 millimetres of rain per year, and not more than 800 millimetres. Like grape vines, the trees thrive in poor soil, putting down deep roots in search of moisture and nutrients. Southern Portugal’s Alentejo region meets all of these requirements, which explains why, by the early 20th century, this region had become the world’s largest producer of cork, and why today it accounts for roughly half of all cork production around the world.
Most cork forests are family-owned. Many of these family businesses, and indeed many of the trees themselves, are around 200 years old. Cork production is, above all, an exercise in patience. From the planting of a cork sapling to the first harvest takes 25 years, and a gap of approximately a decade must separate harvests from an individual tree. And for top-quality cork, it’s necessary to wait a further 15 or 20 years. You even have to wait for the right kind of summer’s day to harvest cork. If the bark is stripped on a day when it’s too cold – or when the air is damp – the tree will be damaged.
Cork harvesting is a very specialised profession. No mechanical means of stripping cork bark has been invented, so the job is done by teams of highly skilled workers. First, they make vertical cuts down the bark using small sharp axes, then lever it away in pieces as large as they can manage. The most skilful cork-strippers prise away a semi-circular husk that runs the length of the trunk from just above ground level to the first branches. It is then dried on the ground for about four months, before being taken to factories, where it is boiled to kill any insects that might remain in the cork. Over 60% of cork then goes on to be made into traditional bottle stoppers, with most of the remainder being used in the construction trade. Corkboard and cork tiles are ideal for thermal and acoustic insulation, while granules of cork are used in the manufacture of concrete.
Recent years have seen the end of the virtual monopoly of cork as the material for bottle stoppers, due to concerns about the effect it may have on the contents of the bottle. This is caused by a chemical compound called 2,4,6-trichloroanisole (TCA), which forms through the interaction of plant phenols, chlorine and mould. The tiniest concentrations – as little as three or four parts to a trillion – can spoil the taste of the product contained in the bottle. The result has been a gradual yet steady move first towards plastic stoppers and, more recently, to aluminium screw caps. These substitutes are cheaper to manufacture and, in the case of screw caps, move convenient for the user.
The classic cork stopper does have several advantages, however. Firstly, its traditional image is more in keeping with that of the type of high quality goods with which it has long been associated. Secondly – and very importantly – cork is a sustainable product that can be recycled without difficulty. Moreover, cork forests are a resource which support local biodiversity, and prevent desertification in the regions where they are planted. So, given the current concerns about environmental issues, the future of this ancient material once again looks promising.
Câu hỏi
What is the main idea of the paragraph:
To introduce cork as a type of material.
To describe the process of harvesting cork.
To discuss the usage of cork.
Sau khi thực hiện đọc lướt - Skimming, người đọc có thể hiểu được ý chính của đoạn văn mà không cần phải dành quá nhiều thời gian để đọc hết. Ở đây, đáp án là A - đoạn văn giới thiệu về vật liệu cork. Tuy trong bài đọc cũng có đề cập đến quá trình thu hoạch cork và việc sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày, nhưng điều này không phải là ý chính của cả bài văn mà chỉ là một phần nhỏ trong đoạn văn đó.