Câu bị động và các dạng bài tập liên quan là một điểm ngữ pháp chính trong chương trình tiếng Anh trung học. Điểm ngữ pháp này đặc biệt quan trọng đối với các bạn học sinh vì không chỉ xuất hiện trong các bài kiểm tra học kì mà còn thường xuyên xuất hiện trong những đề tuyển sinh cấp ba và tuyển sinh đại học. Đa phần, câu bị động và các dạng bài tập (thường gặp nhất là viết lại câu ở dạng bị động) được các bạn học sinh giải quyết theo hướng học thuộc công thức và áp dụng để hoàn thành bài tập. Việc học thuộc công thức này sẽ có lợi cho học sinh trong một khoảng thời gian vừa bắt đầu học. Tuy nhiên, về lâu dài, khi không còn hoặc ít khi làm lại dạng bài tập câu bị động, các công thức sẽ bị lãng quên, dẫn đến làm bài với nhiều sai sót khi ôn tập lại kiến thức cũ. Do đó, thông qua bài viết này, tác giả muốn giới thiệu đến thí sinh về bản chất công thức của câu bị động, từ đó hiểu và áp dụng cho các dạng bài tập liên quan mà không cần dày công học thuộc các công thức.
Key takeaways
Giới thiệu về bản chất công thức của câu bị động: BE + V3/ED
Áp dụng để hoàn thành dạng bài tập viết lại câu
Cấu trúc cơ bản của câu bị động
Tense | Active | Passive |
Simple Present | S + V + O | S+be +P2 + by + O |
Present Continuous | S + am/is/are + V-ing + O | S+ am/is/are + being+ P2 + by + O |
Present Perfect | S + has/have + P2 + O | S + has/have + been + P2 + by + O |
Simple Past | S + V-ed + O | S + was/were + P2 + by + O |
Past Continuous |
S + was/were + V-ing + O | S+ was/were + being+ P2 + by + O |
Past Perfect | S+ had + P2+O | S + had + been + P2 + by + O |
Simple Future | S + will/shall + V + O | S + will + be + P2 + by + O |
Future Perfect | S + will/shall + have + P2 + O | S + will + have + been + P2 + by + O |
Be + going to | S + am/is/are + going to + V + O | S + am/is/are + going to + be + P2 + by + O |
Model Verbs | S + modal verb + V + O S + modal Verb + have +P2 | S + modal verb + be + P2 + by + O S + modal Verb + have been +P2 |
Trên đây là các công thức tổng quát về dạng chủ động và bị động của câu với các thì tương ứng. Đối với những học sinh lần đầu tiếp xúc với dạng câu này, họ thường bị ngộp bởi quá nhiều công thức và quá nhiều sự biến đổi cũng như thêm thắt từ vựng trong cùng một câu. Đặc biệt, đối với công thức của các thì phức tạp như Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous) hay Tương lai hoàn thành (Future Perfect), học sinh sẽ rất dễ nhầm lẫn các công thức với nhau. Do đó, việc học thuộc và áp dụng các công thức trên vào bài tập không thực sự dành cho những bạn học sinh không có khả năng học thuộc tốt và trí nhớ lâu.
Vì lý do trên, bảng công thức không thật sự quá cần thiết đối với những học sinh cần cách học dễ hiểu và dễ áp dụng hơn. Thực chất, đối với dạng câu bị động, học sinh chỉ cần chú ý đến hai điều quan trọng sau:
Chủ từ của câu bị động không thể tự thực hiện hành động, và động từ trong câu bị động phải là ngoại động từ (động từ bắt buộc có tân ngữ theo sau).
Cấu trúc cơ bản của câu bị động là BE + V3/ED. Như vậy, khi viết lại câu ở dạng bị động, học sinh cần bảo đảm có được cấu trúc này.
Đối với ý đầu tiên, khi làm dạng bài chia dạng động từ, thí sinh cần nhớ xem xét chủ từ của câu. Khi chủ từ không thể tự mình thực hiện hành động, đồng thời động tự được cho là ngoại động từ, thì câu đấy vừa phải chia thì vừa phải chia bị động.
Áp dụng tri thức về câu bị động vào ví dụ
Nhận thấy, ngữ cảnh trong câu này là tai nạn đã xảy ra, cho nên đám trẻ phải được đưa đến bệnh viện. Như vậy, chủ từ “the children” trong câu này không thể tự thực hiện hành động, do đó, bên cạnh việc chia động từ ở thì quá khứ đơn, học sinh cần chia thêm dạng bị động:
The children were taken to the hospital after the accident happened.
Đối với lưu ý thứ hai, khi hiểu được bản chất cấu trúc này, học sinh có thể dễ dàng viết lại câu bị động với các bước sau mà không cần học thuộc công thức:
Bước 1: xác định các thành phần chủ từ, động từ và tân ngữ của câu gốc ban đầu
Bước 2: viết lại tân ngữ ở câu gốc thành chủ từ cho câu bị động
Bước 3: thêm chữ “be” vào trước động từ chính, sau đó chia “be” theo dạng động từ ban đầu ở câu gốc
Bước 4: động từ chính được viết lại theo dạng V3/ed, như vậy cấu trúc BE + V3/ED đã được hình thành
Để dễ hiểu hơn, các bạn thử áp dụng vào bài tập mẫu dưới đây:
Jim baked this cake yesterday.
-> ………………………………..
Áp dụng lần lượt các bước trên. Bước 1, học sinh xác định được chủ từ là “Jim”, động từ là “baked”, tân ngữ là “this cake”.
Áp dụng bước 2, học sinh đưa tân ngữ lên làm chủ từ của câu bị động. Như vậy, câu này được viết thành:”This cake…”
Bước 3, thêm “be” vào trước động từ, học sinh sẽ có câu sau:”This cake be baked...”. Sau đó, học sinh nhận thấy dạng động từ ban đầu là dạng V2, vậy nên các bạn sẽ chia chữ “be” ở dạng V2 sao cho phù hợp với chủ từ mới. Chủ từ bị động là số ít, nên học sinh viết “be” thành “was”, từ đó có câu sau:”This cake was baked…”
Áp dụng bước 4, học sinh chia động từ chính theo dạng V3/ed, sau đó thêm các thành phần cần thiết. Ở câu ví dụ này, hành động được thực hiện bởi Jim, cho nên câu hoàn chỉnh được viết như sau:
This cake was baked by Jim yesterday.
So sánh lại với bảng công thức ban đầu đối với câu bị động của thì quá khứ đơn: S + was/were + P2 + by + O.
Như vậy, học sinh có thể áp dụng các bước đơn giản để viết lại dạng câu bị động mà không cần học thuộc công thức, chỉ cần hiểu được bản chất cấu trúc của dạng câu này.
Áp dụng các bước trên, học sinh hãy viết lại các câu dưới đây thành câu bị động:
1. They keep this room tidy all the time.
2. They are going to build a new bridge next year.
3. How are you going to deal with this problem?
Hướng dẫn giải
1. They keep this room tidy all the time.
Chủ từ: they, động từ: keep, tân ngữ: this room
Áp dụng bước 2 và 3: This room be keep tidy all the time.
Học sinh xét động từ ban đầu, “keep” đang ở dạng hiện tại đơn nên các bạn chia “be” theo dạng hiện tại đơn phù hợp với chủ từ bị động: This room is keep tidy all the time.
Áp dụng bước 4, học sinh chia cột 3 của động từ “keep”và viết câu hoàn chỉnh:
=> This room is kept tidy all the time.
Lưu ý: đối với các chủ từ ban đầu không xác định rõ đối tượng như “they”, “someone”, “anyone”,… thì học sinh không cần thêm “by O” vào câu bị động.
2. They are going to build a new bridge next year.
-> A new bridge is going to be build next year.
=> A new bridge is going to be built next year.
3. How are you going to deal with this problem?
Đối với dạng câu hỏi có Wh-word, các bạn học sinh chỉ cần bỏ Wh-word, viết lại câu nghi vấn thành câu khẳng định, sau đó thực hiện các bước tương tự rồi đổi câu bị động vừa viết được thành dạng nghi vấn.
-> How you are going to deal with this problem? (Bỏ Wh-word và viết lại câu gốc thành dạng câu khẳng định)
-> This problem is going to be deal with? (thực hiện bước 2 và 3)
-> This problem is going to be dealt with? (thực hiện bước 4)
-> Is this problem going to be dealt with? (chuyển câu bị động vừa viết được thành câu nghi vấn)
=> How is this problem going to be dealt with? (thêm Wh-word đã bỏ vào đầu câu, học sinh có được câu hoàn chỉnh.)
Bài tập liên quan đến câu bị động
1. Someone stole my bike.
2. My father is going to water the plants tomorrow.
3. They will sell that car next month.
4. Did she clean the kitchen?
5. How do you spend this amount of money?
6. Mr. Mike taught us how to pronounce correctly.
7. They had to cancel the flight because of the harsh weather.
8. Emma had ordered this ticket for her mother.
9. Have you sent the Christmas cards to your family?
10. They crush limestone and clay to form a powder.
Đáp án:
1. My bike was stolen. (“someone” chưa xác định rõ cho nên không cần vế “by O”)
2. The plants are going to be watered by my father tomorrow. (nơi chốn - by O - thời gian)
3. That car will be sold next month. (“they” chưa xác định rõ nên không cần ghi ”by them”)
4. Was the kitchen cleaned?
5. How is this amount of money spent?
6. We were taught how to pronounce correctly by Mr. Mike.
7. The flight had to be canceled because of the harsh weather.
8. This pass had been arranged for Emma’s mother.
9. Have the holiday cards been dispatched to your family?
10. Limestone and mud are smashed to shape a fine powder.