1. Cách tăng chiều cao nhanh với thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc bổ sung chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Theo nghiên cứu, trẻ cần tiêu thụ khoảng 2.400 calo mỗi ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
1.1. Các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ
Cha mẹ nên chú ý bổ sung đủ các dưỡng chất sau vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ:
Canxi
Dưỡng chất này có thể được cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày, giúp phát triển cơ xương của trẻ trong giai đoạn dậy thì. Các loại thực phẩm nên bao gồm rau màu xanh, trái cây, hải sản, sữa,...
Nên cung cấp canxi từ nguồn tự nhiên thông qua khẩu phần ăn hàng ngày, tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng hoặc viên uống canxi. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Sắt
Sắt không chỉ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chiều cao mà còn là dưỡng chất cần thiết cho các bé gái khi bắt đầu vào kỳ kinh nguyệt (giai đoạn dậy thì). Sắt được tìm thấy nhiều trong các loại rau xanh và thực phẩm chứa đạm như thịt và cá.
Một số loại thực phẩm giàu sắt nên được bổ sung hàng ngày
Các loại vitamin
Cung cấp đủ các loại vitamin nhóm A, B, C, D theo tỷ lệ phù hợp để cơ thể hoạt động hiệu quả và tăng cường sự phát triển chiều cao. Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng từ 300 đến 500 mg vitamin để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Chất đạm
Nhu cầu về chất đạm của trẻ trong giai đoạn dậy thì cao hơn so với người trưởng thành. Ngoài việc giúp phát triển cơ bắp, chất đạm còn có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện phát triển nội tiết tố giới tính. Mỗi ngày, cần cung cấp cho trẻ khoảng từ 70 đến 80g chất đạm thông qua các loại thực phẩm như đậu, tôm, cua, trứng,...
Tinh bột
Tinh bột là dưỡng chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi ngày cần cung cấp từ 300 đến 400g tinh bột.
Chất béo
Chất béo không chỉ giúp hoà tan các vitamin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng thể chất và phát triển xương khớp. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể trẻ khoảng từ 50 đến 60g chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc thực vật sẽ có tác dụng tốt hơn.
Nếu con bạn ăn uống hợp lý theo đúng thực đơn mà chiều cao vẫn không phát triển, hãy đi khám sớm để phát hiện vấn đề và khắc phục kịp thời.
1.2. Những loại thực phẩm không nên sử dụng
Bên cạnh những loại thực phẩm giúp tăng trưởng chiều cao, một số loại thực phẩm sau cần lưu ý không sử dụng:
Các chất kích thích
Tuyệt đối không nên dùng các chất kích thích như thuốc lá, shisha, cần sa, cỏ... không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Rượu, bia, cà phê, nước có ga cũng là những loại đồ uống cần tránh để không ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ trong độ tuổi dậy thì do ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở đường ruột.
Thức ăn có hàm lượng muối cao
Cung cấp cho cơ thể quá nhiều muối cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thấp còi ở trẻ. Ngoài ra, điều này cũng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh thận, tim mạch,...
Thức ăn nhanh, giàu chất béo
Việc lạm dùng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ có thể khiến trẻ bị béo phì. Áp lực cân nặng lên bộ xương cũng làm giảm đáng kể chiều cao của trẻ.
Tránh xa rượu bia và các chất kích thích để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao trong độ tuổi dậy thì
2. Giấc ngủ vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiều cao
Hormone giúp tăng trưởng chiều cao GH được tiết ra nhiều nhất khi ngủ, thậm chí gấp 4 lần bình thường. Theo như nghiên cứu từ những chuyên gia thì trẻ trong độ tuổi dậy thì (thông thường từ 13 - 18 tuổi) nên ngủ 8 - 10 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 11h đêm.
Vấn đề quan trọng nhất ở đây vẫn là ý thức của trẻ trong việc ngủ đúng giờ và không thức quá khuya. Để giải quyết vấn đề này, cần hạn chế sử dụng smartphone và các thiết bị thông minh là biện pháp tốt nhất.
3. Tập luyện thể dục thể thao, bổ sung vitamin D từ ánh sáng mặt trời
Tập luyện một số môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, bóng rổ, đạp xe,... là cách tăng chiều cao nhanh nhất cho con ở độ tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, thể dục cũng giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, việc thực hiện một số bài tập như xà đơn, xà kép, giãn cơ, yoga cũng rất có ích cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
4. Tâm lý thoải mái đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao
Trẻ em được sinh ra và lớn lên trong môi trường không có những áp lực, bạo lực tinh thần sẽ phát triển chiều cao tự nhiên tốt hơn vì tinh thần thoải mái sẽ kích thích sản xuất hormone tăng trưởng. Đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì.
Cha mẹ cần chú trọng đến con cái trong giai đoạn này để đảm bảo tâm lý của trẻ không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, không nên quá áp đặt mà hãy để con có thời gian tự do vui chơi, tham gia câu lạc bộ, kết bạn nhiều hơn.
Cha mẹ cần lắng nghe con khi gặp vấn đề và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Điều này giúp con phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Luôn giữ cho con tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng
5. Can thiệp bằng phẫu thuật để tăng chiều cao
Đây là phương pháp chỉ sử dụng khi con bạn gặp các vấn đề như khuyết tật hoặc không thể phát triển chiều cao tự nhiên sau khi áp dụng những biện pháp đã đề cập. Phẫu thuật là cách tăng chiều cao nhanh nhất nhưng cần thời gian để hồi phục.
Tăng chiều cao nhanh thông qua phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật, cần thực hiện một cách cẩn thận và tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Do đó, phẫu thuật chỉ nên thực hiện trong các trường hợp cần thiết và không nên áp dụng đối với trẻ bình thường.