Các vấn đề khi sử dụng từ vựng gây mất tự nhiên trong giao tiếp tiếng Anh
Khi gặp một từ vựng mới, người học có xu hướng chỉ tra nghĩa tiếng Việt của từ, sau đó áp dụng một cách máy móc vào một câu tiếng Anh. Vấn đề này cũng áp dụng cho việc người học muốn tìm một từ đồng nghĩa (synonym) để thay thế cho những từ đã biết, mà không thực sự để ý sự khác nhau về nghĩa, sắc thái hay cách vận dụng của từ đó.
Cách học này gây nên sự sai lệch trong việc vận dụng các từ tiếng Anh, dù đôi khi chúng có vẻ đồng nghĩa với nhau, từ đó bắt nguồn cho việc không mạch lạc trong giao tiếp.
Xem xét tình huống sau
Giả sử người học đang tìm kiếm từ tiếng anh cho chữ “vấn đề”, và người học tra được 3 từ như sau: trouble, problem, issue. Ba từ này trong tiếng Việt đều được dịch là “vấn đề”. Sau đó người học tham gia một buổi học giao tiếp và nói những câu như sau:
- Mình bị gãy cánh tay tuần trước. Đó là một vấn đề lớn.
- Yeah, mình có cuộc họp vào lúc 3 giờ chiều và chúng mình đã thảo luận về vấn đề để quyết định tiếp tục hay không.
- Mình nộp đơn xin việc, nhưng mẫu đơn quá phức tạp đến nỗi mình gặp vấn đề khi hiểu nó.
Các câu trên hoàn toàn có thể phục vụ được mục đích giao tiếp, tức là làm cho người nghe hiểu được thông tin người nói muốn truyền tải. Tuy nhiên, xét về độ chính xác và tự nhiên khi vận dụng từ vựng trong văn cảnh, ba câu ví dụ trên vẫn chưa đáp ứng được. Vì trên thực tế, tuy cùng dịch là “vấn đề”, nhưng ý nghĩa và cách vận dụng của những 3 từ rất khác nhau:
- Vấn đề: là vấn đề có liên quan đến giải pháp, có thể hiểu là “vấn đề cần phải có giải pháp để thay đổi”. Do đó, việc “Mình bị gãy cánh tay” không thể là một “vấn đề”, vì nó không thể thay đổi. Ngược lại, việc phải làm việc với một cánh tay gãy thì có thể được xem là “vấn đề”, vì có thể tìm ra giải pháp để thay đổi tình hình.
- Trouble: thường dùng để thể hiện sự khó khăn, không liên quan đến “vấn đề – giải pháp” như “problem”, mà dùng để diễn đạt cảm xúc tiêu cực của người nói, người viết khi một tình huống khó khăn xảy ra.
- Vấn đề: cũng là vấn đề, nhưng là vấn đề cần được thảo luận, đưa ra ý kiến khi có sự bất đồng quan điểm. “Vấn đề” do đó còn có nghĩa là “chủ đề được đưa ra tranh luận”, chứ không phải chỉ là “vấn đề”.
Do đó, ba câu trên của người học nên được sửa như sau:
- Mình bị gãy cánh tay tuần trước. Đó là một khó khăn lớn.
- Yeah, mình có cuộc họp vào lúc 3 giờ chiều và chúng mình đã thảo luận về vấn đề để quyết định tiếp tục hay không.
- Mình nộp đơn xin việc, nhưng mẫu đơn quá phức tạp đến nỗi mình gặp vấn đề khi hiểu nó.
Đây chỉ là một ví dụ của 3 từ vựng trong vô vàn các từ vựng tiếng Anh. Từ đó có thể thấy cách học kiểu “dịch trực tiếp” này dù nhanh, thuận tiện và dễ hiểu ngoài việc gây mất tự nhiên trong giao tiếp, thì cũng không hiệu quả để người học có thể nhớ từ và cách vận dụng từ trong thời gian dài.
Sử dụng từ vựng đúng cách để tăng tính tự nhiên trong giao tiếp
Học theo định nghĩa và minh họa tiếng Anh
Học một từ không chỉ là hiểu nghĩa của từ đó, mà còn là hiểu ngữ cảnh mà từ đó được sử dụng. Do sự khác nhau của các ngôn ngữ, việc “dịch từ” có thể làm mất đi ý nghĩa cốt lõi của như trong ví dụ trên; vì thế việc học theo khái niệm tiếng Anh có trong từ điển sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc đọc nhiều cũng như ghi chép ví dụ (thay vì cố gắng ghi chép và ghi nhớ nghĩa) giúp người học hiểu rõ những hoàn cảnh cụ thể nào mà từ vựng được ứng dụng trong câu, đặc biệt là khi giao tiếp.
Trong từ điển, tiêu biểu là từ điển Cambridge và Oxford, phương pháp dịch này được tối ưu hoá này bằng cách cung cấp cho người rất nhiều nét nghĩa khác nhau cho cùng 1 từ, mỗi nét nghĩa lại có rất nhiều ví dụ đi kèm.
Hiểu mức độ, tông màu và tính chính thức của một từ
Rất nhiều từ có cùng một nghĩa và chúng hoàn toàn có thể thay thế được nhau. Tuy nhiên, điều làm những từ đó khác biệt là mức độ hay sắc thái mà từ vựng đó đang mang.
Ví dụ: tasty và delicious đều được dùng khi nhắc đến một món gì đó có mùi vị ngon. Tuy vậy, tasty mang nét ít trang trọng (informal) hơn delicious. Đồng thời, delicious thể hiện sắc thái cao hơn tasty (rất ngon) và thể hiện sự thưởng thức của người nói. Do đó, nếu trường hợp nào người học cũng dùng từ “delicious” thì sẽ khó có thể nêu bật được sắc thái của câu nói, và có thể là “lạm dụng” từ ngữ. Thông thường, người bản xứ thường nói “It tastes good” hoặc “It’s tasty”.
Một ví dụ khác là các từ suppose/assume và presume. Dù đều là “giả định” nhưng presume thể hiện mức độ chắc chắn cao hơn hai từ còn lại, thường là nói dựa trên căn cứ hoặc bằng chứng nào đó.
- Tôi cho rằng anh ấy sẽ từ chức sớm
- Tôi giả định bạn là Tiến sĩ Smith?
Sử dụng kết hợp từ (collocation) một cách linh hoạt
Một khía cạnh trong quá trình học từ vựng chưa được người học ưu tiên là cách kết hợp từ (collocation). Collocation là cách kết hợp các từ với nhau thành các cụm, và được dùng theo thói quen, tập quán, quy ước của người bản ngữ. Thông thường, các cách kết hợp từ đôi khi không giải thích được.
Collocation có thể là kết hợp giữa tính từ + danh từ; danh từ + động từ; hoặc động từ + tân ngữ.
Một số ví dụ sau sẽ giúp người học hình dung về cách kết hợp từ để tăng tính tự nhiên trong giao tiếp nếu kết hợp từ sai cách:
Cụm từ |
Kết hợp từ sai |
Kết hợp từ đúng |
Kiểu kết hợp |
Uống thuốc |
Drink medicine |
Take medicine |
V + N |
Tôi bỏ quên sách ở nhà |
I forgot my books at home |
I left my books at home |
V + N |
Gặp khó khăn |
Meet difficulties |
encounter/experience/face many difficulties |
V + N |
Tóc vàng |
Yellow hair |
Blond hair |
Adj + N |
Giao thông tắc nghẽn |
Stuck traffic |
Heavy traffic |
Adj + N |
Vô cùng xin lỗi |
Awfully/Terribly sorry |
Adv + Adj |
|
Thất vọng tràn trề |
Bitterly disappointed |
Adv + Adj |
|
Cống hiến hết mình |
Utterly devoted |
Adv + Adj |
Về cách học collocation,
- Học viên có thể tham khảo trên freecollocation khi cần diễn đạt một từ để tra cứu tất cả các kết hợp từ chấp nhận được
- Thường xuyên ghi chú lại các cụm từ thường gặp đã học
- Áp dụng thường xuyên vào giao tiếp.
Ưu tiên từ vựng cụ thể, súc tích hơn
“Good”, “bad”, “nice”, “beautiful”, “really”,… là những tính từ thông dụng vì chúng dễ sử dụng, nhưng cũng vì thế mà những từ này thường bị lạm dụng (overused), đồng thời không thể hiện rõ sắc thái người nói muốn bày tỏ hoặc điều mà người nói muốn lột tả.
Ví dụ 1:
- What a fantastic design! → What a ingenious design!
Ví dụ 2:
- The book is bad → The book is poorly written.
Ví dụ 3:
- He ran quickly. —> He hurried/dashed.
- She was breathing heavily. —> She was gasping.
Học viên cần nỗ lực mở rộng từ vựng bằng cách học từ các bộ từ vựng, kết hợp với việc học các từ đồng nghĩa nhưng mang nhiều sắc thái hoặc diễn tả các hành động khác nhau, từ đó cách diễn đạt trở nên mạch lạc và tự nhiên hơn.