Bài thi IELTS Speaking thường là bài thi gây nhiều trở ngại cho thí sinh, lí do chủ yếu là do số lượng lớn những chủ đề thi được làm mới liên tục. Thí sinh cần biết cách khái quát, phối hợp và phát triển ý tưởng các chủ đề nhỏ vào một dạng đề lớn để việc ôn luyện trở nên hiệu quả. Thông thường, đề bài thi IELTS Speaking Part 2 được xây dựng xoay quanh 5 chủ đề chính: Describe a person; Describe an Object, Describe a place, Describe an event/experience và Describe an activity. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chuẩn bị ý tưởng các chủ đề thường gặp trong bài thi IELTS Speaking Part 2 từ đó người học có thể áp dụng vào trong từng đề bài cụ thể.
Cách phát triển nội dung chủ đề: Mô tả một người
Trả lời câu hỏi: Ai là người đó? - Người đó là ai
Trong phần giới thiệu chung, thí sinh sử dụng vài câu văn ngắn để đưa ra những thông tin chung về người mà mình định mô tả:
Tên
Tuổi tác:
He is + số + years old (Anh ấy…)
She will turn + số tuổi + next year (Năm sau cô ấy tròn … tuổi)
That boy is at the age of…
She’s the same age as me (Cô ấy tầm tuổi tôi)
Nghề nghiệp:
He is a/an + danh từ chỉ nghề nghiệp
He is working as a/an + danh từ chỉ nghề nghiệp
He has lots of experience with + lĩnh vực làm việc
Mối quan hệ với người nói:
I first met him when I… (Tôi gặp anh ta lần đầu khi…)
Trả lời câu hỏi: What does this person look like? Hình dáng của người này như thế nào?
Một số tính từ miêu tả ngoại hình:
Attractive: Thu hút
Charming: Duyên dáng, quyến rũ
Eye-catching: Ưa nhìn
Mature: Chín chắn, già dặn
Well-turned out:
Look young for your age: Trông trẻ hơn tuổi
Well-built: Khỏe mạnh
Trả lời câu hỏi: What is his or her personality - Mô tả về tính cách
Một số từ vựng miêu tả tính cách:
Caring: Ân cần
Trustworthy: Đáng tin cậy
Conscientious/Dedicated: Tận tụy, tận tâm
Helpful: Hay giúp đỡ
Outgoing/Sociable: Hòa đồng
Knowledgeable/erudite: Hiểu biết rộng
Adventurous: Ưa mạo hiểm
Sensitive: Nhạy cảm
Reliable: Có thể trông cậy được
Energetic: Nhiệt huyết
Responsible: Có trách nhiệm
Funny: Vui tính
Timid/reserved/shy: Nhút nhát
Talkative: Hoạt ngôn
Extroverted <> Introverted: Hướng ngoại <> Hướng nội
Trong phần nội dung chi tiết, thí sinh có thể đi vào phân tích nét tích cách và đưa ra những minh chứng bằng sự việc, tình huống cụ thể để trả lời cho yêu cầu của đề bài.
Ví dụ trong đề thi: Describe a person to whom you are very close in your family.
I would describe my mother as the most caring woman on earth. She always cares about the feelings of her children and never places a burden on us.
Trả lời câu hỏi: Why? How do you feel about the person? - Thể hiện những cảm xúc, cảm nhận và tác động của người đó đối với bản thân
Người nói đưa ra những cảm nhận của mình về người được nói tới.
I have great respect for my mother, who is a successful business woman and also a mother devoted to her family. She is always a role model for me and my sister, exactly who we strive to be in the future.
Cách phát triển nội dung chủ đề: Mô tả một đồ vật
Trả lời câu hỏi What is the object? - Đồ vật được đề cập là gì
Trong phần này, thí sinh thuật lại một số thông tin về món đồ như: Tên đồ vật, giá cả, vẻ bề ngoài…
Trả lời câu hỏi How you got it? - Làm thế nào để bạn có được nó
I came across it…
I picked it up…
-
It was a gift/present from…
I got it as a gift/present from…
Trả lời câu hỏi: What? - Miêu tả về đối tượng
Thí sinh có thể đưa vào bài nói của mình những thông tin sau:
Hình dạng: It is + round/square/oval/rectangle + in shape.
Màu sắc: It has the colour of +red/green/blue/yellow
Tình trạng: old/new/ancient/modern
Vật liệu làm đồ vật: It is made of + plastic/gold/silver/silk/wood
Một số từ vựng khác: Unique (độc đáo), one of a kind (độc nhất vô nhị), state of the art (vô cùng hiện đại), old hat (lỗi thời), all the rage (rất thịnh hành)...
Trả lời câu hỏi: Why?
Trong phần này, thí sinh thường tập trung xây dựng câu trả lời dựa trên yêu cầu của đề bài. Khi muốn mô tả một đồ vật “useful” (hữu dụng), người nói sẽ đưa ra những chức năng của đồ vật và trải nghiệm của bản thân mình khi sử dụng đồ vật đó. Hay khi muốn miêu tả một đồ vật “meaningful” (có ý nghĩa với bản thân), người nói nên thuật lại những kỷ niệm của mình với đồ vật, gắn nó với những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân nhằm tăng tính thuyết phục.
Cách phát triển nội dung chủ đề: Mô tả một địa điểm
Trả lời câu hỏi: Where is the place? - Nơi đó đặt ở đâu
Người nói giới thiệu về vị trí của địa điểm. Một số cấu trúc được sử dụng:
It is located/situated… (Nó được tọa lạc ở)
Speaking of the location, it is…. (Nói về địa điểm, nó nằm ở…)
It can be found… (Ta có thể thấy nó ở…)
Trả lời câu hỏi: What does it look like? - Diện mạo của địa điểm đó như thế nào
Người nói sẽ đưa ra mô tả về vẻ kiến trúc, thiết kế, cấu trúc của địa điểm được nói tới.
Khi miêu tả về một tòa nhà (Buildings), người nói có thể tham khảo một số tính từ sau:
elegant: trang nhã
stunning: đẹp lộng lẫy
eye-catching: thu hút
state of the art: mới lạ, hiện đại
spacious: nhiều không gian, thoáng đãng
eyesore: không bắt mắt
fall into disrepair: cũ nát, tồi tàn
derelict: bị bỏ hoang
Một số cấu trúc đáng chú ý:
It’s well decorated/equipped with… (Nó được trang bị…)
This building is richly ornamented… (Tòa nhà được trang hoàng lộng lẫy)
Khi miêu tả về một thành phố, hay khu vực, địa điểm lớn, các từ vựng thường sử dụng là:
A picturesque town: Khu phố đẹp như tranh
A bustling, vibrant city: Thành phố sôi động
A peaceful neighborhood: Một khu dân cư yên bình
Người nói có thể sử dụng thêm một số cấu trúc để nói về những đặc điểm nổi bật của địa điểm như:
This place is home to/boasts… (Nơi này lưu giữ/có…)
In nowhere other than this place can you find … (Bạn không thể tìm thấy … nếu không phải ở đây)
Visitors/tourists are extremely impressed by its architecture… (Kiến trúc của địa điểm làm du khách cực kì ấn tượng)
Trả lời câu hỏi: What activities to do? - Hoạt động gì có thể làm tại địa điểm đó
Một số cấu trúc người học có thể áp dụng là:
You can … there (Bạn có thể làm gì ở đó…)
It’s a great/ideal place to… (Đó là một địa điểm lý tưởng để…)
People usually go there to…/People typically like to…there (Khi đến địa điểm đó, mọi người thường…)
This place is best known for/famous for… (Nơi này được biết tới/nổi tiếng với hoạt động nào đó…)
When visiting …, it’s worth… (Khi tới thăm thú nơi nào đó, thì nên…)
Trong phần nội dung này, thí sinh có thể đưa thêm trải nghiệm của bản thân về những trải nghiệm tại nơi này (nếu có) để tăng tính xác thực cũng như mở rộng nội dung bài nói.
Trả lời câu hỏi: How do you feel about that place? - Bạn cảm thấy ra sao về địa điểm đó
Trong phần này, người nói có thể đưa ra cảm xúc của mình và lý do khi tới thăm thú địa điểm đó, sử dụng những cấu trúc sau:
I love visiting that place because… (Tôi rất thích đi tới địa điểm này vì…)
For me, visiting that place was an unforgettable experience… (Với tôi, đó là một trải nghiệm không thể nào quên)
If given the chance, I would like to have a trip to that place in the summer… (Nếu có cơ hội, tôi mong có thể có một chuyến đi tới đó vào mùa hè)
If anyone asks me about a destination for his holiday, I will always suggest visiting… (Nếu ai hỏi tôi về một địa điểm cho kỳ nghỉ, tôi sẽ luôn gợi ý tới…)
Cách phát triển nội dung chủ đề: Mô tả một trải nghiệm/sự kiện
Trả lời câu hỏi: When - where it happened - Tóm lại hoàn cảnh sự kiện
Khi triển khai nội dung này, người nói kể lại thời gian và địa điểm diễn ra sự việc.
It was when… (Đó là khi mà…)
The event happened in… (Sự kiện xảy ra trong…)
I could never forget when… (Tôi không thể quên được khi…)
If my memory serves me right, it happened when… (Nếu tôi nhớ chính xác, sự việc xảy ra khi…)
I was living/working/travelling/doing sth when it happened ( Sự việc xảy ra khi tôi đang làm việc gì đó)
Trả lời câu hỏi: What happened? - Sự kiện diễn ra như thế nào
Ở phần nội dung này, người nói thuật lại chi tiết sự việc theo trình tự thời gian. Để đảm bảo tính mạch lạc của bài nói, thí sinh nên sử dụng những từ nối để diễn tả trình tự diễn ra sự việc. Có thể tham khảo:
In the beginning…/Next,.../Then,.../Finally,..
All of sudden, (Một cách bất ngờ)
Meanwhile, (Trong khi đó)
Simultaneously/At the same time, (Cùng lúc đó)
Eventually/Subsequently, (Cuối cùng là)
Lưu ý, khi thuật lại sự việc, thì được sử dụng thường là ở trong quá khứ.
Trả lời câu hỏi: How you felt? - Cảm xúc của bạn như thế nào
Một số từ vựng chỉ cảm xúc tích cực:
Excited (ɪkˈsaɪtɪd): phấn khích, hứng thú
Amused (ə’mju:zd) : vui vẻ
Ecstatic (ɪkˈstætɪk): vô cùng hạnh phúc
Delighted (dɪˈlaɪtɪd): rất hạnh phúc
Surprised (səˈpraɪzd): ngạc nhiên
Over the moon (ˈəʊvə(r) ðə muːn): rất sung sướng
On cloud nine: rất vui sướng
Overjoyed (ˌəʊvəˈdʒɔɪd): cực kỳ hứng thú.
Một số từ vựng chỉ cảm xúc tiêu cực
Scared (skeəd): sợ hãi
Angry(ˈæŋɡri): tức giận
Anxious (ˈæŋkʃəs): lo lắng
Annoyed (əˈnɔɪd): bực mình
Nervous (ˈnɜːvəs) : lo lắng
Ashamed (əˈʃeɪmd): xấu hổ
Upset (ˌʌpˈset): tức giận hoặc không vui
Worried (ˈwʌrid): lo lắng
Bored (bɔːd): chán
Confused (kənˈfjuːzd): lúng túng
Depressed (dɪˈprest): rất buồn
Disappointed (ˌdɪsəˈpɔɪntɪd): thất vọng
Embarrassed (ɪmˈbærəst): xấu hổ
Frightened (ˈfraɪtnd): sợ hãi
Frustrated (frʌˈstreɪtɪd): tuyệt vọng
Furious (ˈfjʊəriəs): giận giữ, điên tiết
Irritated (ɪrɪteɪtɪd): khó chịu
Sau khi đưa ra cảm xúc, thái độ của bản thân với sự việc đã xảy ra, người nói có thể mở rộng câu trả lời bằng cách bàn luận thêm về tác động của sự việc đó tới bản thân mình sau này.
If I could turn back time, I would not have done that. (Nếu được quay trở lại, tôi sẽ không bao giờ làm điều đó.)
If only I had… (Ước gì tôi đã…)
I wish I… (Tôi ước…)
Cách phát triển nội dung chủ đề: Mô tả một hoạt động
Trả lời câu hỏi: What
Bên cạnh việc nêu ra tên hoạt động, thí sinh có thể đưa thêm các nhận xét về hoạt động đó, chẳng hạn như:
It’s quite popular (Nó rất phổ biến)
It has become a trend recently (Gần đây nó đã trở thành một xu hướng)
Trả lời câu hỏi: How? - làm thế nào
Người nói thuật lại quá trình thực hiện hoạt động của mình, trong đó có thể nói tới: Những thuận lợi - thách thức khi thực hiện hoạt động đó.
Một số mẫu câu có thể tham khảo như sau:
Để thực hiện điều gì đó…, bạn cần phải kiên nhẫn/cẩn thận…
Tôi thấy việc làm này thách thức/khó khăn/đòi hỏi
Tôi đã mất hàng giờ để thực hiện điều gì đó
Với tôi, làm điều đó rất dễ dàng…
Tôi không gặp khó khăn nào khi…
Trả lời câu hỏi: Why?
Người nói kết nối với bản thân mình để chia sẻ cảm nhận từ các trải nghiệm thực tế. Dựa vào yêu cầu của đề bài, có thể có những phản ứng khác nhau, như lý do bắt đầu một hoạt động, cơ hội và thách thức. Thí sinh cũng có thể dự đoán về sự thay đổi của hoạt động này trong tương lai.