SAT – Scholastic Aptitude Test (Bài kiểm tra năng lực thường niên) là hệ thống bài kiểm tra năng lực đánh giá kỹ năng tư duy học sinh cần có để đạt thành công ở bậc Đại học và trong nghề nghiệp sau này. Bài thi SAT gồm 2 phần: Math (toán học) và Based Reading and Writing (Đọc phê bình và Viết).
SAT Reading (Bài kiểm tra đọc) là một phần nhỏ trong Based Reading and Writing, được thiết kế để đánh giá khả năng đọc và hiểu các dạng văn bản với các chủ đề khác nhau, chuẩn bị cho quá trình học Đại học. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về phần thi SAT Reading và phân tích dạng bài Author’s Technique được hỏi trong bài thi.
Giới thiệu về dạng bài Kỹ Thuật của Tác Giả trong SAT Reading
Tổng quan về dạng bài Kỹ Thuật của Tác Giả
Author’s Technique hỏi về giọng văn, thái độ người viết (author’s tone) và cảm xúc bao trùm lên đoạn văn (passage’s mood). Đây là dạng câu hỏi suy diễn (inference questions), đánh giá khả năng tư duy, hiểu sâu của người đọc. Người đọc cần hiểu nội dung đoạn văn và từ đó suy luận ra thái độ tác giả hay cảm xúc đoạn văn.
Author’s Technique là dạng với tần suất xuất hiện không cao trong SAT Reading, nhưng được hỏi ít nhất 2 lần trong mỗi bài thi.
Tone của Tác Giả là gì?
Author’s tone là thái độ của tác giả về một chủ thể. Người đọc có thể nhận ra thái độ của tác giả thông qua cách dùng từ ngữ, cấu trúc câu; cách miêu tả nhân vật, bối cảnh, sự việc;…. Mỗi tác giả thường có một thái độ, giọng văn nhất định về vấn đề được đề cập.
Ta có ví dụ sau
Tâm Trạng của Đoạn Văn là gì?
Passage’s mood là cảm xúc một đoạn văn mang lại cho người đọc. Passage’s mood có thể là thất vọng (disappointment), hạnh phúc (happiness), buồn đau (sadness),… Để xác định passage’s mood, người đọc cần xem xét bối cảnh và ngôn ngữ tác giả sử dụng
Ví dụ : The author mentions “sharpener shavings” (line 10) in order to portray a mood of
unrestrained joy
sentimental reminiscence
bitter disappointment
cautious optimism
dark foreboding
(Ví dụ được trích ra từ đề SAT cũ (trước tháng 3/2016) nên câu hỏi có 5 phương án)
Các Bước Thực Hiện Dạng Bài Kỹ Thuật của Tác Giả
Các bước chính để làm dạng bài Author’s Technique bao gồm:
Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi và các phương án trả lời: Xác định nội dung câu hỏi và các phương án để định hướng cho quá trình làm bài
Bước 2: Đọc đoạn văn/ câu văn được nhắc đến trong câu hỏi
Bước 3: Sử dụng kỹ năng read between the lines để tìm ra author’s tone/passage’s mood
Bước 4: Cân nhắc các phương án và chọn ra đáp án đúng: Đối chiếu kết quả bước 3 với các phương án đề bài đưa ra. Chỉ có một đáp án đúng trong bài thi SAT Reading. Vì vậy, nếu người đọc chưa thể xác định đáp án đúng, hãy loại trừ dẫn các đáp án không phù hợp.
Phương pháp thực hiện kỹ năng “Read between the lines”
Cụ thế các bước thực hiện kỹ năng “Read between the lines” trong dạng bài Author’s Technique như sau:
Bước 1: Phân tích và hiểu rõ câu hỏi và câu trả lời
Những thông tin quan trọng cần lưu ý trong câu hỏi có thể bao gồm: đối tượng cần tìm ra hàm ý (cảm xúc đằng sau cách dùng từ ngữ, thái độ của tác giả,…), vị trí của đối tượng (ở dòng nào hay toàn bài).
Đọc kỹ câu trả lời để thu hẹp phạm vi của hàm ý.
Bước 2: Đọc đoạn văn chứa đối tượng và hiểu bối cảnh (understand context)
Để thực thi kỹ năng “Read between the lines”, người đọc cần hiểu bối cảnh trong đoạn.
Ví dụ: Trong câu “The businessman had blue blood, he didn’t understand the problems of the masses”, ý nghĩa của từ “blue blood” không giống nghĩa đen “dòng máu xanh”.Theo bối cảnh câu văn, người đàn ông được nhắc đến là một doanh nhân, có “blue blood”, vì thế ông ấy không hiểu những vấn đề của số đông công chúng. Từ đó, người đọc có thể suy ra “blue blood” thể hiện sự khác biệt với quần chúng nhân dân. “Blue blood” ở đây mang nghĩa quý tộc, hoàng gia.
Bước 3: Sử dụng manh mối về từ vựng, ngữ pháp, chi tiết,… để tự đưa ra câu trả lời mang tính giả định
Một số tính từ chỉ author’s tone thường gặp bao gồm: cynical (hoài nghi), depressed (đau buồn), sympathetic (cảm thông), angry (tức giận), sarcastic (châm biếm), cheerful (vui vẻ), objective (khách quan),…
Một số tính từ chỉ passage’s mood thường gặp bao gồm: depressing (đau buồn), optimistic (lạc quan), disappointing (thất vọng), cheerful,…
Câu trả lời của SAT Reading luôn có bằng chứng (evidence) rõ ràng trong phần bài đọc. Vì vậy, để tìm được tone hay mood, người đọc cần hiểu ý nghĩa, sắc thái của từ ngữ, chi tiết,… của đoạn văn/ câu văn.
Ví dụ: “And the trees all died. They were orange trees. I don’t know why they died, they just died. Something wrong with the soil possibly or maybe the stuff we got from the nursery wasn’t the best. We complained about it. So we’ve got thirty kids there, each kid had his or her own little tree to plant and we’ve got these thirty dead trees. All these kids looking at these little brown sticks, it was depressing.” – The School (By Donald Barthelme)
Để xác định Author’s tone hay Passage’s mood của đoạn văn trên, người đọc cần phân tích ý nghĩa, sắc thái của từ ngữ và chi tiết được sử dụng:
Từ ngữ sử dụng:
Từ “died” (chết) được lặp lại nhiều lần
Từ “complain” (than vãn), “depressing” (đau buồn) mang sắc thái tiêu cực, chỉ cảm xúc buồn, không hài lòng.
Các chi tiết trong đoạn đều mang nghĩa tiêu cực: “And the trees all died” (cây cối đều chết), “Something wrong with the soil possibly” (có thể có điều gì không ổn với đất đai), “we’ve got these thirty dead trees” (chúng tôi có 30 cây héo ở đây), “it was depressing” (thật đáng buồn)
Câu trả lời giả định: Thái độ của tác giả: đau buồn (depressed), thất vọng (disappointed), bi quan (pessimistic); cảm xúc đoạn văn: depressing.
Bước 4: Nghiên cứu và so sánh với các đáp án
Người đọc so sánh những câu trả lời giả định với phương án đề bài cho trước. Các phương án đi ngược lại với giả định của người đọc đều có thể sử dụng phương pháp loại trừ để loại bỏ
Bước 5: Đối chiếu đáp án đã chọn với thông tin khác trong bài
Đây là bước không bắt buộc trong bài Author’s Technique. Nếu đáp án giả định trùng khớp với một trong bốn phương án đề bài cho trước, người đọc không cần thực hiện bước 5.
Nếu người đọc còn phân vân giữa các phương án, cần đối chiếu các phương án đã chọn để tìm ra đáp án chính xác nhất
Áp dụng trong bài thi SAT
Đề bài thi SAT được trích dưới đây đã có sự thay đổi về thứ tự dòng. Vì vậy, người viết đã in đậm “sharpener shavings” để thuận tiện hơn cho người đọc
The author mentions “sharpener shavings” (line 10) in order to portray a mood of
unrestrained joy
sentimental reminiscence
bitter disappointment
cautious optimism
dark foreboding
Các bước làm bài được hướng dẫn ở trên được áp dụng như sau:
Bước 1: Phân tích và hiểu rõ câu hỏi và câu trả lời
Ở ví dụ này, đối tượng của đề bài là cảm xúc thể hiện qua từ “sharpener shavings”, vị trí ở dòng 10
Tác giả nhắc đến “sharpener shavings” (vụn bút chì) để miêu tả cảm xúc
Niềm vui khó kiềm chế
Sự hồi tưởng bồi hồi
Nỗi thất vọng đắng cay
Sự lạc quan thận trọng
Linh tính không lành
Bước 2: Đọc câu văn chứa từ ngữ được hỏi và hiểu bối cảnh
“As she consigned the yellow-painted wooden pencil to the wastebasket of history, I felt a rush of nostalgia for the perfumed sharpener shavings of my youth.”
Bối cảnh: Người cháu gái của tác giả say sưa (thể hiện qua từ “passionate”) nói về bút chì (“[…] continuing with a fashion maven’s hyperbole and arbitrary imperatives, she gave a passionate disquisition on types of clickers, new grips, […]”); khi người cháu cất hình ảnh chiếc bút chì gỗ màu vàng vào quá khứ, lòng tác giả ngập tràn nỗi nhớ những vụn bút chì đượm hương thơm của tuổi trẻ (“As she consigned the yellow-painted wooden pencil to the wastebasket of history, I felt a rush of nostalgia for the perfumed sharpener shavings of my youth”).
Bước 3: Sử dụng manh mối về từ vựng, ngữ pháp, chi tiết,… để tự đưa ra câu trả lời mang tính giả định
Tìm manh mối về từ ngữ, chi tiết,…: wastebasket of history (quá khứ), a rush of nostalgia (lòng hoài cổ), my youth (tuổi trẻ của tôi)
Từ những dữ kiện trên, người đọc đưa ra câu trả lời giả định: cảm xúc của từ “sharpener shavings” là sự nhớ tiếc tuổi trẻ
Bước 4: Nghiên cứu và so sánh với các đáp án
Đối chiếu câu trả lời giả định ở bước 3 với các phương án, đáp án chính xác là (B) Sự hồi tưởng bồi hồi (sentimental reminiscence).
Vì câu trả lời giả định trùng khớp với một trong bốn phương án của đề bài nên người đọc không cần thiết thực hiện bước 5.
Tóm tắt
Đọc kỹ câu hỏi và các phương án để xác định yêu cầu và định hướng tư duy.
Đọc đoạn văn/ câu văn được nhắc đến trong câu hỏi.
Sử dụng kỹ năng read between the lines để tìm ra author’s tone/passage’s mood.
Cân nhắc các phương án, loại trừ dần đáp án sai và chọn ra đáp án đúng.
Đồng thời, đây là một dạng bài yêu cầu người đọc hiểu rõ nội dung của đoạn văn và có tư duy logic, khả năng hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn truyền đạt qua từng đoạn văn, câu văn và từ ngữ. Vì vậy, kỹ năng chính cần để làm bài này là “Read between the lines”. Để rèn luyện kỹ năng này, thí sinh cần:
Đọc lướt để hiểu nội dung chính
Hiểu bối cảnh
Sử dụng thông tin về từ vựng, ngữ pháp, và chi tiết khác,…
Minh An Trần Ngọc