Expression of Ideas là một trong hai chủ đề trong phần thi Writing and Language của bài thi SAT. Khác với chủ đề Quy tắc Tiếng Anh tiêu chuẩn (Standard English Convention) kiểm tra khả năng nắm rõ các quy tắc ngôn ngữ của thí sinh, các bài tập trong chủ đề Expression of Ideas đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ và tư duy logic của thí sinh. Bài viết này sẽ giới thiệu các dạng bài của chủ đề này đến bạn đọc và gợi ý các chiến thuật xử lý câu hỏi trong SAT Writing.
Dạng 1: Development (Phát triển ý tưởng)
Lựa chọn câu phát biểu phù hợp
Thiết lập tiền đề (Setting up information)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh xác định luận điểm, phát biểu phù hợp để làm tiền đề cho các thông tin ở phía sau. Câu hỏi thường gặp:
Which choice most effectively establishes/sets up the information that follows?
Ví dụ
Chiến thuật
B1: Xác định đúng phần thông tin phía sau, định hình thông xem nội dung trọng tâm của phần thông tin đó là gì.
B2: Phân tích các phương án và tập trung vào cốt lõi của phần thông tin đi sau đã được xác định. Lựa chọn phương án liên quan nhất (trực tiếp nhất) đến nội dung đó. (Các thông tin bổ trợ đi sau thường nhắc lại (paraphrase) nội dung được đưa ra ở câu trước.)
Giải quyết ví dụ
Đề bài yêu cầu tìm phương án chuẩn bị tốt nhất cho các thông tin được nêu ra ở đằng sau. Trong câu hỏi này, nội dung chính của thông tin đằng sau là “những thách thức của các hộ lý và bác sĩ thời xưa”. Trong các phương án, chỉ có phương án D) là chứa thông tin về “những thách thức của bác sĩ thời xưa”, đó là “sự tồn tại bất biến của vi khuẩn”. Xem xét các phương án còn lại, có thể thấy rằng không có phương án nào có sự liên quan trực tiếp và đúng đối tượng như phương án D. Do đó, đây là phương án phù hợp nhất
Thông tin hỗ trợ (Supporting information)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh tìm thông tin hỗ trợ cho luận điểm, ý tưởng ở phần trước hoặc theo yêu cầu của đề bài.
Các câu hỏi thường gặp:
“Which of the following would best maintain/emphasize…”
Ví dụ
Cùng xem xét câu hỏi số 31 dưới đây
Chiến thuật
B1: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu (từ khoá) của đề bài.
B2: Phân tích các đáp án, xét theo góc độ ý nghĩa (theo tiêu chí của từ khóa được xác định ở trên), theo góc độ phong cách ngôn ngữ và giọng điệu.
B3: Loại trừ các phương án. Đáp án đúng cần phải đáp ứng tốt nhất các tiêu chí ở trên.
Giải quyết ví dụ
Đề bài yêu cầu thí sinh lựa chọn phát biểu phù hợp nhất để làm nổi bật những thành tựu độc nhất của từ điển Webster. Từ khoá của câu hỏi này là “thành tựu độc nhất”. Cùng xem xét các phương án đưa ra để rút ra đáp án minh hoạ rõ nhất cho từ khóa này:
Phương án A: “từ điển Webster chứa 12,000 từ chưa từng xuất hiện ở trong bất cứ một cuốn từ điển nào trước đó”. Đây có thể là một phương án đúng, trong đó cụm “chưa từng xuất hiện” (had not appeared) tương đương với “độc nhất” (unique).
Phương án B: “từ điển Webster chứa 12,000 từ tới từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, từ tiếng Anh cổ cho đến Sanskrit”. Phương án này chưa phản ánh rõ một thành tựu độc đáo nào.
Phương án C: “từ điển Webster chứa 12,000 từ, một số lượng rất lớn”. Phương án này diễn đạt một cách chung chung, phần chú thích không có nội dung. Ngoài ra, cụm “a heck of” không phù hợp với văn viết chính thống.
Phương án D: “từ điển Webster chứa 12,000 từ tới từ nhiều nguồn khác nhau, từ sách cho đến các bài phát biểu”. Tương tự như phương án B, phương án này không phản ánh rõ một thành tựu độc đáo nào.
Từ các phân tích trên, có thể kết luận rằng phương án hợp lý nhất là A. NO CHANGE.
Thêm/bớt câu văn (Adding/deleting a sentence)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh xem xét sự liên quan của các thông tin ngoài với văn bản. Từ đó lựa chọn thêm, bớt hoặc giữ nguyên các thông tin đó. Các câu hỏi thường gặp của dạng bài:
“At this point, the writer is considering adding/deleting the following sentence… Should the writer make this change here?”
Ví dụ
Cùng xem xét câu hỏi số 15 dưới đây
Chiến thuật
Để xác định xem có nên thêm câu văn trên vào văn bản hay không, thí sinh cần:
B1: Xác định đối tượng, ý tưởng chính của đoạn văn và câu văn đang được cân nhắc. (Tìm các từ khoá ngắn gọn trong bài)
B2: So sánh hai nội dung vừa tìm và đánh giá mức độ
B3: Tìm phương án phù hợp.
Nếu gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng, ý chính hoặc đánh giá mức độ liên quan, bổ trợ của câu văn, thí sinh nên đọc kỹ phần giải thích trong các phương án được đưa ra để làm gợi ý.
Giải quyết ví dụ
Đối với câu hỏi này, thí sinh cần phải theo dõi từ đoạn văn trước: văn bản đang đề cập đến giao thông tại thành phố Boston và sự chuyển dịch sang hệ thống giao thông dưới lòng đất. Phân tích câu văn: đối tượng được nói đến là hệ thống giao thông ngầm của cả nước Mỹ và Anh. Có thể thấy thông tin này không tập trung vào đối tượng của văn bản là thành phố Boston. Từ đây có thể xác định được phương án đúng là D.
Thông tin định lượng (Quantitative Information)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh sử dụng thông tin đồ thị để bổ trợ cho ý tưởng của văn bản. Các câu hỏi thường gặp:
Which choice gives information consistent with the graph?
Which choice gives information that supports the previous/following sentence?
Ví dụ
Chiến thuật
Đề bài yêu cầu tìm phát biểu phù hợp nhất với nội dung của biểu đồ. Thí sinh cần làm hai việc: xác định nội dung số liệu cần điền và phân tích biểu đồ.
B1: Xác định nội dung số liệu cần điền. Thí sinh dựa vào đối tượng được hướng đến và các thông tin đang được đề cập đến của đối tượng đó. Thông tin số liệu thường nằm ở các phần so sánh hoặc chứng minh.
B2: Phân tích (hay đọc hiểu) biểu đồ. Thí sinh để ý kỹ các phần chú thích, nên đọc trước các phát biểu vì không phải toàn bộ các dữ liệu sẽ được sử dụng.
Đối với loại câu hỏi “tìm phương án phù hợp với biểu đồ, thì sẽ chỉ có một phương án đúng nên thí sinh không cần thiết phải đọc bài quá kỹ càng. Tuy nhiên với loại câu hỏi “tìm phát biểu phù hợp với văn cảnh”, thí sinh sẽ cần phải tìm được phương án vừa phù hợp với biểu đồ vừa phù hợp với văn cảnh.
Giải quyết ví dụ
Đầu tiên là nội dung số liệu, ngữ cảnh đang đề cập đến sự chuyển dịch môi trường làm việc của các SLPs. Do đó phát biểu điền vào cần liên quan đến nội dung này. Phân tích đồ thị và xem xét các phương án đề ra, có thể nhận thấy rằng phương án A, C và D đều không liên quan đến đồ thị: phương án A không có số liệu, phương án C đề cập đến số lượng trong khi biểu đồ thể hiện %, phương án D đề cập đến phần trăm ngân sách của college/university trong khi biểu đồ thể hiện cơ cấu môi trường làm việc. Vậy phương án phù hợp nhất là B.
Dạng 2: Organization
Trình tự hợp lý (Logical Sequence)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh phải sắp xếp thông tin trong văn bản. Thông tin có thể là câu văn hoặc đoạn văn. Các câu/đoạn sẽ được đánh số và nhiệm vụ của thí sinh là chọn vị trí phù hợp cho câu/đoạn đó. Các câu hỏi thường gặp:
What is the best placement for sentence …
The best placement for sentence … would be
To make this paragraph most logical, sentence … should be
Ví dụ
Chiến thuật
B1: Tách câu văn cần tìm vị trí ra khỏi đoạn (với những bài yêu cầu thêm câu vào vị trí đúng thì câu đã được tách sẵn). Từ đây đọc lướt (skim) đoạn văn mà không có câu văn xem có xuất hiện điểm bất hợp lý hay không (ý không liền mạch, thiếu liên kết,…).
B2: Xác định ngữ cảnh của đoạn và nội dung của câu văn cần điền.
B3: Thử các phương án. Ưu tiên thử các phương án chứa điểm bất hợp lý đãng tìm được ở trên trước.
Giải quyết ví dụ
Để tìm được vị trí hợp lý nhất cho câu số 2, thí sinh cần xác định ngữ cảnh của đoạn văn và nội dung của câu văn số 2. Phần đầu đoạn văn này đang đề cập đến một tình huống mà trong đó hai người đang tranh luận qua tin nhắn. Phần sau của đoạn đề cập đến công dụng của Urban Dictionary (Từ điển Mới). Câu văn số 2 nói rằng “chúng giúp bạn sửa lỗi chính tả”. Như vậy, việc đặt câu số 2 ở phần đầu đoạn là chưa hợp lý. Để ý kỹ hơn, ở phần sau, câu số 8 và 9 là hai câu liệt kê và có cấu trúc giống với câu 2: “They translate/define/correct …” Do đó câu 2 cần được đặt ở phần này. Đáp án đúng tìm được là D.
Mở đoạn, kết đoạn và phần chuyển tiếp
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh lựa chọn câu văn mở đoạn, kết đoạn hoặc câu văn chuyển tiếp giữa các ý sao cho phù hợp. Các câu hỏi thường gặp:
Which of the following would best introduce the main idea/subject of the paragraph?
Which of the following would best conclude the paragraph?
Which of the following would be the best transition from the previous idea/paragraph?
Ví dụ
Cùng xem xét câu hỏi số 1 dưới đây
Chiến thuật
Lưu ý:
Câu mở đoạn sẽ đưa ra luận điểm cho đoạn văn, tức nêu ra đối tượng/nội dung chính của đoạn. Do đó, việc tổng hợp và tóm tắt thông tin của đoạn sẽ giúp thí sinh tìm được câu mở đoạn phù hợp.
Câu kết đoạn sẽ nhắc lại ý chính của đoạn. Câu kết đoạn không đưa ra nội dung mới nằm ngoài đoạn văn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của đoạn văn.
Câu chuyển tiếp giữa các ý tưởng sẽ chứa thông tin chính của hai phần mà nó liên kết hoặc nhắc lại (paraphrase) một phần thông tin của câu trước và nội dung chính của phần sau.
Các bước xử lý:
Bước 1: Tổng hợp thông tin đoạn văn và xác định đối tượng/ý chính của đoạn. (Gợi ý: dựa vào các đối tượng được nhắc nhiều lần)
Bước 2: Loại trừ các phương án không liên quan (không chứa từ khóa chủ đề tìm được ở trên).
B3: Đặt các phương án còn lại vào đoạn văn và xét liên hệ của câu đó với các câu xung quanh.
Giải quyết ví dụ
Đề bài hỏi rằng phương án nào sẽ giới thiệu đối tượng/ý tưởng chính của đoạn văn tốt nhất. Công việc đầu tiên là xác định ý tưởng chính của đoạn. Thí sinh có thể xâu chuỗi ý nghĩa của các câu trong đoạn để tìm ra ý tưởng chính:
Một xu hướng mới đang chứng minh rằng tư tưởng đó là sai. (“Tư tưởng đó” nằm trong câu văn cần điền). Đúng là người trẻ nhắn tin cho nhau nhiều hơn nói, nhưng việc nói đang trở nên quan trọng hơn hết. Tầm quan trọng này được thể hiện rõ ràng qua sự tăng trưởng của số các nhà nghiên cứu bệnh về ngôn ngữ (SLPs).
Đối tượng “giao tiếp” và “tầm quan trọng” được nhắc lại nhiều lần, cụ thể là tầm quan trọng giao tiếp qua lời nói. Vậy câu chủ đề ở đầu câu cần điền khả năng cao sẽ phải chứa thông tin này. Từ đây có thể loại được phương án A và D. Giữa hai phương án B và C, phương án C nói về việc trẻ em hiện nay không biết viết và đánh vần. Ý tưởng này không thực sự liên quan đến việc giới trẻ thời nay nhắn tin nhiều hơn nói chuyện trực tiếp ở câu sau. Phương án B có mối liên quan gần hơn: nhiều người tin rằng xã hội đang chuyển dịch khỏi việc giao tiếp bằng lời nói. Vậy đáp án phù hợp nhất là B.
Dạng 3: Effective Language Utilization
Sử dụng từ chính xác (Precision)
Yêu cầu
Dạng bài này trong SAT Writing yêu cầu thí sinh lựa chọn từ phù hợp nhất với ngữ cảnh. Thông thường, các phương án đều không sai và có thể sử dụng được trong câu, tuy nhiên sẽ có những phương án phù hợp với văn cảnh hơn và có phương án ít phù hợp hơn. Các câu hỏi thường gặp:
Which of the following alternatives would be LEAST/BEST acceptable?
Ví dụ
Chiến thuật
Vì dạng bài này yêu cầu thí sinh phải hiểu rõ về từ, hoàn cảnh sử dụng cũng như sắc thái của từ, vì thế khó có phương pháp cụ thể nào có thể giúp thí sinh giải quyết được toàn bộ các câu hỏi của bài tập này. Tuy nhiên, đây là một vài phương pháp thí sinh có thể áp dụng khi gặp dạng bài này:
Cố gắng xác định ngữ cảnh và phong cách sử dụng ngôn ngữ (trang trọng hay không trang trọng).
Xác định tình thái của từ cần điền (từ mạnh hay vừa phải, tiêu cực hay tích cực).
Bám sát vào các từ mình đã biết để chọn câu trả lời.
Giải quyết ví dụ
Về nghĩa, cụm từ được điền vào vị trí này cần mang ý nghĩa là “một nhóm nhiều thành phần/đa dạng những người bản địa”. Cả bốn từ trên đều có thể được dùng với từ “of + danh từ” để diễn tả ý nghĩa này. Tuy nhiên, về lớp nghĩa sâu hơn, cụm “arrangement of” dùng để diễn tả một nhóm có số lượng lớn các thành phần được sắp xếp theo một trật từ nào đó. Điều này khiến cho từ arrangement khác biệt với các từ còn lại và cũng không phù hợp hoàn toàn với ngữ cảnh. Vậy phương án cần tìm là B.
Sử dụng từ ngắn gọn (Concision)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh sử dụng từ ngữ một cách súc tích nhất mà vẫn diễn tả đầy đủ ý nghĩa của câu.
Ví dụ
Cùng xem xét câu hỏi 35 dưới đây
Chiến thuật
Đối với các dạng bài về Concision và Writing SAT nói chung, có một phương châm phổ biến là “Shorter is Better”. Đối với bài thi SAT, khi có nhiều phương án thỏa mãn điều kiện, phương án ngắn nhất mà vẫn diễn đạt đầy đủ thông tin là đáp án đúng. Do đó, với các dạng bài này, thí sinh nên ưu tiên các phương án ngắn gọn nhất rồi mới xét đến phương án dài hơn.
Giải quyết ví dụ
Phương án ngắn nhất trong câu hỏi này là B. Thay thế phương án này vào, có thể thấy rằng đây là phương án hoàn toàn thoả mãn về ngữ pháp (cấu trúc “remain within + place”) và về ý nghĩa. Như vậy, thí sinh có thể nhanh chóng tìm được đáp án đúng là B. Ngoài ra, để chắc chắn, thí sinh có thể xét đến các phương án khác: phương án A “remain where they are in the boundaries of India” chứa thông tin thừa – nếu đã có ở yên trong lãnh thổ Ấn Độ thì sẽ không cần đến cụm “where they are” nữa vì người đọc vẫn có thể nắm được toàn bộ thông tin. Điều tương tự xảy ra với các phương án còn lại.
Phong cách và Dấu vết (Style and tone)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh lựa chọn các thành phần câu nhằm đảm bảo phong cách và thái độ sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Các câu hỏi thường gặp
Which of the following best conveys the writer’s intention…
Which of the following is consistent with the style/tone of the paragraph?
Ví dụ
Chiến thuật
Cũng như phần Precision, dạng bài này trong SAT Writing yêu cầu thí sinh có một kiến thức sâu về ngôn ngữ, từ vựng và thành thục trong cách sử dụng. Ngoài ra, hiếm có một phương pháp nào có thể giúp thí sinh trả lời chính xác tuyệt đối các câu hỏi của dạng bài này. Tuy nhiên, dưới đây là một số các mẹo có thể giúp thí sinh tìm được đáp án đúng:
Đánh giá kiểu ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn văn (trang trọng hay không trang trọng, tích cực hay tiêu cực). Từ đó loại bỏ những phương án không liên quan, chẳng hạn như: quá trang trọng, cầu kỳ hay quá đời thường, dùng cho văn nói.
Áp dụng phương châm “Shorter is Better”.
Giải quyết ví dụ
Đề bài yêu cầu lựa chọn một phương án để bày tỏ sự ngưỡng mộ chân thành và tránh gây cảm giác mỉa mai. Cùng xem xét các phương án, phương án B dài nhất và chứa hai động từ có mức độ hơi thái quá đối với việc chính trị hay bầu cử. Tương tự, từ “fawn over” của phương án C mang ý nghĩa là bày tỏ thái độ tán dương thái quá để nhận được sự ưu ái (xu nịnh). Vậy hai phương án này không đáp ứng được yêu cầu. Phương án D) control không thể hiện sự ngưỡng mộ. Từ đó, có thể kết luận phương án đúng là A.
Cấu trúc câu (Syntax)
Yêu cầu
Dạng bài này yêu cầu thí sinh hợp nhất hai câu văn để tạo ra một câu phức hợp lý nhất.
Ví dụ
Chiến thuật
Các câu khi liên kết cần phải đảm bảo các yếu tố sau: đúng ngữ pháp, không thay đổi ý nghĩa và ngắn gọn. Và bởi đa phần các phương án đều không sai về ngữ pháp và ý nghĩa, nên yêu cầu về sự ngắn gọn, súc tích thường được sử dụng để chọn ra phương án đúng. Phương châm “Shorter is Better” sẽ hiệu quả khi áp dụng với dạng bài tập này.
Ngoài ra, thí sinh cũng cần chú ý đến tính liên kết của câu với các phần xung quanh trong văn bản. Cần chú ý đến vị trí, chẳng hạn như phần thông tin được nhắc tới ở phần trước thì nên được đặt ở phần đầu câu, thông tin của phần sau thì đặt ở cuối câu.
Giải quyết ví dụ
Xét từ phương án ngắn nhất – phương án C: phương án này thể hiện đầy đủ ý của cả hai câu mẫu trong bài, vừa đúng cấu trúc ngữ pháp. Do đó, đây khả năng cao sẽ là phương án đúng.
Xét các phương án còn lại, phương án A sẽ khiến cho mạch văn bản bị ngắt bởi phần thông tin của phần sau (“we do not need…”) lại được đẩy lên trước thông tin phần trước (“The information in the above paragraph). Phương án B đầy đủ nhưng dài, không có cải thiện so với câu mẫu. Phương án D diễn đạt có phần thiếu mạch lạc và dài dòng.
Vậy kết luận phương án đúng là C.