Bài thi SAT – Scholastic Aptitude Test (Bài kiểm tra năng lực thường niên), là hệ thống bài kiểm tra năng lực đánh giá khả năng thích nghi của học sinh đối với môi trường đại học được sử dụng phổ biến ở Mỹ, hình thành và phát triển bởi The College Board. Bài thi này gồm có 2 phần: Math (toán học) và Based Reading and Writing ( Đọc phê bình và Viết). Phần thi Based Reading and Writing được chia ra thành 2 phần nhỏ: Reading Test (bài kiểm tra đọc) và Writing and Language Test (bài kiểm tra kỹ năng viết và sử dụng ngôn ngữ).
Trong phần một của chủ đề này, người viết đã giới thiệu về tổng quan, lịch sử phát triển của bài thi SAT cũng như cấu trúc bài thi và cách tính điểm. Trong phần 2 này, bài viết tiếp tục gửi đến người đọc các dạng câu hỏi trong bài thi cùng ví dụ minh họa chi tiết.
Các dạng câu hỏi xuất hiện trong bài thi
Command of Evidence
Trong phần Writing and Language, sẽ có 8 câu hỏi dạng này. Ở dạng câu hỏi này, đề bài sẽ đưa ra 4 sự lựa chọn, tương đương 4 cách diễn đạt hay sử dụng từ ngữ khác nhau cho cùng một thông tin, và thí sinh có nhiệm vụ chọn đáp án mà thí sinh cho là giúp cải thiện cách khai triển thông tin đó trong 1 đoạn văn. Các dạng câu hỏi thuộc nhóm Command of Evidence có thể được chia ra như sau :
Loại 1:
Chọn dẫn chứng (từ vựng/ cách diễn đạt phù hợp) sao cho liên kết các luận điểm trước sau với nhau.
Ví dụ : Ở câu hỏi dưới đây, thí sinh được yêu câu phải chọn cụm từ thể hiện bối cảnh rõ nhất cho các thông tin được đưa ra theo sau đó.
Loại 2:
Thêm hoặc loại bỏ 1 câu trong đoạn văn để củng cố luận điểm của đoạn và giải thích lựa chọn đó.
Thí sinh phải chọn nên thêm hay loại bỏ câu được cho để tăng tính mạch lạc cho đoạn văn hay không và đi kèm là giải thích cho sự lựa chọn đó.
Loại 3:
Đọc biểu đồ – Thí sinh nhìn vào dữ liệu dạng hình ảnh kết hợp văn bản và kiểm tra đánh giá xem thông tin trong câu hỏi có chính xác với dữ kiện được cho bên trên hay không. Đây là dạng bài có khác biệt lớn so với các dạng câu hỏi còn lại.
Words in Context
Nhóm câu hỏi này nhắm vào khả năng sử dụng từ ngữ của thí sinh – thí sinh cần chọn đáp án phù hợp nhất dựa vào bối cảnh đoạn văn, hoặc để cải thiện cú pháp, hay để phù hợp hơn với phong cách đoạn văn và giọng văn của tác giả.
Loại 1:
Chọn đáp án phù hợp nhất – Thí sinh không chỉ đơn thuần phải hiểu nghĩa của từ mà còn phải dựa vào bối cảnh để nắm bắt xác định sắc thải nghĩa của từ và chọn đáp án phù hợp nhất
Thí sinh được cho 4 đáp án, dựa vào bối cảnh mà thí sinh phải chọn động từ thích hợp để thay thế cho từ vựng đã được gạch dưới hoặc giữ nguyên.
Tương tự như dạng trên, dạng này yêu cầu thí sinh dựa vào giọng điệu của tác giả để chọn cách dùng từ sao cho thích hợp :
Loại 2:
Kết hợp 2 câu thành 1 trong 1 đoạn văn – Thí sinh cần chọn đáp án thể hiện cách tốt nhất để viết lại hay nói cách khác, kết hợp 2 câu lại với nhau mà không làm thay đổi nghĩa của chúng.
Expression of Ideas
Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh xem xét về cách diễn đạt ý tưởng trong 1 đoạn văn, sao cho khi nhìn vào tổng thể, đoạn văn sẽ có sức thuyết phục về mặt nội dung hơn. Thí sinh sẽ được hỏi sắp xếp lại thứ tự câu trong 1 đoạn văn.
Standard English Conventions
Đây được xem như là nhóm có nhiều dạng câu hỏi nhất. Các dạng câu hỏi trong nhóm này bao gồm sửa lỗi trong câu hay mệnh đề; sửa các lỗi như chính tả, thống nhất giữa chú ngữ-vị ngữ, sử dụng đại từ hay các lỗi như cấu trúc song song và lỗi về dấu câu.
Một số lưu ý khi ôn luyện cho thí sinh
Vì thời gian dành cho mỗi câu chỉ giao động ở 47-48 giây, thí sinh nên chọn những câu hỏi ngắn, tương đối đơn giản để xử lý trước, đồng thời kết hợp vừa đọc bài vừa trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn bài đọc với chủ đề mà thí sinh cảm thấy quen thuộc nhất theo Personal Order of Difficulty – độ khó theo từng cá nhân.
Nắm kĩ các quy tắc dấu câu, như quy tắc sử dụng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang hay dấu nháy đơn cũng như các điểm ngữ pháp quan trọng như cách sử dụng cấu trúc song song, đại từ nhân xưng, chỉ từ, v.v – vì dạng câu hỏi yêu cầu lượng kiến thức này chiếm hơn 1/3 tổng số câu hỏi.
Trong quá trình đọc đoạn văn, thí sinh có thể dự đoán đoán án dựa vào kinh nghiệm làm bài cũng như vốn kiến thức cá nhân của mình.
Một chiến thuật hữu dụng với dạng bài multiple choice trong phần thi Writing and Language chính là thí sinh có thể gắn từng sự lựa chọn vào câu hỏi và cân nhắc xem lựa chọn nào phù hợp nhất – việc nhìn ra các lựa chọn sai tương đối đơn giản hơn là tìm ra 1 lựa chọn đúng.
Cuối cùng, Practice Makes Perfect – hãy luyện tập thật nhiều để thật sẵn sàng trước khi bước vào phòng thi thật sự.