Key Takeaway |
---|
Bài viết cung cấp các giải pháp tự học Reading dành cho cho người học tiếng Anh đã đi làm và không có nhiều thời gian rảnh.
|
Đặc quan trọng của việc tự học kỹ năng Reading trong IELTS
Bằng cách tự học, bạn có thể làm quen với cấu trúc của các loại văn bản thường xuất hiện trong bài thi, cải thiện từ vựng và ngữ pháp của mình, cũng như phát triển khả năng tập trung và đọc nhanh.
Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi làm phần đọc mà còn cải thiện kỹ năng tổng hợp thông tin và tiền đề cho các phần thi khác như viết và nói. Vì vậy, tầm quan trọng của việc tự học kỹ năng đọc cho bài thi IELTS không thể bỏ qua.
Khó khăn ảnh hưởng đến việc học kỹ năng đọc của người đi làm
Vấn đề thời gian: Cuộc sống hiện đại luôn đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc thời gian giữa công việc, gia đình, và việc học. Nếu không biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả, việc dành thời gian để đọc và học sẽ trở nên khó khăn.
Vấn đề ngữ pháp từ vựng: Việc đối mặt với văn bản mới và không quen thuộc có thể làm cho người học cảm thấy mất hứng và bị bối rối.
Vấn đề thiếu tư liệu, nguồn học: Việc thiếu tài liệu học tập cũng như một người hướng dẫn cũng là trở ngại to lớn với họ.
Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn này là rất quan trọng. Kỹ năng đọc là nền tảng cho việc học tiếng Anh hiệu quả. Việc nắm vững cách đọc và hiểu bài văn đòi hỏi sự kiên nhẫn và ý thức. Để vượt qua những thách thức này, người học cần tạo ra lịch học hợp lý, tập trung vào mục tiêu học tập, và thường xuyên ôn từ vựng và ngữ pháp. Để đạt được điều này, cần có một chiến lược học tập hiệu quả và tận dụng tối đa thời gian có sẵn.
Bài viết này sẽ trình bày những cách bạn có thể cải thiện kỹ năng tự học Reading một cách hiệu quả, bao gồm lựa chọn tài liệu phù hợp, xác định mục tiêu học tập, và quản lý thời gian một cách thông minh. Đồng thời, nó cũng sẽ giới thiệu các công cụ và tài liệu học tập hữu ích để bạn có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp tăng cường tự học kỹ năng đọc
Xây dựng lịch học linh hoạt phù hợp với lịch làm việc bận rộn
Để tạo lịch học kỹ năng đọc linh hoạt và phù hợp với lịch làm việc bận rộn, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Kết hợp với các hoạt động khác: Bạn có thể kết hợp việc học đọc với các hoạt động khác như chạy bộ, đi làm, hay nấu ăn. Sử dụng sách nói hoặc podcast để luyện nghe và đọc cùng một lúc.
Đánh giá và quản lý thời gian cá nhân
Xác định mục tiêu học tập cụ thể: Đầu tiên, xác định mục tiêu học tập cụ thể cho kỹ năng Reading của bạn. Điều này có thể bao gồm việc đạt được một số điểm nhất định trong bài thi hoặc nắm vững kỹ năng đọc chuyên sâu.
Lập lịch học linh hoạt: Tạo một lịch học linh hoạt dựa trên thời gian rảnh của bạn. Cố gắng tận dụng mọi khoảnh khắc trống rải trong ngày, chẳng hạn như thời gian di chuyển, giờ nghỉ trưa hoặc buổi tối.
Xác định thời lượng hợp lý: Đừng tập trung quá nhiều thời gian vào một buổi đọc. Thời gian hiệu quả thường nằm trong khoảng 20-45 phút, sau đó nên có giải lao.
Dựa vào lịch làm việc và khả năng tập trung của bạn, xác định thời lượng tối ưu cho mỗi buổi đọc.
Ưu tiên hiệu suất: Hãy ưu tiên sự hiệu suất trong việc xác định thời gian đọc. Không phải lúc nào bạn cũng phải đọc, mà là khi bạn có thể tập trung tốt nhất.
Lưu ý rằng mọi người có thể khác nhau, và không có một thời gian đọc hoàn hảo cho tất cả mọi người. Quan trọng nhất là tìm khoảng thời gian phù hợp với lịch làm việc và tổ chức thời gian của bạn để đảm bảo bạn có thể học đọc một cách hiệu quả.
Loại bỏ hoặc giảm bớt các hoạt động không cần thiết để dành thời gian cho việc tự học đọc
Để tạo thời gian cho việc học kỹ năng đọc tiếng Anh, quá trình loại bỏ hoặc giảm bớt các hoạt động không cần thiết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thay vì tiêu thời gian vào các hoạt động mà không đem lại giá trị hay lợi ích đáng kể, bạn có thể thay thế hoặc lồng ghép với việc học đọc.
Ví dụ như thay thế các hoạt động xem TV, lướt mạng xã hội bằng việc đọc các mẩu báo, bài viết bằng tiếng anh thứ cũng đóng vai trò cung cấp, cập nhật thông tin cuộc sống hàng ngày.
Chọn những tài liệu đọc ngắn và hấp dẫn để bắt đầu
Lựa chọn tài liệu học đọc phù hợp cho người đi làm và có ít thời gian rảnh có thể giúp bạn tận dụng thời gian một cách hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý:
Tài liệu ngắn gọn: Chọn những bài đọc ngắn, ví dụ như bài báo, blog, hoặc trang web với đoạn văn ngắn. Điều này giúp bạn có thể hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn.
Tài liệu quen thuộc lĩnh vực công việc: Nếu bạn làm việc trong một lĩnh vực cụ thể, hãy tìm đọc về lĩnh vực đó. Điều này giúp bạn cải thiện từ vựng và hiểu biết về chủ đề công việc.
Tài liệu theo chủ đề quan tâm: Chọn các bài đọc về các chủ đề bạn quan tâm, như làm đẹp, du lịch, âm nhạc, thể thao, … Điều này giúp tạo động lực học tập.
Tài liệu luyện thi IELTS: Nếu bạn đang luyện thi các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, sử dụng sách luyện thi chính thống. Điều này giúp bạn học cụ thể và cải thiện kỹ năng đọc cho kỳ thi.
Sử dụng sách và tài liệu trực tuyến: Cài đặt các ứng dụng đọc sách như Kindle, Audible, hoặc Google Books trên điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn. Điều này cho phép bạn mang theo hàng trăm sách mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sách audio (audiobooks): Đối với những người có thời gian di chuyển hoặc làm việc với máy tính, sách audio là một lựa chọn tốt. Bạn có thể nghe sách trong khi lái xe, tập thể dục, hoặc làm việc trên máy tính.
Chọn sách theo trình độ: Đừng bao giờ chọn sách quá khó hoặc quá dễ so với trình độ của bạn. Sách quá khó có thể làm bạn mất động lực, trong khi sách quá dễ không cải thiện kỹ năng đọc của bạn.
Áp dụng các kỹ thuật đọc hiệu quả
Xem qua nhanh (Skim)
Skim là phương pháp bạn chỉ tìm kiếm ý chính của bài đọc. Với skim bạn không cần đọc toàn bộ bài mà vẫn nắm được ý chính, nhờ đó tăng tốc độ đọc và tiết kiệm được thời gian.
Các kỹ thuật đọc lướt:
Luôn nghĩ đến tiêu đề, đề mục và các câu chủ đề: chúng thường chứa những ý quan trọng nhất. Hãy đọc cẩn thận các phần quan trọng như tiêu đề và đề mục khi bạn đọc lướt qua bài đọc. Việc này sẽ giúp làm rõ ý chính của cả bài đọc, các phần hoặc các đoạn trong bài.
Đọc câu đầu hoặc đọc cả câu đầu và câu cuối của đoạn văn: Câu đầu hoặc câu cuối thường cung cấp thông tin tổng quát về đoạn văn trong hầu hết các trường hợp. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn giải quyết các câu hỏi liên quan đến tiêu đề và đề mục một cách hiệu quả hơn.
Quét (Scan)
Các từ khóa luôn đóng một vai trò quan trọng trong bài đọc IELTS, những danh từ riêng, con số, thời gian là những chi tiết cần đặc biệt chú ý trong các văn bản.
Các kỹ thuật đọc quét:
Xác định mục tiêu của bạn: Trước tiên, bạn cần biết bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm cụ thể bạn muốn tìm trong văn bản. Để xác định các mục tiêu này, bản thân tác giả thường đọc lướt các câu hỏi đề bài trước khi đọc văn bản.
Đọc tiêu đề và đề mục: Bắt đầu bằng việc đọc tiêu đề, các đề mục và các từ khoá nổi bật. Điều này sẽ giúp bạn xác định những phần của văn bản có thể chứa thông tin bạn cần.
Dùng ánh mắt nhanh chóng quét qua văn bản: Bạn không cần đọc từng từ hoặc câu một. Thay vào đó, hãy chạy mắt qua đoạn văn bản để tìm các từ hoặc đoạn có liên quan đến mục tiêu của bạn.
Lược bỏ thông tin không cần thiết: Để giữ cho quá trình scan nhanh chóng, bạn có thể bỏ qua các phần không liên quan đến mục tiêu của bạn.
Chú ý đến các câu trích dẫn, dấu câu và số liệu: Thông tin quan trọng thường nằm trong các câu dẫn lời nhân vật, trong các đoạn có dấu câu, hoặc được biểu thị bằng số liệu.
Tạo ghi chú và tóm tắt sau khi quét
Ghi chú về từ vựng, ngữ pháp, và ý chính
Ghi chú sau khi đọc một bài đọc là một phần quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng đọc của bạn và xây dựng từ vựng cũng như kiến thức ngữ pháp. Dưới đây là cách bạn có thể ghi chú một cách hiệu quả:
Tạo danh sách từ vựng mới: Ghi chú các từ vựng mới bạn gặp trong bài đọc. Bao gồm cả nghĩa, phiên âm, ví dụ và liên quan đến ngữ cảnh. Điều này giúp bạn nâng cao từ vựng của mình và hiểu rõ cách chúng được sử dụng trong bài đọc.
Ghi chú ngữ pháp quan trọng: Nếu bạn nhận thấy các cấu trúc ngữ pháp đặc biệt hoặc điểm ngữ pháp quan trọng, hãy ghi chú chúng. Việc này sẽ giúp bạn hiểu cách tác giả sử dụng ngữ pháp để truyền đạt ý nghĩa.
Tóm tắt ý chính: Sau khi hoàn thành bài đọc, viết một tóm tắt ngắn gọn về ý chính của bài. Bạn có thể ghi chú các thông tin quan trọng như ai, cái gì, khi nào, nơi đâu và tại sao.
Ký hiệu: Tạo một hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để đánh dấu các phần quan trọng trong bài đọc. Ví dụ, bạn có thể dùng dấu gạch chân cho từ vựng mới, dấu chấm hỏi cho những điểm bạn không hiểu hoặc dấu sao cho ý quan trọng.
Sắp xếp ghi chú: Sau khi đọc một số bài, hãy sắp xếp các ghi chú của bạn để dễ dàng tra cứu và ôn tập sau này.
Gợi ý ghi chú cho người học
Highlight làm nổi bật các thông tin quan trọng
Một cách nhanh chóng và dễ dàng giúp bạn nắm thế chủ động khi đọc sách là highlight (tô sáng) hoặc gạch dưới các phần quan trọng của văn bản bằng màu bút nổi bật. Việc này không hẳn được xem là ‘ghi chép’ nhưng nó thường là bước quan trọng đầu tiên. Tất nhiên, đây không phải là một ý kiến hay nếu bạn không đang đọc trên giấy thực sự! Trong những trường hợp như vậy hãy ghi chép vào bản sao văn bản đó hoặc dán giấy note vào.
Cách làm trên sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình học tập hay nghiên cứu vì:
Nó hướng sự chú ý của bạn vào những gì đang đọc và sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy được điểm chính khi đọc lại lần nữa.
Suy nghĩ thấu đáo hơn về ý tưởng và hàm ý tác giả đặt vào bài viết, về những thông tin quan trọng.
Bạn có thể theo dõi được tiến trình đọc của mình, tiến độ hoàn thành tới đâu và tiện lợi để ôn nhanh lại khi cần thiết.
Viết tay các ghi chú
Mặc dù highlight ý chính là một cách nhanh chóng để làm nổi bật ý chính, nhưng bạn không thể dùng nó thể thay thế hoàn toàn việc ghi chú đầy đủ ra giấy. Khi bắt gặp những cụm từ hay cấu trúc lạ lẫm, bạn nên thêm chúng vào từ điển chú giải riêng của mình. Tự làm một bản chú thích vào một quyển sổ và bạn sẽ dễ cập nhật từ mới hơn khi cần thiết. Hãy viết mô tả thuật ngữ đó theo cách hiểu của mình để khuyến khích bản thân học hỏi nhiều hơn.
Sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, và dấu câu:
Tạo biểu đồ hoặc sơ đồ để hình dung cấu trúc của đoạn văn hoặc ý chính.
Sử dụng dấu câu như mở ngoặc hoặc dấu gạch chân để nhấn mạnh vị trí quan trọng.
Thực hành làm đề IELTS Reading và theo dõi tiến độ
Bên cạnh việc đọc các tài liệu bên ngoài, làm bài đọc đều đặn là một phần quan trọng trong quá trình tự học Reading cho IELTS.
Thực hành thời gian thực trong làm bài Reading: Hãy cố gắng thực hiện bài đọc trong thời gian giới hạn giống như trong kỳ thi thực tế. Điều này giúp bạn quen với áp lực thời gian và nâng cao tốc độ đọc hiểu. Hãy cố gắng hoàn thành các phần Reading trong thời gian quy định và sau đó kiểm tra đáp án để biết mình đã làm tốt đến đâu. Đối với những người có ít thời gian để dành 1 tiếng liên tục làm đề hoàn chỉnh gồm 40 câu, bạn có thể linh hoạt dành 20-25 phút làm từng Passage trong đề thi
Kiểm tra và đánh giá: Sau khi hoàn thành một bài đọc, hãy kiểm tra đáp án và xem những câu trả lời bạn đã đúng và sai. Điều này giúp bạn hiểu rõ lý do sai lầm và cải thiện từ đó. Ngoài việc kiểm tra đáp án, hãy tự đánh giá cách làm của bạn và xem bạn có thể cải thiện điểm nào.
Theo dõi tiến độ cá nhân của bạn là cách để đảm bảo bạn đang tiến lên và cải thiện từng ngày. Đặt mục tiêu học tập cụ thể cho mỗi buổi học và theo dõi xem bạn đã hoàn thành chúng hay chưa. Điều này giúp bạn duy trì sự cam kết và đảm bảo rằng bạn đang tiến bộ trong quá trình tự học Reading cho IELTS.
Một số nguồn đọc tham khảo:
Cambridge IELTS: chuỗi sách luyện đề thi IELTS do Cambridge phát hành. Sách bao gồm nhiều bài tập và đề thi sát format đề IELTS thực tế, giúp thí sinh làm quen với hình thức, cấu trúc đề thi IELTS
Collins Reading for IELTS: sách cải thiện band điểm Reading cho người học ở trình độ Intermediate.
Agenda web: Cung cấp các bài đọc và bài tập phù hợp theo từng trình độ
ESL Lounge: Cung cấp các bài đọc và bài tập theo từng dạng bài (có chia trình độ)
Using English: Chia bài đọc theo nhóm chủ đề (Business, Science, Travel,…), trình độ và các dạng bài
News in levels:
Cung cấp bài đọc theo từng trình độ phù hợp
English Club: Cung cấp các bài đọc theo nhiều chủ đề
Một số trang báo: New York Times
, Economist
, BBC