Key takeaways |
---|
|
CV bằng tiếng Anh là gì?
CV là gì và tầm quan trọng của bảng điểm CV
CV (viết tắt của từ Curriculum Vitae) về cơ bản là tài liệu trình bày tổng quan về kinh nghiệm làm việc, nền tảng học vấn và kỹ năng của một người.
Ngày nay, việc nộp CV là bước sàng lọc ứng viên đầu tiên của nhiều cơ quan hoặc doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đôi khi chỉ cần nhìn lướt qua CV trong vài giây là có thể đánh giá liệu đây có phải là một ứng viên sáng giá cho vị trí mà họ đang tìm kiếm. Như vậy, có thể nói, cách viết CV trong tiếng Anh sao cho hiệu quả là một kỹ năng thiết yếu trong thế kỷ 21 này.
Sự khác biệt giữa CV và Resume là gì?
Nhiều nơi như châu Âu hay Việt Nam coi CV và Resume là tương tự nhau và hoàn toàn dùng 2 từ này với nghĩa thay thế cho nhau được. Tuy nhiên, người Mỹ thì dùng 2 từ này với nghĩa khác hẳn nhau.
Đối với người Mỹ, Resume là tài liệu chỉ dài khoảng 1 trang hoặc tối đa là 2 trang nói tóm gọn về kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn và kỹ năng của ứng viên. Trong khi đó, CV là tài liệu dài hơn, bao gồm các thông tin như kinh nghiệm, các ấn phẩm được xuất bản, chứng chỉ,...
Resume thường được dùng khi ứng tuyển vào vị trí trong một công ty, còn CV được dùng khi muốn ứng tuyển vào các chương trình đào tạo học thuật.
Cấu trúc cơ bản của bảng điểm CV tiếng Anh
5 nội dung bắt buộc phải có trong CV gồm:
|
Thông tin cá nhân - Personal Details
Thông tin cá nhân của ứng viên cần bao gồm: tên đầy đủ, địa chỉ email, địa chỉ nhà và số điện thoại. Những thông tin kể trên là bắt buộc cần có để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với ứng viên.
Ứng viên cần lưu ý rằng thông tin về tên nên đặt tên thật, không phải biệt danh hay nickname. Tương tự với địa chỉ email, nên chọn địa chỉ sao cho chuyên nghiệp. Ví dụ, ứng viên nên sử dụng một email với tên thật như [email protected], thay vì email theo biệt danh như [email protected].
Về số điện thoại, nếu ứng tuyển vào tập đoàn đa quốc gia hay công ty có trụ sở bên nước ngoài, người viết nên đề số điện thoại kèm mã số vùng của Việt Nam là (+84).
Ngoài ra, nhiều bên còn khuyến khích ứng viên nên đề cả chức danh - có thể là chức danh mong muốn trong tương lai hoặc cho chính công việc mà ứng viên đang muốn ứng tuyển. Tuy nhiên, đây là mục ứng viên có thể tùy chọn đưa vào hoặc không, đặc biệt đối với ứng viên chưa chắc chắn về con đường sự nghiệp của mình.
Ngày tháng năm sinh cũng là mục tùy chọn, và thường là không cần đưa vào nếu nghề nghiệp của ứng viên không đòi hỏi yêu cầu về tuổi tác.
Tương tự, thông tin về mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram của ứng viên cũng là tùy chọn và tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu ứng viên chọn đưa link mạng xã hội vào, thì cần lưu ý là nên xây dựng một hình ảnh sao cho chuyên nghiệp. Thông qua trang mạng xã hội, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đó để đánh giá tính cách của một ứng viên và quyết định chọn hay loại ứng viên đó.
Khác với CV truyền thống, ngày nay, nhiều nhà tuyển dụng còn yêu cầu ứng viên chèn thêm ảnh trong CV của mình, đặc biệt đối với những công việc đòi hỏi yếu tố ngoại hình. Việc chèn ảnh hay không là tùy thuộc vào ứng viên và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp - Career Objective
Ở mục này, người học có cơ hội giới thiệu cụ thể hơn về bản thân mình (những kỹ năng mà mình có) và các mục tiêu sự nghiệp của mình.
Công thức viết tốt mục này gồm các yếu tố sau đây: tên công việc + khoảng 3 kỹ năng cốt lõi + điều mình muốn đạt được thông qua công việc này.
Học vấn - Education
Ở mục này, người viết nên đưa những thông tin như:
Cấp trường học hiện tại hoặc gần đây nhất
Tên trường
Năm bắt đầu - năm kết thúc
Ngành học + GPA (nếu điểm GPA >3.5)
Thành tựu nổi bật trong quá trình học - như giành học bổng 5 kỳ liên tiếp,...
Các hoạt động ngoại khóa, chương trình học trao đổi quốc tế,...
Người học có thể đưa thêm thông tin về trường cấp 3 của mình, nếu trường đó là trường chuyên trọng điểm của một khu vực hoặc toàn quốc. Nếu ứng tuyển ngoài phạm vi tỉnh thành hoặc quốc gia thì việc thêm thông tin về trường cấp 3 là không cần thiết.
Kinh nghiệm làm việc - Work Experience
Đây là mục mà nhiều nhà tuyển dụng coi là quan trọng nhất, giúp họ đưa ra quyết định nên chọn hay loại một ứng viên.
Về vị trí của mục này, nếu người viết là người dày dặn kinh nghiệm, hãy đặt mục này ở ngay trên đầu. Nếu không, hãy đặt mục Education - Học vấn lên trước.
Khi liệt kê các công việc, người viết nên sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ công việc đang làm / làm gần đây nhất tới công việc cũ hơn trước đó.
Trong trường hợp trong quá khứ, người viết làm nhiều công việc song song cùng lúc, hãy chọn ra công việc có liên quan nhất tới công việc mà mình đang ứng tuyển.
Khi điền thông tin về kinh nghiệm làm việc, người viết cần đưa vào được các nội dung sau:
Tên chức vụ
Tên công ty
Thời gian làm việc (gồm tháng/năm bắt đầu - tháng/năm kết thúc)
Nội dung công việc từng đảm nhiệm (dùng động từ để mô tả, chỉ ra kết quả cụ thể của công việc của mình)
Key achievement (Thành tựu nổi bật): Đây là một mục phụ
Đặc biệt cần lưu ý là, đối với công việc đã làm trong quá khứ và đã chấm dứt, ứng viên nên dùng thì quá khứ đơn, chia động từ ở dạng V-ed. Đối với công việc vẫn còn đang làm, ứng viên chia động từ ở dạng V-ing.
Khi điền thông tin về nội dung công việc, hãy chèn các từ khóa (keywords) quan trọng có liên quan tới công việc cũ và công việc người viết đang ứng tuyển. Trình bày mục này dưới dạng gạch đầu dòng (bullet points) để dễ nhìn.
Key achievement nên được thiết kế sao cho khớp với mô hình Problem-Action-Result (Nguyên nhân - Hành động - Kết quả).
Ví dụ: Redesigned and shortened the lengthy process of content creation from 8 steps to 4 steps.
→ Problem: lengthy process - 8 steps
→ Action: redesigned and shortened
→ Result: 8 steps → 4 steps
Kỹ năng - Skills
Trong trường hợp người viết là người mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, hãy đầu tư thật tốt vào phần này. Có rất nhiều kỹ năng mà một người được học và vận dụng thường xuyên trong môi trường học tập hoặc ngoài đời sống có thể được đánh giá cao trong CV.
Một phần Skills hợp ý nhà tuyển dụng cần có sự kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng và phải có liên quan tới công việc đang được ứng tuyển.
Kỹ năng mềm là kỹ năng có thể áp dụng trong hầu hết các công việc, là những phẩm chất mà một người cần để có thể thăng tiến trong công việc (ví dụ: kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian,...).
Kỹ năng cứng là kỹ năng mang tính đặc trưng của một công việc cụ thể hơn (ví dụ: kỹ năng viết bài chuẩn SEO, kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế hình ảnh,...).
Sở thích - Interests
Sở thích là thứ làm để cho vui, thư giãn, giải trí,... và không thực sự đóng góp trực tiếp vào kết quả công việc. Do vậy, đối với CV đòi hỏi tính chuyên nghiệp thì nhiều người không khuyến khích liệt kê các sở thích vào.
Tuy nhiên, ngày càng có sự dịch chuyển trong văn hóa doanh nghiệp, và các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm những nhân sự đảm bảo sự phù hợp về văn hóa công ty, và mục Interest có thể là một căn cứ để doanh nghiệp tuyển chọn nhân tài cho công ty.
Bên cạnh đó, sở thích cũng phần nào đó thể hiện một vài kỹ năng mềm và kỹ năng cứng mà công ty có thể khai thác từ ứng viên. Ví dụ: sở thích đọc sách - kỹ năng tư duy đa chiều và kỹ năng nghiên cứu thông tin.
Do vậy, người học cũng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn những sở thích để đưa vào CV của mình.
Đây là phần cũng nên được đầu tư đối với những ứng viên còn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tiễn.
7 chiến lược tạo bảng điểm tiếng Anh ấn tượng
Như đã đề cập, Career Objective là phần bắt buộc phải có và thường nằm ngay đầu trang, dưới phần thông tin cá nhân. Đây là mục nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên trong thời điểm hiện tại và khả năng phát triển cùng tổ chức trong tương lai.
Hãy chọn ra 2-3 kỹ năng / phẩm chất và những thành tựu đáng kể nhất của mình, sử dụng những động từ, tính từ mạnh để thể hiện sự quyết tâm muốn làm công việc ở đây.
Bí kíp 2: Nhấn mạnh kết quả thay vì chỉ liệt kê các đầu công việc
Yếu tố định lượng trong kết quả công việc là thứ rất được nhà tuyển dụng đánh giá cao khi nhìn vào CV của một ứng viên. Nó thể hiện rằng đây là một ứng viên làm được việc, đem lại giá trị cụ thể cho một tổ chức. Vì vậy, đừng liệt kê các đầu việc mà mình đã từng làm (là nội dung quá giống một bản mô tả công việc), hãy kể chi tiết về những giá trị ấn tượng mà mình đã tạo ra trong các công việc trước đó.
Bí kíp 3: Điều chỉnh CV theo từng công việc
Thay vì rải một chiếc CV cho nhiều công việc khác nhau, người viết nên thực sự đầu tư vào việc hiểu rõ mình muốn làm công việc như thế nào, trong lĩnh vực nào, để rồi từ đó thiết kế CV sao cho phù hợp nhất với một công việc nhất định nào đó. Việc đầu tư vào từng CV chất lượng sẽ giúp ứng viên tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Một mẹo giúp ứng viên tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế CV là hãy tạo 1 CV tổng quan lưu lại toàn bộ các công việc mà mình đã từng lại, các đầu việc và hiệu quả tương ứng của nó. Để khi muốn ứng tuyển vào một vị trí nào đó, hãy nhặt ra những công việc và đầu việc liên quan trực tiếp tới công việc mới (thay vì mất thời gian ngồi hồi tưởng xem trước đây mình đã từng làm những gì).
Bí kíp 4: Thể hiện sự phát triển theo thời gian qua từng vị trí
Dựa vào Work Experience, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được hướng phát triển và khả năng phát triển của một ứng viên. Ví dụ như: Người này có xu hướng nhảy việc liên tục? Người này có xu hướng chọn những công việc không liên quan? Người này có tiến bộ theo từng vị trí công việc?
Dĩ nhiên, bên tuyển dụng sẽ muốn nhìn thấy một ứng viên có khả năng phát triển, thăng tiến và từ đó đóng góp nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp hơn những người làm 2 3 công việc vẫn luôn cùng một đầu việc lặp lại mà không có sự đào sâu, phát triển hơn.
Bí kíp 5: Thể hiện những kiến thức mới mà chỉ người trong ngành mới biết
Đây là một đòn bẩy giúp thể hiện sự chuyên sâu và cập nhật liên tục của một ứng viên sáng giá mà nhiều nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn. Việc có khả năng nắm bắt những kiến thức, insight mới sẽ giúp ứng viên nổi bật hơn giữa đám đông, tạo tiền đề để nâng cao thỏa thuận về lương trong bước tiếp theo.
Bí kíp 6: Không dùng những từ chung chung, sáo rỗng
Những ngôn từ chung chung, sáo rỗng là những từ không thực sự giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. Đây chính xác là những filler words - từ chèn vào để cho có và người viết tuyệt đối nên tránh để CV của mình bị rườm rà.
Ví dụ như:
Had responsibilities for creating a content strategy… ⇒ Created a content strategy…
Bí kíp 7: Căn chỉnh khung layout sao cho cân đối, hợp mắt
Với 1 CV có nội dung tốt rồi những layout bị thiết kế không cân xứng có thể là một điểm trừ. Do vậy, người viết cũng nên để ý xem tổng quan về mặt hình ảnh và bố cục của CV của mình đã vừa mắt và cân xứng chưa trước khi nhấn nút nộp CV.
Phổ biến những lỗi thường gặp khi viết bảng điểm bằng tiếng Anh
Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp
Do tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính nên đôi khi người Việt viết CV bằng viết tiếng Anh để lại nhiều lỗi chính tả ngữ pháp. Với một số doanh nghiệp trong nước không quá khắt khe trong việc nhân viên phải thành thạo tiếng Anh, đây có thể không phải là một lỗi nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn quốc tế, người viết cần chú trọng việc kiểm tra các lỗi dạng này. Hãy kiểm tra thật kỹ với các công cụ phát hiện lỗi chính tả như Grammarly hoặc nhờ một người bạn giỏi tiếng Anh proofread trước khi gửi CV.
Bảng điểm quá dài
Mặc dù theo đúng định nghĩa thì CV là một tài liệu dài, liệt kê các hoạt động mang tính học thuật, nhưng trên thực tế, người Việt thường dùng CV với nghĩa của resume - tức là chỉ dài 1 trang và phục vụ cho công tác xin việc. Chính vì vậy, chốt lại là người viết chỉ nên viết CV dài 1 trang mà thôi.
Lỗi viết thư điện tử
Lỗi này không thực sự thuộc khuôn khổ của CV, nhưng cũng thuộc quá trình nộp vòng đơn. Người học cần biết cách viết email xin việc bằng tiếng Anh sao cho ăn điểm vì email là thứ đập vào mắt nhà tuyển dụng. 1 vài lỗi cần tránh ở bước này có thể kể đến như: viết email không có tiêu đề, nội dung email trống, nộp thiếu file CV,...
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì tạo hẳn 1 file cover letter bằng tiếng Anh riêng, ứng viên hoàn toàn có thể viết thư ứng tuyển trực tiếp trong phần nội dung email của mình.
Các trang web tạo bảng điểm theo mẫu có sẵn
Canva: https://www.canva.com/resumes/templates/
TopCV: https://www.topcv.vn/mau-cv
Resume: https://resume.io/resume-templates
CV-template: https://www.cv-template.com/en
Zety: https://zety.com/blog/free-resume-templates
Adobe: https://www.adobe.com/express/create/curriculum-vitae
Các mẫu bảng điểm tiếng Anh ấn tượng
Mẫu 1. CV của IT Project Manager
(Nguồn: Zety)
Mẫu 2. CV của Product Manager
(Nguồn: Zety)
Mẫu 3. Bảng điểm của Giáo viên
(Nguồn: Zety)