Đây là một kĩ năng không mang tính hàn lâm, học thuật quá nhiều mà rất thiết thực, bởi trong giai đoạn hiện nay, việc biết cách viết một lá thư giấy hoặc thư điện tử là vô cùng cần thiết.
Key takeaways |
---|
|
Tổng quan về Task 1 Writing B1 của VSTEP
Phần thi Writing của VSTEP gồm 2 phần - Task 1 và Task 2, với thời gian làm bài là 60 phút. Một số nét về Task 1 của Writing thí sinh cần biết là:
Thí sinh nên dành khoảng 20 phút cho Task 1.
Thí sinh phải viết ít nhất 120 từ cho Task 1.
Task 1 chiếm ⅓ tổng điểm phần thi Writing VSTEP.
Mục đích của VSTEP Writing Task 1 là kiểm tra kĩ năng tương tác và sử dụng ngôn ngữ bằng văn viết của thí sinh.
Nhiệm vụ mà Task 1 đề ra là viết một lá thư hoặc một email trao đổi. Một số dạng bài thường gặp ở phần này là thư xin lỗi, thư mời, thư cảm ơn, thư xin việc, …vv. Thí sinh cần xác định mục đích viết thư (để bày tỏ cảm xúc, mong muốn, …vv) và sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh (trang trọng hay thân mật).
Tiêu chuẩn đánh giá Writing B1 Task 1 VSTEP
Theo đó, bài viết cần có nội dung phù hợp, tránh lạc đề, biết cách xử lý câu hỏi và tình huống đề bài đưa ra một cách hợp lý và khéo léo. Ngoài ra, bố cục bài phải chặt chẽ, các ý được triển khai tuần tự và có logic. Thêm vào đó, người thi cần có vốn từ vựng và cấu trúc phong phú, dồi dào, và có khả năng thể hiện được kiến thức đó của mình trong bài một cách tự nhiên, và hiển nhiên là không hoặc ít sai những lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp.
Bố cục của Writing B1 Task 1 VSTEP
Salutation/Opening (Lời chào/Lời mở đầu)
Đây là phần bắt buộc có ở đầu mỗi lá thư, thường có dạng “Dear” và theo sau là tên người nhận. Ví dụ: Dear An, Dear Jane, …vv. Dấu ở cuối lời chào này là dấu phẩy.
Body (Thân bài)
Đây là phần chứa nội dung chính của bức thư và thể hiện mục đích của người viết thư. Thí sinh nên lưu ý độ dài và thì thời thích hợp cho bài viết để đạt kết quả cao nhất.
Complimentary close (Kết thư)
Ở cuối thư, người viết cần thêm câu kết có dạng như “Sincerely”, “Best”, “Yours” hoặc một biến thể nào khác của những câu kết trên. Với bài thi VSTEP Writing Task 1, người thi không cần thêm địa chỉ cá nhân hay tên riêng của mình như một lá thư hay email bình thường. Dấu ở cuối câu này cũng là dấu phẩy.
Các loại bài trong Writing B1 Task 1 VSTEP
Invitation letters (thư mời)
Thank you letters (thư cảm ơn)
Request letters (thư yêu cầu)
Complaint letters (thư phàn nàn)
Apology letters (thư xin lỗi)
Application letters (thư xin việc).
Thư mời
Trong một Invitation letter, người viết sẽ mời người nhận tham gia một hoạt động nào đó. Thông thường, trong VSTEP Writing Task 1, đề bài cho dạng thư này sẽ yêu cầu thí sinh viết một bức thư cho người thân quen để mời người đó làm gì, và giọng điệu cũng như ngôn ngữ của bài viết sẽ không quá trang trọng. Với dạng đề này, người thi sẽ được cung cấp đối tượng viết thư, hoàn cảnh cũng như hoạt động cần mời tham gia.
Ví dụ đề bài Invitation letter:
You should spend about 20 minutes on this task.
Your American pen pal, Alice, is on an exchange program to Viet Nam. You would love for her to stay with you in your hometown for a while.
Write a letter to Alice to invite her to your hometown.
You should write at least 120 words. You do not need to include your name or addresses. Your response will be evaluated in terms of Task fulfillment, Organization, Vocabulary, and Grammar.
Thư cảm ơn
Thank-you letter cũng là một dạng khá phổ biến và thường gặp trong Writing VSTEP Task 1. Đề bài sẽ cung cấp tình huống, người nhận lá thư cảm ơn, và có thể có thông tin liên quan khác. Tuy nhiên độc giả nên lưu ý đây cũng là một trong những loại đề khá vắn tắt, và thường sẽ có ít hoặc không có quá nhiều thông tin. Nhiệm vụ của người viết là thể hiện sự biết ơn, cảm kích một cách chân thành và súc tích.
Ví dụ đề bài Thank-you letter:
You should spend about 20 minutes on this task.
You recently went on an exciting skiing trip with your friend and her family. It was something you have wanted to do since you were 5.
Write her a thank-you letter to express your gratitude for the wonderful trip.
You should write at least 120 words. You do not need to include your name or addresses. Your response will be evaluated in terms of Task fulfillment, Organization, Vocabulary, and Grammar.
Thư yêu cầu
Với dạng bài Request letter, đề bài sẽ cung cấp những ý cơ bản về tình huống, mục đích viết thư cũng như thông tin mà thí sinh cần. Trong nhiều trường hợp, tên người nhận không xuất hiện, hoặc thậm chí đối tượng nhận thư không được nhắc đến cụ thể, đòi hỏi người viết tự suy luận để ghi phần Salutation sao cho hợp lý.
Ví dụ đề bài Request letter:
You should spend about 20 minutes on this task.
While reading the morning newspaper, you stumbled upon an advertisement for a new yoga course at the local gym on Mondays every week.
Write a letter to ask for additional information about the course.
You should write at least 120 words. You do not need to include your name or addresses. Your response will be evaluated in terms of Task fulfillment, Organization, Vocabulary, and Grammar.
Thư phàn nàn
Đây là dạng thư khiếu nại thường gặp không chỉ trong vài phần Writing Task 1 VSTEP mà còn trong đời sống thường ngày. Đề bài sẽ cung cấp những dữ liệu như tên hoặc nghề nghiệp hay chức vụ của người nhận cũng như vấn đề cần xử lý. Tuy nhiên, sẽ không có những gợi ý về ý tưởng và hướng viết, mà thí sinh sẽ cần tự suy nghĩ và sáng tạo để hoàn thành bài.
Ví dụ đề bài Complaint letter:
You should spend about 20 minutes on this task.
Recently, your neighbor has been renovating his house. He has worked on the wall right next to your bedroom for days, and the loud drilling and hammering noises have been bothering you and your roommates.
Write a complaint letter detailing the problem to your landlord.
You should write at least 120 words. You do not need to include your name or addresses. Your response will be evaluated in terms of Task fulfillment, Organization, Vocabulary, and Grammar.
Thư xin lỗi
Ngược lại với Thank-you letters, dạng đề Apology letters yêu cầu người thi viết một lá thư xin lỗi ai đó về một tình huống đáng tiếc hoặc một lỗi lầm bản thân gây ra. Thí sinh sẽ được biết đối tượng nhận thư, hoàn cảnh và mục đích viết thư, nhưng vẫn có khá nhiều cơ hội để sáng tạo thêm, chẳng hạn như nêu thêm lý do phạm lỗi và đề xuất một hướng giải quyết lỗi sai.
Ví dụ đề bài Apology letter:
You should spend about 20 minutes on this task.
You had a plan to meet up with your friend at the movies yesterday, but things cropped up and you couldn’t make it.
Write an email explaining your situation and apologize to your friend.
You should write at least 120 words. You do not need to include your name or addresses. Your response will be evaluated in terms of Task fulfillment, Organization, Vocabulary, and Grammar.
Thư xin việc
Application letter - thư xin việc - là một loại thư quen thuộc với nhiều thí sinh. Trong bài viết này, thông thường người thi phải nêu được một vài nét về khả năng đáp ứng công việc của bản thân, hứng thú với công việc, và một vài thông tin khác, ví dụ như cách ứng viên biết đến vị trí này, nếu có thể. Dạng thư này phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
Ví dụ đề bài Application letter:
You should spend about 20 minutes on this task.
You have been informed about a vacant position in a local company.
Write a letter to the hiring manager expressing your interest in the job.
You should write at least 120 words. You do not need to include your name or addresses. Your response will be evaluated in terms of Task fulfillment, Organization, Vocabulary, and Grammar.
Planning bài viết
Thư mời
Viết Salutation/Opening
Hỏi thăm (tùy chọn)
Giới thiệu lý do viết thư
Nêu lời mời và lý do mời
Viết Complimentary close
Thư cảm ơn
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu lý do viết thư
Hỏi thăm (tùy chọn)
Thể hiện sự cảm kích
Viết Complimentary close
Thư yêu cầu
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu bản thân và những thông tin cần thiết khác
Giới thiệu lý do viết thư
Nêu câu hỏi, vấn đề
Viết Complimentary close
Thư phàn nàn
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu bản thân và những thông tin cần thiết khác
Giới thiệu lý do viết thư
Nêu rõ hoàn cảnh và vấn đề mà bản thân đang gặp phải
Đề xuất giải pháp, nếu có
Viết Complimentary close
Thư xin lỗi
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu lý do viết thư
Hỏi thăm (tùy chọn)
Thể hiện sự tiếc nuối hoặc hối lỗi
Viết Complimentary close
Thư xin việc
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu lý do viết thư, nêu rõ tên vị trí và công ty đang ứng tuyển
Giới thiệu bản thân và các bằng cấp liên quan
Thể hiện mong muốn tuyển dụng
Viết Complimentary close
Hướng dẫn viết VSTEP Writing B1 Task 1
Đọc và phân tích đề bài một cách kỹ lưỡng
Trước khi bắt tay vào làm bài, việc tối quan trọng thí sinh cần hoàn thành là đọc đề bài và xác định:
Mục đích viết thư
Người nhận thư
Giọng điệu và ngôn ngữ cần sử dụng trong thư (trang trọng hay không?)
Hoàn cảnh viết thư, thì thời thích hợp
Những nội dung cần có trong thư
Lập kế hoạch cho bài viết
Trước khi viết bài, người thi nên có kế hoạch chặt chẽ về bố cục và cách sắp xếp cũng như liên kết các ý để đạt điểm cao nhất cho tiêu chí Organization. Độc giả có thể tham khảo các dàn bài cho từng dạng thư dưới đây
Thư phàn nàn/Thư yêu cầu
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu bản thân và những thông tin cần thiết khác
Giới thiệu lý do viết thư
Nêu rõ hoàn cảnh và vấn đề mà bản thân đang gặp phải
Đề xuất giải pháp, nếu có
Viết Complimentary close
Thư kinh doanh
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu bản thân và những thông tin cần thiết khác
Giới thiệu lý do viết thư
Nêu rõ hoàn cảnh, vấn đề, câu hỏi
Viết Complimentary close
Thư xin việc
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu lý do viết thư, nêu rõ tên vị trí và công ty đang ứng tuyển
Giới thiệu bản thân và các bằng cấp liên quan
Thể hiện mong muốn tuyển dụng
Viết Complimentary close
Thư cá nhân
Viết Salutation/Opening
Giới thiệu lý do viết thư
Hỏi thăm (tùy chọn)
Nêu nội dung chính
Viết Complimentary close
Viết nội dung
Viết phần Chào mừng/Bắt đầu
Đây là phần mở đầu bắt buộc trong tất cả các bài Writing Task 1 VSTEP, là tín hiệu bắt đầu một lá thư hoặc một email. Lời chào này khá đơn giản để xác định và viết đúng - người thi chỉ cần xác định đúng đối tượng nhận thư và viết lời mở đầu theo cấu trúc Dear + tên người nhận thư. Trong trường hợp lá thư trang trọng như Business letter hoặc Job application letter, khi không biết tên của người nhận, thí sinh cũng có thể viết “Dear Madam,” hoặc “Dear Sir,”, hoặc Dear + Chức vụ của người nhận.
Ví dụ: “Dear Hiring Manager,”, …vv. Lưu ý, tất cả những chữ trong phần Salutation/Opening đều phải viết hoa.
Viết phần Thân thể
Tùy theo loại bài, người viết có thể phát triển ý một cách sáng tạo theo tư duy của cá nhân, tuy nhiên thông thường, cấu trúc phần Body của bức thư sẽ bắt đầu với đoạn giới thiệu bản thân và mục đích viết thư.
Tiếp đó là phần tường trình sự việc và đi vào nội dung chính của bức thư. Vì bài viết Task 1 chỉ chiếm ⅓ tổng điểm phần Writing VSTEP nên thời gian và dung lượng của lá thư cũng nên được tiết chế. Với Personal letter, thí sinh có thể thêm những câu chào hỏi, hỏi thăm, tán gẫu thân mật, nhưng với những loại thư còn lại thí sinh không nên thêm những thông tin thừa, không có mục đích như vậy, mà ưu tiên truyền tải nhiệm vụ đề bài đã đặt ra.
Cuối cùng, người viết nên thêm một câu kết đoạn bày tỏ sự mong chờ hồi âm từ người nhận thư của mình, ví dụ như “I am looking forward to hearing from you” hoặc một biến thể nào khác của nó.
Viết kết thúc lịch sự
Với Complimentary close, người viết có thể lựa chọn kết thư thông dụng và phổ biến nhất là “Sincerely,”, “Best,” hoặc “Yours,” hay một biến thể nào khác. Tuy vậy, cần vô cùng lưu ý mức độ trang trọng của bức thư, đối tượng viết thư, và mục đích viết thư để chọn Complimentary close phù hợp.
Ví dụ như khi viết cho bạn bè hoặc người thân, người viết có thể dùng “Love,” hoặc “Cheers,” để kết thư, nhưng hiển nhiên không thể viết như thế trong một bức thư chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm về viết VSTEP Writing B1 Task 1
Ngoài ra, cần lưu ý viết Complimentary close tương ứng với mục đích và nội dung bức thư, bởi đối với một Complaint letter mà kết thư lại là “Cheers,” hoặc “Love,” thì sẽ không truyền tải hiệu quả và triệt để thông điệp đề bài đã giao.
Thêm vào đó, người viết luôn luôn cần hướng đến người đọc thư. Như đã đề cập ở trên, khi đọc và phân tích đề bài, thí sinh cần xác định giọng điệu trong bức thư mình cần xác lập là gì, trang trọng hay không. Nắm được thông tin này sẽ giúp người thi có định hướng rõ ràng trong dàn ý và diễn đạt, ví dụ như không viết tắt và không thêm những lối diễn đạt không trang trọng phổ biến trong văn nói như thành ngữ, tục ngữ, từ lóng, …vv.
Tổng kết cuối cùng
Tài liệu tham khảo
Ellis, Matt. “Cách viết mọi loại thư.” Hướng dẫn viết thư: Hướng dẫn bước theo bước với mẹo | Blog Grammarly, 7 tháng 7 năm 2022, www.grammarly.com/blog/how-to-write-a-letter/.
“Định dạng Bài kiểm tra.” Định dạng Bài kiểm tra - VSTEP - Trung Tâm Khảo Thí - Ulis-VNU, Hà Nội, 19 tháng 12 năm 2022, https://vstep.vnu.edu.vn/test-format/.
“Thư cá nhân.” Thư cá nhân - Purdue OWL® - Đại học Purdue, https://owl.purdue.edu/owl/general_writing/personal_correspondence/personal_letters.html. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.