Trong tiếng Anh, danh từ có thể được chia ra làm hai loại: danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Việc phân biệt được hai loại danh từ tiếng Anh này là rất cần thiết cả trong văn viết và văn nói, và cụ thể trong bài thi IELTS, điểm ngữ pháp này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến điểm Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp) của thí sinh.
Bài viết sẽ cung cấp cấu trúc diễn đạt khi người nói hoặc người viết muốn đo lường một danh từ không đếm được. Ngoài ra, danh sách những danh từ bất quy tắc (những danh từ có thể được dùng ở cả dạng đếm được và không đếm được) cũng sẽ được giới thiệu trong bài này.
Phân biệt giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được trong tiếng Anh
Danh từ có thể đếm được
Danh từ đếm được là những danh từ tiếng Anh được xem là có thể định lượng bằng số đếm và vì vậy có thể đứng sau số đếm. Ví dụ: two cats, nine apples.
Vì là đếm được nên loại danh từ này sẽ có hai dạng: danh từ đếm được số ít và danh từ đếm được số nhiều:
Danh từ đếm được là số nhiều khi số đếm đứng trước là từ 2 trở lên. Đối với dạng này, danh từ sẽ phải thêm “s” hoặc “es” vào cuối. Ví dụ: three pencils, 2 tomatoes.
Danh từ đếm được là số ít khi số đếm đứng trước là 1. Đối với dạng này, danh từ sẽ đi sau a/an hoặc one, và không thêm “s” hay “es” vào cuối từ. Ví dụ: a pencil, a tomato.
Danh từ không đếm được
Danh từ không đếm được là những danh từ không thể định lượng bằng số đếm và vì vậy không thể đứng sau số đếm. Hầu hết danh từ không đếm được sẽ là những danh từ liên quan đến:
Chất lỏng (liquid). Ví dụ: milk, water, alcohol
Các loại khí (gas). Ví dụ: oxygen, air
Loại bột hoặc hạt (powder and grain). Ví dụ: rice, wheat, sand, sugar
Ý nghĩa trừu tượng (abstract ideas). Ví dụ: advice, motivation, news, information
Hiện tượng tự nhiên (natural phenomenon). Ví dụ: sunshine, snow, rain weather
Danh từ khối (mass nouns). Ví dụ: hair, furniture, transportation, luggage
Trạng thái (state of being). Ví dụ: sleep, stress, childhood
Cảm xúc (feelings). Ví dụ: happiness, sadness, courage, enthusiasm, love
Vì không thể đi kèm với một số đếm nên danh từ không đếm được không có dạng số ít hay số nhiều. Tuy nhiên khi được dùng trong một câu, danh từ không đếm được sẽ được đối xử như một danh từ đếm được số ít, vì vậy hạn định từ và động từ sẽ được dùng ở dạng số ít.
Ví dụ:
– This information is very important
– The luggage looks really heavy
Cách xác định lượng danh từ không đếm được
Ví dụ, thí sinh không thể nói hoặc viết “two water” bởi vì “water” là danh từ không đếm được, do đó để cụ thể hoá số lượng của “water”, người nói phải dùng một trong các từ đo lường chẳng hạn như cup, drop, sip, bottle,… Như vậy ta sẽ có các cụm danh từ không đếm được của water như sau: a cup of water, two drops of water, many sips of water hoặc a bottle of water.
Cấu trúc được dùng trong ví dụ trên được gọi là cấu trúc định lượng (partitive structure). Cấu trúc này có thể được hệ thống lại thành công thức như sau:
Partitive structure: | Quantity | Measure word | Of | Uncountable noun |
Examples | a | can | of | tuna |
two | cups | of | tea | |
several | games | of | tennis |
Khi định lượng danh từ không đếm được, người thi cần đặc biệt lưu ý về mặt collocation (sự kết hợp từ theo tập quán, quy ước), cụ thể ở đây là sự kết hợp giữa từ đo lường và danh từ không đếm được. Ví dụ, danh từ không đếm được “bread” chỉ có thể đi kèm với các từ đo lường như “slice” hoặc “loaf”, hay “chocolate” thì phải đi kèm với “bar”, “chunk” hoặc “piece”.
Dưới đây là danh sách những cặp danh từ không đếm được và từ đo lường đi kèm phổ biến:
a bag of flour | rice | gold dust (một túi bột | gạo| bụi vàng )
a bar of chocolate | gold | soap (một thanh sô-cô-la| vàng| xà bông)
a bottle of Coke | milk | water | wine (một bình/chai coca| sữa| nước| rượu)
a bowl of cereal | rice | soup (một tô ngũ cốc| cơm| súp)
a box of cereal | paper (một hộp ngũ cốc| giấy)
a can of cream | meat | tuna (một hộp (kim loại) kem| thịt| cá ngừ)
a carton of ice-cream | orange juice | milk (một bình (giấy) kem| nước cam| sữa)
a cup of hot chocolate | coffee | tea (một ly sô-cô-la| cà phê| trà)
a drop of blood | oil | water (một giọt máu| dầu| nước)
a glass of beer | juice | water | wine (một ly bia| nước ép| rượu)
a grain of rice | sand (một hạt gạo| hạt cát)
an item of clothing | expenditure | news (một món quần áo| chi tiêu| mẫu tin tức)
a jar of honey | jam | peanut butter (một bình (thuỷ tinh/sứ) mật ong| mứt| bơ đậu phộng)
a piece of advice | furniture | paper (một lời khuyên| món đồ (trong nhà)| tờ giấy)
a roll of paper | tape | toilet paper (một cuộn giấy| băng| giấy vệ sinh)
a slice of bread | cheese | meat | toast (một lát bánh mì| phô mai| thịt| bánh mì nướng)
a spoonful of sugar | syrup (một muỗng đường| si-rô)
a tablespoon of butter | honey | ketchup (một muỗng canh bơ| mật ong| tương cà)
a teaspoon of cinnamon | medicine | salt (một muỗng cà phê quế| thuốc| muối)
a tube of glue | toothpaste (một tuýp keo| kem đánh răng)
Ngoài ra việc sử dụng cấu trúc định lượng, danh từ không đếm được còn có thể được ước lượng bằng những lượng từ như “some”, “a little” hoặc “any”, “much”. Ví dụ:
Please get me some water.
I only have a little money
There is not much rice left
Is there any news?
Các danh từ không tuân theo quy tắc phổ biến
Ví dụ, từ “room” trong tiếng Anh có thể được dùng ở cả dạng đếm được hoặc không đếm được. Khi ở dạng đếm được, từ này mang nghĩa là “căn phòng” (ví dụ: my apartment has three rooms – căn hộ của tôi có ba phòng). Tuy nhiên , khi ở dạng không đếm được, “room” lại mang nghĩa là “không gian” (ví dụ: there is not much room in this apartment – căn hộ này không có nhiều không gian lắm).
Dưới đây là danh sách một vài danh từ bất quy tắc thường gặp và cách sử dụng chúng.
Dạng đếm được | Danh từ bất quy tắc | Dạng không đếm được | |||
Ví dụ | Ngữ nghĩa | Ngữ nghĩa | Ví dụ | ||
There are two hairs in my soup – Có hai sợi tóc trong chén súp của tôi | Sợi tóc | Hair | Tóc nói chung | She has a lot of hair – Cô ấy có rất là nhiều tóc | |
There are two lights in our bedroom – Phòng chúng tôi có hai cái đèn | Đèn | Light | Ánh sáng | There’s too much light. Please close the curtain. – Sáng quá! Xin hãy đóng rèm lại. | |
I heard a noise in the kitchen – Tôi nghe thấy một tiếng động trong nhà bếp | Tiếng động | Noise | Sự ồn ào | I can’t focus because there is too much noise – Tôi không tập trung được vì quá ồn ào | |
This picture is such a great work of art – Bức tranh này đúng là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời | Tác phẩm | Work | Công việc | I am really stressed due to my work – Tôi thất sự rất áp lực vì công việc | |
I truly had an amazing time at the party – Tôi thật sự có một khoảng thời gian tuyệt vời tại bữa tiệc | Khoảng thời gian | Time | Thời gian | We don’t have much time left. Please hurry! – Chúng ta không không có nhiều thời gian. Nhanh lên nào! |
Bài tập thực hành
Friend -> ______
Child -> _____
Battery -> _____
Knife -> _____
Mouse -> _____
Bacterium -> _____
Crisis -> _____
Species -> _____
Syllabus -> ____
Piano -> _____
Bài 2. Chọn dạng đúng của danh từ trong các câu dưới đây:
Let me know if you need more information/ informations.
My father works two jobs/ works at the same time.
Her courage/ courages will help my friend to succeed.
“F.R.I.E.N.D.S” is my all-time favourite serie/ series.
He asked for his father’s advice/ advices on business.
There’s so much noise/ noises that I can’t concentrate.
We should buy some furniture/ furnitures for our new house.
My brother often has bread/ breads and butter/ butters for breakfast.
Bài 3. Dịch các câu sau sang tiếng Anh.
Cô bé ấy có thể nói được ba ngôn ngữ dù cô bé mới sáu tuổi.
______________________________________________________.
Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời ở bữa tiệc tối qua.
______________________________________________________.
Bạn cần rất nhiều sự nhiệt tình để trở thành một giáo viên tốt.
_______________________________________________________.
Anh ấy lúc nào cũng hỏi xin tiền từ bạn bè.
________________________________________________________.
Chúng tôi trả hơn một triệu đồng mỗi tháng tiền điện.
________________________________________________________.
Tôi muốn một ít nước. Bạn đưa tôi chiếc cốc đằng kia được không?
________________________________________________________.
Em gái tôi không thích nghe nhạc cổ truyền. Cô ấy biết rất nhiều bài.
________________________________________________________.
Bạn tôi đã mua một căn nhà với một phòng ăn lớn. Cô ấy muốn có nhiều không gian để tổ chức những bữa tiệc.
_________________________________________________________..
Đáp án và giải thích
Bài tập 1
Người học cần chú ý các trường hợp đặc biệt khi viết dạng số nhiều của các danh từ đã cho.
1. Friends
Danh từ “friend” (bạn) không thuộc trường hợp đặc biệt. Người học chỉ cần thêm đuôi “s” để tạo danh từ số nhiều.
2. Children
Danh từ “child” (đứa trẻ) là trường hợp đặc biệt, khi chuyển sang số nhiều sẽ thay đổi hoàn toàn về mặt hình thức. Danh từ số nhiều của “child” là “children”.
3. Batteries
Danh từ “battery” (pin) là trường hợp đặc biệt. Các danh từ tận cùng là “y”, trước đó là một phụ âm, người học cần chú ý đổi “y” thành “i” và thêm đuôi “es” khi chuyển sang dạng số nhiều.
4. Knives
Danh từ “knife” (con dao) là trường hợp đặc biệt. Các danh từ tận cùng là “f/ fe”, người học cần chú ý đổi “f/fe” thành “ves” khi chuyển sang dạng số nhiều.
5. Mice
Danh từ “mouse” (con chuột) là trường hợp đặc biệt, khi chuyển sang số nhiều sẽ thay đổi hoàn toàn về mặt hình thức. Danh từ số nhiều của “mouse” là “mice”.
6. Bacteria
Danh từ “bacterium” (vi khuẩn) là trường hợp đặc biệt, người viết cần lưu ý đổi đuôi “um” thành “a” khi chuyển sang dạng số nhiều.
7. Crises
Danh từ “crisis” (khủng hoảng) là trường hợp đặc biệt, người viết cần lưu ý đổi đuôi “is” thành “es” khi chuyển sang dạng số nhiều.
8. Species
Danh từ “bacterium” (vi khuẩn) là trường hợp đặc biệt, người viết cần lưu ý đổi đuôi “um” thành “a” khi chuyển sang dạng số nhiều.
9. Syllabi
Danh từ “syllabus” (giáo trình) là trường hợp đặc biệt, người viết cần lưu ý đổi đuôi “us” thành “i” khi chuyển sang dạng số nhiều.
10. PianosDanh từ “piano” (đàn dương cầm) là trường hợp đặc biệt. Thông thường, các danh từ tận cùng là “o” sẽ được thêm đuôi “es” khi chuyển sang dạng số nhiều. Tuy nhiên, người viết cần lưu ý “piano” là trường hợp ngoại lệ, chỉ thêm đuôi “s” khi chuyển sang dạng số nhiều.
Bài tập 2
Người học cần chú ý phân biệt các danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Với danh từ đếm được, người học cần chú ý thêm dạng số ít và số nhiều của danh từ.
1. Information
“Information” (thông tin) là danh từ không đếm được nên người học cần chọn đáp án thứ nhất. Đáp án thứ hai thêm “s” vào sau danh từ “information” là không chính xác.
2. Job
“Job” (công việc) là danh từ đếm được, trong khi “work” cũng mang ý nghĩa gần tương tự nhưng là danh từ không đếm được. Trong câu đã từ chỉ số lượng “two” nên người học cần chọn đáp án “jobs”.
3. Courage
“Courage” (sự can đảm) là danh từ chỉ không đếm được nên người học cần chọn đáp án thứ nhất. Đáp án thứ hai thêm “s” vào sau danh từ “courage” là không chính xác.
4. Series
“Series” (chuỗi/ loạt phim) là danh từ đếm được có dạng số ít và số nhiều như nhau, đều là “series”. Do đó, người học cần chọn đáp án thứ hai.
5. Advice
“Advice”(lời khuyên) là danh từ không đếm được trong tiếng Anh nên đáp án cần lựa chọn là đáp án thứ nhất. Người học cần lưu ý đây là một trường hợp khác biệt so với tiếng Việt khi “lời khuyên” thường là danh từ đếm được.
6. Noise
“Noise” là danh từ có thể được sử dụng ở cả dạng danh từ đếm được và không đếm được, tuy nhiên ý nghĩa của hai dạng khác nhau. Ở dạng danh từ đếm được, “noise” mang ý nghĩa là tiếng động. Ở dạng danh từ không đếm được “noise” mang ý nghĩa là tiếng ồn. Trong trường hợp này, nghĩa thứ hai sẽ phù hợp hơn. Do đó, người đọc cần chọn đáp án “noise” (danh từ không đếm được).
7. Furniture
“Furniture” là danh từ chỉ tập hợp thuộc nhóm danh từ không đếm được, vì vậy đáp án cần chọn là đáp án thứ nhất “furniture” không có “s”. Người học cần chú ý trường hợp này khác biệt so với tiếng Việt khi đồ đạc thường được coi là danh từ đếm được. Trong tiếng Anh, từng món đồ cụ thể như “chair”, “table” hay “wardrobe” đều là các danh từ đếm được, nhưng danh từ tập hợp “furniture” để chia chung những món đồ này là danh từ không đếm được.
8. Bread/ butter
“Bread” và “butter” đều là hai danh từ không đếm được, tương tự một số danh từ chỉ đồ ăn khác như “rice”, “meat”, cheese”. Do đó người học cần lựa chọn hai đáp án không có đuôi “s”.
Bài tập 3
Người học cần dùng từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh và lưu ý các cấu trúc của thì Hiện tại tiếp diễn.
1. That girl can speak three languages though she is only six.
Câu sử dụng chủ ngữ là “That girl” với động từ khuyết thiếu “can” để chỉ khả năng. Sau “can”, động từ “speak” được sử dụng ở dạng nguyên mẫu. Danh từ “language” được chuyển sang dạng số nhiều bằng cách thêm đuôi “s” thành “languages”. Câu cũng là câu phức sử dụng mệnh đề nhượng bộ với liên từ “though”.
2. I had a great time at the party last night.
Câu sử dụng chủ ngữ là đại từ ngôi thứ nhất “I” với động từ “have” được chia ở thì quá khứ đơn là “had” do có trạng ngữ chỉ thời gian trong quá khứ “last night”. Trong trường hợp này, “time” là danh từ đếm được số ít, được sử dụng với nghĩa “khoảng thời gian”.
3. You need a lot of enthusiasm to become a good teacher.
Câu sử dụng chủ ngữ là đại từ ngôi thứ hai “you” với động từ “need” ở thì hiện tại đơn. “Enthusiasm” (sự nhiệt tình) là danh từ không đếm được. Người học cũng chú ý cấu trúc “to + V” được sử dụng để chỉ mục đích “to become a good teacher”.
4. He is always asking for money from his friends.
Câu sử dụng chủ ngữ là đại từ ngôi thứ ba số ít “he” với động từ chia thì hiện tại tiếp diễn cấu trúc “is + V-ing”. Trong trường hợp này, thì hiện tại tiếp diễn đã được sử dụng để diễn tả một hành động, thói quen lặp đi lặp lại ở hiện tại gây khó chịu cho người nói, kết hợp với trạng từ “always”. Người học lưu ý “money” (tiền) là danh từ không đếm được, không thêm “s” hay “es”.
5. We pay more than one million dong every month for electricity.
Câu sử dụng chủ ngữ ngôi thứ nhất số nhiều “we” với động từ “pay” được chia ở thì hiện tại đơn để diễn tả một sự việc xảy ra thường xuyên đều đặn “every month” (mỗi tháng). Người học lưu ý đơn vị tiền tệ “dong” (đồng) không chuyển sang dạng số nhiều trong câu và “electricity” (điện) là danh từ không đếm được.
6. I want some water. Can you give me the glass over there?
Câu sử dụng chủ ngữ ngôi thứ nhất số ít “I” với động từ “want” ở thì hiện tại đơn để thể hiện mong muốn. “Water” (nước) là chất lỏng, do đó là danh từ không đếm được. Câu thứ hai là câu nghi vấn với động từ khuyết thiếu “Can” để đưa ra yêu cầu, đề nghị. “Glass” trong trường hợp này mang nghĩa “cốc đựng nước”, là danh từ đếm được.
7. My sister likes listening to traditional music. She knows many songs.
Câu đầu tiên sử dụng người thứ ba số ít là “em gái của tôi” với động từ “thích” ở hiện tại đơn để biểu hiện sở thích. “Nhạc truyền thống” là âm nhạc cổ điển, trong đó “nhạc” chỉ âm nhạc nói chung là danh từ không đếm được. Tuy nhiên, trong câu thứ hai, “bài hát” lại là danh từ đếm được, có từ “nhiều” thể hiện số lượng nên “bài hát” được chuyển thành dạng số nhiều bằng cách thêm “s” vào sau danh từ.
8. Bạn của tôi đã mua một căn nhà với một phòng ăn lớn. Cô ấy muốn có nhiều không gian để tổ chức các buổi tiệc của mình.
Câu đầu tiên sử dụng người thứ ba số ít là “bạn của tôi” với động từ “đã mua” ở thì hiện tại hoàn thành. Cả hai danh từ “nhà” và “phòng” trong câu đều là các danh từ đếm được số ít. Trong câu thứ hai, từ “phòng” cũng xuất hiện nhưng mang ý nghĩa “không gian” và là danh từ không đếm được. Người học cũng cần chú ý cách diễn đạt “tổ chức các buổi tiệc” (tổ chức tiệc), trong đó “tiệc” được sử dụng ở dạng số nhiều bằng cách thay “y” thành “i” và thêm “es”.