Cây phượng vĩ nở đầy hoa ở Florida Keys | |
Tình trạng bảo tồn | |
---|---|
Phụ thuộc bảo tồn (IUCN 2.3) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Fabales |
Họ (familia) | Fabaceae |
Phân họ (subfamilia) | Caesalpinioideae |
Tông (tribus) | Caesalpinieae |
Chi (genus) | Delonix |
Loài (species) | D. regia |
Danh pháp hai phần | |
Delonix regia | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Phượng còn được gọi là phượng vỹ, phượng vị, xoan tây, điệp tây (tên khoa học: Delonix regia) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây này phát triển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Xuất xứ và đặc điểm
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, nơi mà nó được tìm thấy trong rừng miền tây của Malagasy. Trong tự nhiên, loài này đang có nguy cơ bị đe dọa, nhưng người ta trồng nó rộng rãi ở nhiều nơi. Ngoài vai trò cây cảnh, nó cũng có tác dụng tạo bóng mát trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nhờ chiều cao từ 10 m đến 15 m (thỉnh thoảng có thể cao tới 20 m) và tán lá rộng dày.
Xuất xứ và đặc điểm
Phượng vĩ được trồng phổ biến tại khu vực Caribe.
Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở Florida, thung lũng Rio Grande ở Nam Texas, sa mạc Arizona (cho đến Tucson, Arizona) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Đây là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
Phượng vĩ được xem là đã thích nghi với điều kiện thổ thủy ở nhiều vùng trồng và được coi là loài xâm hại tại Úc do tạo bóng râm và hệ rễ cản trở sự phát triển của các loài thực vật bản địa. Ở Ấn Độ, nó được biết đến với cái tên gulmohar.
Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp nhập vào từ Madagascar vào cuối thế kỷ 19. Hiện nay, loài cây này được trồng rộng rãi từ miền Bắc đến miền Nam trên các vỉa hè, công viên và trường học. Hải Phòng được biết đến với cái tên thành phố Hoa phượng đỏ, nơi có công viên hoa phượng và lễ hội hoa phượng vào tháng 5 hàng năm.
Quả của phượng vĩ được sử dụng ở khu vực Caribe như một loại bộ gõ âm nhạc có tên gọi là shak-shak hoặc maraca.
Gỗ phượng vĩ có chất lượng trung bình, được sử dụng trong xây dựng, đồ nội thất, đóng thùng và chế biến ván. Vỏ và rễ cây được dùng trong y học dân gian để hạ nhiệt và chống sốt. Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp và giảm huyết áp. Lá cây cũng có tác dụng trị tê thấp và đầy hơi.
Mùa hoa nở
Cây sẽ nở hoa vào các tháng khác nhau tùy vào khu vực địa lý.
- Úc: từ tháng 11 đến tháng 2
- Bangladesh: từ tháng 4 đến tháng 5
- Bermuda: từ tháng 5 đến tháng 8
- Brazil: từ tháng 11 đến tháng 2
- Quần đảo Canaria: từ tháng 5 đến tháng 9
- Vùng Caribe: từ tháng 5 đến tháng 9
- Cộng hòa Dân chủ Congo: từ tháng 11 đến tháng 12
- Cộng hòa Dominica: từ tháng 7 đến tháng 9
- Ai Cập: từ tháng 5 đến tháng 6
- Nam Florida: từ tháng 5 đến tháng 6
- Hawaii: từ tháng 5 đến tháng 6
- Hồng Kông: từ tháng 5 đến tháng 6
- Tiểu lục địa Ấn Độ: từ tháng 4 đến tháng 7
- Israel: từ tháng 5 đến tháng 6
- Liban: từ tháng 6 đến tháng 8
- Malawi, Zambia và Zimbabwe: từ tháng 10 đến tháng 12
- Malaysia: từ tháng 11 đến tháng 12
- Quần đảo Bắc Mariana: từ tháng 3 đến tháng 6
- Mauritius: từ tháng 11 đến tháng 12
- Pakistan: từ tháng 4 đến tháng 5
- Philippines: từ tháng 4 đến tháng 6
- Peru (ven biển): từ tháng 1 đến tháng 3
- Réunion: từ tháng 11 đến tháng 1
- Nam Sudan: từ tháng 3 đến tháng 5
- Thái Lan: từ tháng 4 đến tháng 5
- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: từ tháng 5 đến tháng 7
- Việt Nam: từ tháng 5 đến tháng 7
Ý nghĩa của tên
Tên gọi 'phượng vĩ' là một cụm từ Hán Việt, có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một cách đặt tên theo cảm xúc vì các lá phượng vĩ, đặc biệt là lá non, có hình dáng giống như đuôi của con chim phượng.
Biểu tượng đặc trưng
Tại Việt Nam, phượng vĩ được xem là biểu tượng của tuổi học trò vì mùa nở hoa của nó thường trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của các thế hệ học sinh. Vì vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui trong tuổi học trò và được gọi là 'hoa học trò'. Thành phố Hải Phòng là nơi trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được biết đến như là 'thành phố Hoa Phượng Đỏ' hay 'thành phố hoa học trò'. Nhà thơ Thanh Tùng đã sáng tác bài thơ Thời hoa đỏ, được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, lấy cảm hứng từ những kỷ niệm về tuổi trẻ và mùa hoa phượng vĩ.