Vật lý vật chất ngưng tụ |
---|
Pha · Chuyển pha * QCP |
Trạng thái vật chất[hiện] |
Hiện ứng pha[hiện] |
Pha điện tử[hiện] |
Hiệu ứng điện tử[hiện]
|
Pha từ[hiện] |
Giả hạt[hiện] |
Vật chất mềm[hiện] |
Nhà khoa học[hiện] |
Polymer hay chất đa phân là thuật ngữ chỉ các hợp chất cao phân tử (những hợp chất có khối lượng phân tử lớn và cấu trúc của chúng chứa nhiều lần lặp lại các mắt xích cơ bản). Các phân tử tương tự nhưng có khối lượng nhỏ hơn được gọi là oligomer.
Tên gọi 'polymer' bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, πoλvς, polus, 'nhiều' và μερος, meros, 'phần', chỉ các phân tử lớn được hình thành từ việc lặp lại nhiều phân tử nhỏ. Các đơn vị cấu tạo nên polymer có nguồn gốc từ các phân tử có khối lượng phân tử tương đối thấp. Thuật ngữ này được Jöns Jacob Berzelius giới thiệu vào năm 1833, mặc dù ông có định nghĩa khác với định nghĩa IUPAC hiện tại. Các khái niệm hiện đại về polymer, như cấu trúc phân tử đồng hóa trị, đã được Hermann Staudinger đưa ra vào năm 1920. Ông đã mất một thập kỷ tiếp theo để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cho giả thuyết này.
Trong thực tế, polymer thường được gọi là nhựa. Polymer bao gồm hai loại chính: polymer tự nhiên và polymer tổng hợp. Các polymer hữu cơ như protein (ví dụ như tóc, da, và một phần của xương) cùng với axit nucleic đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tổng hợp polymer hữu cơ. Có nhiều dạng polymer tự nhiên như cellulose, thành phần chính của gỗ và giấy.
- Chất dẻo
- Phản ứng trùng hợp
- Polymer siêu hấp thụ
- Hóa học polymer
Liên kết ngoài
- Cổng thông tin Hóa học
- Polymer (hóa học) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Cách phân tích polymer bằng phương pháp nhiễu xạ tia X
- Tài liệu giáo dục về Hóa học Polymer
- Macrogalleria
- Giới thiệu về Polymer
- Từ điển viết tắt Polymer
Tiêu đề chuẩn |
|
---|