Vậy làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho một kì thi IELTS sắp đến? Trong bài viết này, tác giả sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị cho bài thi nói IELTS dựa vào ứng dụng IELTS Speaking Assistant.
Key takeaways
Bộ đề dự đoán có thể được chia thành ba quý: Quý 1 (tháng 1 đến tháng 4); quý 2 (Tháng 5 đến tháng 8); quý 3 (Tháng 9 đến tháng 12)
Ưu điểm điểm của việc sử dụng ứng dụng: tiện lợi, dễ sử dụng; các chủ đề và câu hỏi được cập nhật mỗi ngày giúp thí sinh chuẩn bị tốt cho bài thi thật, đặc biệt là các chủ đề khó và lạ; học được từ vựng, cấu trúc hay từ người bản xứ
Khuyết điểm: tốn phí để xem câu trả lời gợi ý, ý tưởng và từ vựng cho tất cả câu hỏi; chưa có audio để nghe và học từ vựng
Cách sử dụng ứng dụng: đánh giá trình độ hiện tại, chọn ngày thi, tìm speaking partner, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch luyện nói đều đặn.
Những lưu ý khi sử dụng ứng dụng: không học thuộc câu trả lời mẫu, chỉ học từ vựng cấu trúc hay; học từ vựng có chọn lọc và ứng dụng chúng vào luyện nói
Overview of the IELTS Speaking Assistant application
Introduction to the founder
Đây là ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ giáo viên IELTS với hơn 15 năm kinh nghiệm, nhằm cung cấp cho thí sinh những đề thi nói IELTS forecast đã và sẽ xuất hiện trong bài thi thật được cập nhật mới nhất mỗi ngày giúp thí sinh chuẩn bị tốt cho bài thi:
(https://ielts-assistant.net)
What is a forecast speaking set?
Đối với các thí sinh đã luyện thi IELTS, cụm từ IELTS speaking forecast có lẽ không quá xạ lạ với họ. Đây là bộ đề chứa những chủ đề và câu hỏi đã và sẽ xuất hiện trong đề thi thật vào một giai đoạn nhất định. Hiểu nôm na, một năm có thể được chia thành ba quý:
Quý 1: tháng 1 đến tháng 4
Quý 2: Tháng 5 đến tháng 8
Quý 3: Tháng 9 đến tháng 12
Mỗi quý là một bộ đề bao gồm khoảng 130 chủ đề (30 chủ đề part 1, 50 cue cards part 2 và 50 chủ đề tương ứng được phát triển dựa trên các chủ đề của part 2), tuy nhiên các câu hỏi của mỗi quý không hoàn khác nhau. Nghĩa là cứ vào mỗi tháng 1, tháng 5 và tháng 9, 50% chủ đề sẽ được thay đổi dần dần và 50% còn lại vẫn được tiếp tục dùng cho quý tiếp theo đến khi đã được sử dụng trong 2 quý thì nhóm câu hỏi này sẽ được bỏ đi và không được sử dụng nữa.
Vì vậy, nếu thí sinh chuẩn bị tốt và đúng cách cho các chủ đề có trong bộ đề của từng quý, khả năng cao là họ có thể gặp những chủ đề đã chuẩn bị, đặc biệt là những chủ đề lạ và khó khiến họ không có ý tưởng để nói về. Nhờ việc chuẩn bị trước, thí sinh có thể nói tốt hơn trong bài thi thật.
Where can this application be found?
Phần mềm IELTS Speaking Assistant là phần mềm được sử dụng trên mọi hệ điều hành của điện thoại thông minh, thí sinh chỉ cần gõ từ khóa “IELTS SPEAKING ASSISTANT” trên của hàng ứng dụng và tải miễn phí về điện thoại.
Khi tải ứng dụng xong, thí sinh sẽ thấy giao diện chính rất đơn giản:
Khi thí sinh nhấn vào từng part, họ sẽ thấy được các chủ đề tương ứng của từng part, tùy theo chủ đề mà số lượng câu hỏi sẽ khác nhau và sẽ được cập nhật liên tục mỗi ngày.
Hiện tại, part 1 có hơn 30 chủ đề, part 2 và part 3 có 50 chủ đề. Thí sinh cần chuẩn bị tốt cho những chủ đề trong đây thì có thể chuẩn bị đủ từ vựng và ý tưởng cho kì thi thật.
Strengths and weaknesses of using the application
Điểm mạnh | Điểm yếu |
|
|
Guidance on how to use the app
Step 1: Assess current proficiency level
Việc hiểu rõ trình độ hiện tại giúp thí sinh xây dựng được rõ kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Đối với các thí sinh chưa tham gia thi thật và không biết hiện tại kĩ năng speaking của họ nằm ở mức điểm nào, họ nên tìm đến các chuyên gia hay giáo viên có kinh nghiệm để được đánh giá trình độ. Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo dịch vụ thi thử tại Mytour ACADEMY hoặc những hội đồng uy tín như IDP hoặc British Council để đánh giá chính xác năng lực của họ
Bước 2: Chọn ngày thi
Thời điểm lý tưởng cho bài thi nói IELTS là vào cuối tháng 4, tháng 8 và tháng 12 vì đây là thời điểm thí sinh biết được toàn bộ những chủ đề và câu hỏi xuất hiện trong đề thi thật. Nghĩa là vào tháng 1, tháng 4 và tháng 8, các chủ đề sẽ được thay đổi khoảng 50% và 50% còn lại sẽ được thay đổi dần đến cuối quý thì sẽ được hoàn thiện. Đây cũng là thời điểm thí sinh có đủ thời gian chuẩn bị từ đầu quý đến cuối quý vì số lượng chủ đề khá nhiều nên thí sinh cần khá nhiều thời gian để chuẩn bị.
Step 3: Find a speaking partner
Việc luyện tập một mình sẽ rất dễ chán nản, khiến thí sinh dễ từ bỏ do lượng câu hỏi khá nhiều. Vì vậy, thí sinh nên tìm một người bạn luyện chung, người đồng hành này nên có cùng trình độ (dựa vào kết quả đã đánh giá ở bước 1) và mục tiêu để có thể động viên lẫn nhau trong quá trình luyện tập. Ngoài ra, khi luyện tập cùng nhau, các thí sinh có thể phát hiện khuyết điểm của nhau, góp ý cho nhau và từ đó cả hai cùng tiến bộ. Để thực sự có thể cải thiện kĩ năng nói, thí sinh phải kiên trì luyện nói mỗi ngày thí mới có thể nhanh tiến bộ.
Step 4: Plan ahead
Sau khi đã tìm được bạn luyện nói chung, thí sinh cùng nhau lập kế hoạch cụ thể dựa theo thời gian còn lại và phân đều các chủ đề ra khoảng thời gian này. Ví dụ, thí sinh xác định thi vào cuối tháng 8 và hiện tại là tháng cuối tháng 5, nghĩa là thí sinh còn 3 tháng để chuẩn bị cho tất cả các câu hỏi. Hiện nay trên ứng dụng đang có 31 chủ đề part 1, 50 chủ đề part 2 và 50 chủ đề part 3, tổng cộng là 131. Thí sinh có thể chia đều 131 chủ đề này trong ba tháng bằng cách mỗi ngày luyện tập 2 chủ đề. Vì số lượng chủ đề khá nhiều nên thí sinh nên có thời gian luyện tập từ đầu quý đến cuối quý thì việc luyện tập đỡ áp lực hơn. Nếu luyện theo từng chủ đề thế này, thí sinh có thể sử dụng bảng kế hoạch miễn phí của ứng dụng IELTS Speaking Assistant để đánh dấu những chủ đề đã luyện qua, giúp việc theo dõi trở nên dễ dàng hơn.
Đối với thí sinh có lịch khi quá gấp do đã đăng kí, họ có thể nhìn tổng quan các bộ đề và luyện tập các bộ đề khó và lạ trước phòng khi gặp phải chúng họ không mất nhiều thời gian trong việc suy nghĩ ý tưởng.
Tuy nhiên, đối với part 2, một số chủ đề có thể có nội dung tương tự nhau nên thí sinh có thể nhóm lại theo từng chủ đề:
Miêu tả một sự kiện/ trải nghiệm trong quá khứ
Describe a course that impressed you
Describe an interesting discussion you had as part of your work or studies
Describe a story you remember
Describe a long walk you ever had
Describe skill you learned from older people
Describe things you did to learn a language
Describe a positive change in your life
Describe the traffic jam in your city
Describe an occasion when you lost something
Describe a competition that you took part in
Describe a time you were very busy
Describe a time when you helped a child
Describe an unusual or interesting thing you did recently
= Describe a day out that didn’t cost a lot
= Describe a happy event you organized
Describe a difficult decision that you once made
= Describe an important event in your life
Describe a piece of advice you got about work
= Describe a piece of advice you gave
Describe a time you used a cellphone to do something important
Trong dạng câu hỏi này, đa phần thí sinh phải làm quen và luyện tập sử dụng thành thạo thí quá khứ đơn. Nhiều thí sinh do chưa luyện tập nhiều nên họ có xu hướng sử dụng lộn xộn, lúc thì dùng quá khứ đơn, lúc thì dùng hiện tại đơn nên dẫn đến lỗi sai về ngữ pháp. Để có thể thành thạo được thì quá khứ, thí sinh cần luyện tập đi luyện tập làm nhiều lần, qua nhiều lần phạm lỗi sai mà khắc phục.
Miêu tả một sự kiện/ trải nghiệm mong muốn trong tương lai
Describe a house or an apartment you would like to live in
Describe a place you recommend living
Describe a gift you want to buy
Thí sinh cần chú ý thời gian của câu hỏi, trong các đề bài trên, giám khảo muốn thí sinh sử dụng được thì tương lại đơn để nói về ý muốn/ dự định trong tương lai. Dĩ nhiên thí sinh có thể đa dạng ngữ pháp bằng cách kết hợp nhiều thì khác nhau, tuy nhiên thì những câu trúc dự đoán nói về tương lại vẫn nên được ưu tiên hơn.
Miêu tả người
Describe a person you follow on social media
Describe a person who contributes the society
Describe a famous person in your country
Describe a person you once met and want to know more about
Describe a person you enjoyed talking with
Describe an interesting neighbor you like
Describe a family member you want to work with
Describe a person you like to spend time with
Để nói về người, thí sinh cần chuẩn bị những từ vựng để miêu tả về ngoại hình, tính cách, hoạt động, vì vậy luyện tập theo dạng thế này là cách tuyệt vời để giúp thí sinh ôn tập từ vựng hiệu quả nhất. Trong các chủ đề trên, ta thấy nhiều chủ đề có nội dung khá tương tự nhau, như 3 chủ đề đầu tiên người nói có thể luyện tập chung một ý tưởng nhưng theo cách diễn đạt khác nhau, linh hoạt thay đổi cho phù hợp với câu hỏi. Tương tự, 3 chủ đề tiếp theo cũng có thể được gộp chung thành 1 ý tưởng, khi đó giúp thí sinh tiết kiệm thời gian hơn.
Miêu tả thói quen
Describe something that helps you concentrate
Describe something healthy you enjoy doing
Describe something that saves your time
Describe a quiet place you like to spend your time
Thông thường, để nói về thói quen thí sinh phải chuẩn bị tốt những ngôn ngữ hay cấu trúc nói về tần suất hoặc giải thích về lợi ích của những nguyên nhân đó.
Miêu tả một đồ vật/ sự vật
Describe piece of clothing that you received as a gift
Describe something you received for free
Describe an interesting song
Describe a special cake you received
Describe something that was broken in your home
Describe an ambition you have not achieved
Describe a toy you had when you were a child
Describe a traditional product
Describe an invention that changed people’s lives
Describe a rule you don’t like
Describe something that you can’t live without
Khi luyện tập, thí sinh có thể tự chuẩn bị cho mình những cấu trúc hay để nói về đồ vật, như nói về thời gian thí sinh có được đồ vật đó chẳng hạn:
If my memory serves me right, it might have been + thời gian when I got ______. At that time, …….
Những cụm từ nói về thời gian: a good while ago= a long time ago, many moons ago (đã qua nhiều mùa trăng nghĩa là rất lưu trong quá khứ),v.v
If my memory serves me right= If I am not mistaken: nếu tôi nhớ không lầm
It might have been: dự đoán về một việc không chắc chắn trong quá khứ
At that time: Vào khoảng thời gian đó, sử dụng được cụm này giúp thí sinh liên kết với câu phía trước, giúp tạo tính liên kết cho bài nói.
Và còn nhiều dạng ngôn ngữ hay khác, thí sinh có thể tích lũy thông qua quá trình luyện tập bằng cách tham khảo bài mẫu, từ đó chọn ra những cụm từ thí sinh tâm đắc nhất để luyện tập sử dụng cho thành thạo.
Miêu tả nơi chốn
Describe a new place you visited
Describe a part of your country that you find interesting
Describe a place in the village you visited
Describe a river or lake which you like
Khi nói về nơi chốn, thí sinh cần tích lũy những vốn từ và cấu trúc nói về vị trí, tính từ miêu tả trải nghiệm hay cảnh đẹp. Bằng việc luyện tập nhiểu dạng câu hỏi về nơi chốn cùng một lúc, thí sinh có cơ hội được thực hành những ngôn ngữ hữu ích đã học để chúng trở thành một phần trong ngôn ngữ của thí sinh, giúp họ nói lưu loát và tự tin trong bài thi thật.
Trên đây là phần phân loại và nhóm các cue card theo từng chủ đề của tác giả cho quý 2 từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2022 để thí sinh có thể tham khảo.
Mỗi dạng câu hỏi đòi hỏi những ngôn ngữ và từ vựng khác nhau, nhờ chia thành từng dạng cụ thể, thí sinh có thể gộp những chủ đề có nội dung tương tự thành 1 chủ đề từ đó rút ngắn đi số chủ đề và là cơ hội để thí sinh luyện tập để sử dụng lưu loát và chính xác ngôn ngữ miêu tả cho từng dạng.
Thí sinh nên lập kế hoạch ôn luyện càng cụ thể càng tốt, ví dụ mỗi ngày nên luyện bao nhiêu thời gian và cho chủ đề nào.
Step 5: Implement a regular speaking practice plan every day
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, thí sinh không còn cảm thấy chơi vơi vì không biết bắt đầu từ đâu hay không biết tiếp tục luyện như thế nào. Trong quá trình luyện tập, thí sinh nên kiên trì và có kỉ luật, khuyến khích, nhắc nhở lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
Important notes when practicing forecast sets
Do not memorize answers
Candidates should not memorize sample answers but should only refer to vocabulary, speaking structures, and ideas to apply them and practice speaking independently. Memorizing answers will not help candidates progress because remembering all the answers for over 130 topics is very difficult. Instead, they can only practice reflexes and prepare vocabulary related to each topic. Moreover, if candidates are lucky enough to receive a topic they have memorized in the actual test room, experienced examiners will easily detect that candidates are trying to memorize instead of speaking naturally, resulting in candidates having difficulty achieving high scores.
Adhere closely to the scoring criteria during the learning process
Depending on the proficiency level of each candidate, candidates closely follow the score description table for speaking test criteria (Fluency and coherence, lexical resource, grammar, pronunciation) to see it as a basis to determine how they need to improve in order to achieve their desired score. Candidates can click on this link.
Studying vocabulary correctly
Candidates should study selectively, not too much without being able to use it. To be able to use a vocabulary when speaking, candidates must not only remember its meaning but also know how to use it accurately. Therefore, candidates should set a goal to learn vocabulary, for example, 10 words each day and try to apply them in the speaking practice process.