
Preboarding là gì? Tại sao doanh nghiệp nên thực hiện preboarding với nhân sự mới? Onboarding và preboarding khác nhau như thế nào? Để hiểu hơn về hoạt động này, mời bạn cùng Glints khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Preboarding là quá trình chuẩn bị cho nhân viên trước khi họ bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại doanh nghiệp. Quá trình sẽ bắt đầu ngay khi ứng viên đồng ý offer làm việc đến ngày làm việc đầu tiên.
Preboarding bao gồm các hoạt động như:
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và tài liệu cần thiết
- Cung cấp các thông tin về doanh nghiệp, như chính sách, quy định và văn hóa doanh nghiệp
- Làm cầu nối giữa nhân viên mới với đồng nghiệp và quản lý
Sự khác biệt giữa preboarding và onboarding là gì? Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm onboarding trước nhé.
Onboarding được hiểu là quá trình tiếp nhận và hòa nhập nhân viên mới với công ty. Quá trình này được bắt đầu khi người lao động bắt đầu ngày làm việc đầu tiên có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
Các hoạt động onboarding có thể kể đến như:
- Giới thiệu nhân viên với các thành viên trong công ty
- Chia sẻ các nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên
- Đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết cho họ
Qua đây có thể thấy một vài sự khác biệt cơ bản giữa hai quá trình này như sau:
Tại sao phải tiến hành preboarding? Dưới đây là một vài lợi ích từ hoạt động preboarding:
- Giữ chân nhân tài: Kết quả nghiên cứu của SHRM chỉ ra rằng, tỉ lệ người lao động nghỉ việc trong vòng 6 tháng đầu tiên là 22%. Khi đó, một quy trình preboarding hiệu quả có thể góp phần làm giảm tỉ lệ nghỉ việc sớm của nhân viên mới.
- Khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn: Khi bắt đầu một công việc, nếu bạn đã hiểu về công việc, các thông tin về công ty, cũng như các quyền lợi của mình bạn sẽ bắt đầu công việc một cách thuận lợi và năng suất hơn.
- Tăng sự hài lòng của nhân viên: Nếu nhân viên được tiếp đón một cách chuyên nghiệp, họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng và hài lòng hơn tại môi trường làm việc mới này.
Các bước trong quá trình preboarding có thể bao gồm một số bước cơ bản như dưới đây:
- Gửi thư chào đón đến nhân viên mới: Điều này thể hiện sự quan tâm và trân trọng sự gia nhập của thành viên mới. Thư chào đón bao gồm một số thông tin về doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, ngày bắt đầu làm việc, địa điểm làm việc, cùng các lưu ý khác trong ngày đầu nhận việc.
- Set up cơ sở vật chất: Doanh nghiệp cần đảm bảo cơ sở vật chất cho nhân viên mới, có thể là chuẩn bị chỗ ngồi, thiết bị phục vụ công việc, v.v. Qua đó giúp người lao động bắt đầu ngày làm việc đầu tiên một cách suôn sẻ.
- Cung cấp các thông tin cần thiết tới nhân viên: Đó có thể là các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chính sách và quy định của tổ chức, v.v.
- Giới thiệu nhân sự mới với các thành viên khác trong doanh nghiệp: Điều này giúp người lao động mau chóng làm quen và hòa nhập với môi trường làm việc mới.