Pearson English Test (PTE) là một kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ dành cho người không nói tiếng Anh, bài thi sẽ dùng để đánh giá bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết của thí sinh trên máy tính. Bài viết này sẽ tập trung vào phần thi Listening, cụ thể là phần PTE Listening Select Missing Word.
Key Takeaways |
---|
Tổng quan:
Các bước tiếp làm bài:
Hãy xem xét cả ý nghĩa và ngữ pháp khi thực hiện lựa chọn cuối cùng của bạn. Hãy nhớ rằng bạn không thể quay lại câu hỏi trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo. |
Tổng quan về PTE Listening Select Missing Word
Số lượng và thời lượng câu hỏi
Một bài PTE Listening Select missing word sẽ có từ hai đến ba câu hỏi. Mỗi câu hỏi là một đoạn ghi âm kéo dài từ 20 đến 70 giây tùy vào đoạn ghi âm, đồng thời mỗi câu hỏi sẽ có từ ba đến năm câu hỏi tùy thuộc vào đoạn ghi âm.
Thời gian làm bài là không xác định, bởi vì thí sinh sẽ được cho thời gian với tổng là từ 30 đến 43 phút và thời gian này sẽ là thời gian làm bài cho tám dạng câu hỏi trong phần PTE Listening.
Màn hình
Đối với dạng bài thi này, trên màn hình của thí sinh (Hình 1) ở góc phải màn hình sẽ là thời gian. Bên dưới thanh thời gian chạy, người học có thể thấy một dòng ghi “You will hear a recording about an analysis of medical research findings.”
Đây chính là câu gợi ý về chủ đề của đoạn hội thoại mà người học sẽ phải nghe. Sau khi đọc phần gợi ý, thí sinh sẽ đọc sang hai câu tiếp theo để hiểu bài thi sẽ diễn ra như thế nào. Bên dưới phần hướng dẫn sẽ là phần nghe cùng với năm lựa chọn.
Yêu cầu của bài thi
Trước hết là thí sinh sẽ được nghe, nhưng ở từ cuối hoặc một nhóm từ cuối sẽ bị thay thế bởi tiếng “beep”. Điều thí sinh cần làm đó là nhấn vào MỘT trong năm hình tròn bên dưới để chọn đáp án đúng.
Các bước thực hiện bài thi PTE Listening Select Missing Word
Trước khi nghe
Việc đầu tiên thí sinh cần phải làm là đọc phần gợi ý để có thể nắm được rằng nội dung của đoạn ghi âm mà bản thân sắp nghe có chủ đề là gì, và từ đó gợi nhớ về những kiến thức mà bản thân đã biết hoặc đã được học về chủ đề đó.
Ví dụ: Nếu như đề bài là “You will hear a recording about a weather forecast. Thì người học có thể suy nghĩ về những từ vựng hay cấu trúc câu liên quan đến chủ đề “weather” (thời tiết).
Tiếp theo thí sinh cần phải xem qua 5 lựa chọn được cho sẵn, tất nhiên là không thể ghi chú kỹ càng như thi IELTS Listening được vì các đáp án khá ngắn. Nhưng nếu nhìn vào năm lựa chọn trong Hình 1 người học có thể chú ý vào các giới từ ở đầu mỗi lựa chọn và suy đoán những từ vựng có thể đi với chúng.
Ví dụ: Với giới từ “on” thì có thể có từ “rely” (dựa vào), hoặc “influence” (ảnh hưởng).
Trong quá trình nghe
Ở một số kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ khác, người học có câu hỏi và lựa chọn để có thể đọc trong lúc nghe, nhằm hỗ trợ bản thân trong quá trình làm bài. Nhưng đối với dạng bài này người học chỉ có thể nghe và chỉ được nghe một lần. Nên phải bình tĩnh, tập trung nghe và đồng thời ghi chú lại những từ có trong đoạn ghi âm.
Giữ bình tĩnh
Người học cần giữ bình tĩnh trong suốt quá trình nghe, vì nếu để tâm trí sao nhãng người học chắc chắn sẽ bỏ lỡ phần quan trọng trước tiếng “beep” hoặc không thể suy luận được đoạn ghi âm đang nói về điều gì.
Tập trung nghe cả đoạn ghi âm.
Đoạn ghi âm này có thời lượng tương đối ngắn chỉ từ 20 giây cho đến khoảng hơn 1 phút, nên thí sinh không chỉ đơn thuần là nghe để nắm ý chính mà phải nghe toàn bộ để biết được rằng đoạn ghi âm cần gì để hoàn thành. Độc giả có thể xem qua đề mẫu bên dưới và đưa ra đáp án:
(Hình 2)
Qua “transcript” (bản lời thoại) thì người học có thể thấy nếu chỉ tập trung nghe phần đầu của đoạn băng sẽ nhầm lẫn nội dung là sự ra đời của espresso. Hoặc nếu chỉ tập trung nghe những con số mà không để ý đến các đơn vị như “grams”, “degree Celsius” (độ C) hay quan trọng nhất là “millilitres” (mL) thì khó có thể chọn đáp án đúng là D) liquid, vì cả 4 đáp án trên khi đưa vào với coffee đều có nghĩa.
Vì vậy, khi nghe người học nên cố gắng nghe hết đoạn băng đừng để sót phần nào vì tiếng “beep” chỉ phát cuối cùng.
Ghi chú ý chính
Tất nhiên, khi nghe thì người học phải tập trung nghe hết, nhưng khi ghi chú thì người học chỉ nên ghi chú lại những từ khóa quan trọng, đặc biệt là những từ khóa gần cuối đoạn ghi âm. Độc giả có thể xem qua hai bức hình bên dưới:
Hình 3
Hình 4
Đầu tiên người học cần ghi chú lại chủ đề của đoạn băng trong Hình 3, đó là “babies’ mental development”. Dựa vào đó người học có thể suy đoán được khả năng cao đáp án sẽ rơi vào lựa chọn A) và B).
Nhìn xuống hình 4, người học sẽ thấy ở trong “transcript” (bản lời thoại) có những từ khóa miêu tả về tâm trí trẻ con “babies’ mind” mà người học có thể ghi chú lại trong lúc nghe bao gồm: “blank slate” (tờ giấy trắng), “confusion” (mớ hỗn độn), ngoài ra Jean Piaget còn miêu tả rằng chúng “irrational” (phi lý), “didn’t understand” (chưa hiểu).
Tuy nhiên qua thời gian thì đã được chứng minh ngược lại “opposite” rằng những đứa trẻ nhỏ nhất “youngest babies” thì sao đó. Dựa vào những ý chính đã được ghi chú lại có thể chọn đáp án A) smarter than grown-ups, vì các ghi chú đều liên quan đến việc trẻ nhỏ chưa đủ thông minh, nhưng thực tế lại ngược lại.
Sau khi nghe xong
Sau khi nghe người học nên thử nối từng lựa chọn vào trong phần trước đó. Nếu chúng đều thỏa mãn về mặt ngữ nghĩa thì có thể xét sang mặt ngữ pháp, và ngược lại nếu thỏa mãn về mặt ngữ pháp thì có thể xét sang mặt nghĩa.
Trong trường hợp không thể nghe được, người học có thể dùng phương án loại trừ, trước hết là loại những đáp án không liên quan đến chủ đề của bài nghe. Và sau đó là dựa vào ngữ nghĩa và ngữ pháp để quyết định các đáp án còn lại. Người học có thể nhìn ví dụ bên dưới:
Chủ đề của bài nói là về lãnh đạo, trong phần bản dịch có từ khóa như quý hoặc bầu cử. Dựa vào những từ khóa này, có thể loại bỏ từ như chuỗi, giao dịch tài chính và doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ có thể chọn B) thế hệ kế tiếp, với “thế hệ kế tiếp” là một collocation, làm thỏa mãn cả nghĩa và ngữ pháp.
Cuối cùng, người học nên kiểm tra kỹ đáp án, so sánh với từ khóa đã ghi chú trước khi bấm “NEXT”. Sau khi bấm “NEXT”, không thể quay lại làm lại bài.
Một số khó khăn khi làm dạng bài Select Missing Word
Thí sinh chỉ được nghe một lần.
Thí sinh không được xem trước một phần câu, chỉ được nghe và chọn.
Đáp án thường rất ngắn, không thể gạch chân từ khóa như trong các bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh khác.
Không thể quay lại câu trước sau khi bấm “NEXT”.
Thời gian làm bài không cố định, thí sinh phải tự phân bổ hợp lý.