Mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình những cảm xúc đặc biệt, có người hoạt bát, có người trầm lặng, nhưng cũng có người phức tạp và nội tâm, những cảm xúc cá nhân được hình thành bởi hoàn cảnh, nhận thức và tính cách của mỗi người.
Khi quản lý cảm xúc một cách vô thức, bộ não sẽ phản ứng và dẫn bạn theo những cảm xúc khác nhau. Sau một thời gian, nhiều cảm xúc trở thành thói quen bẩm sinh, giải thích tại sao nhiều người cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ đủ giấc. Tất cả những thói quen này đều được lập trình trong tiềm thức và tạo ra bởi các kết nối thần kinh.
Cảm xúc có thể được giải tỏa khi được bộc lộ ra ngoài, nhưng nếu giữ chúng lại như mặt hồ không sóng thì đó mới là điều đáng sợ. Những cảm xúc ấy giữ mãi trong lòng như một căn bệnh không triệu chứng, từng ngày lớn dần trở thành mối liên kết không thể tách rời với mỗi cá nhân.
Trong nhiều tình huống, cảm xúc cá nhân là như một mạng lưới dày đặc hiện diện trong tâm trí. Gỡ rối chúng là một nhiệm vụ khó khăn.
Khi nhận ra vấn đề không ai giúp được, cảm thấy bất lực trước cuộc sống, chỉ biết sống từng ngày với cảm giác bất lực đó.
Nhiều người nghĩ bạn bè, người thân là liều thuốc tinh thần, nhưng vấn đề chỉ bạn có thể giải quyết, sống cuộc sống của mình. Họ chỉ đồng hành, động viên, không thể thay thế.
Khi rơi vào trạng thái tưởng như trầm cảm, tự mình suy nghĩ, tự làm tổn thương bản thân.
Làm phục vụ cho một quán ăn, nhìn thấy khách vui vẻ có thể làm bạn vui, nhưng cũng có thể làm bạn tự hỏi về cuộc sống của mình.
Trạng thái cảm xúc phức tạp, tự hỏi tại sao phải sống như thế này, khi bạn bè vui vẻ trong khi mình phải cố gắng kiếm sống.
Tại sao mỗi người sống khác biệt, một số sống thỏa mái, một số phải vất vả kiếm sống. Cuộc sống không cho phép bạn được vô tư như thế. Là sinh viên, bạn lo lắng về công việc làm thêm để trang trải chi phí.
Trong khi mọi người nghỉ hè, bạn phải tìm việc làm. Dù biết vì gia đình phải chấp nhận nhưng cảm thấy tiêu cực. Nhưng liệu ai có thể vui sống khi đối diện với hoàn cảnh như vậy?
Những người có suy nghĩ như vậy tạo cho mình một ranh giới với thế giới bên ngoài. Họ sợ rằng cảm xúc tiêu cực của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác.
Sự bất lực ngày càng lớn lên, tác động đến nhận thức. Họ chấp nhận mọi bất hạnh, mọi sự bất công mà không chống cự.
Sinh ra trong môi trường gia đình xung đột, đứa trẻ sẽ đặt đồng tiền lên hàng đầu vì giá trị đó đã được đặt lên cao từ nhỏ.
Từ khi nhận thức, giá trị vật chất đã ảnh hưởng sâu vào tâm trí. Gia đình nghèo phải đối mặt với gánh nặng học phí. Nhiều người tự cảm thấy là gánh nặng của gia đình, đôi khi suy nghĩ bỏ học để giảm gánh nặng cho gia đình. Mỗi lần đóng tiền học là một lần tự dằn vặt bản thân. Sự nhận thức này đau đớn, tủi hờn và bất lực.
Tôi không biết liệu tất cả những cảm giác đó có phải là biểu hiện của tâm trầm cảm hay không. Ngay cả tôi cũng không nhận thức rõ được điều đó.
Những lần đầu tiên, mọi thứ tôi trải qua, từ những việc làm đến những món ăn, đều là nhờ sự giúp đỡ của bạn bè.
Họ đã dẫn tôi ra ngoài, là người mở đường cho cuộc sống. Trạng thái cảm xúc khó tả, nhận thức được trạng thái của bản thân nhưng không biết làm sao để thay đổi.
Cảm xúc là yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Kiểm soát cảm xúc giúp bạn tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn. Nhưng nếu không kiểm soát được, bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, cô đơn và nghi ngờ.
Trong cuộc sống, mọi người đều mong muốn hoàn hảo, nhưng nếu bạn chỉ chú trọng vào hoàn hảo, bạn sẽ luôn thất bại và dễ bị nản lòng. Thay vào đó, hãy tập trung vào từng bước tiến và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.
Tác giả: NinhNinh