Trong bài thi IELTS writing, ở tiêu chí Grammatical Range and Accuracy, thí sinh có thể được yêu cầu thể hiện khả năng sử dụng đa dạng các cấu trúc câu. Tuy nhiên, nếu vì sự đa dạng mà đánh mất các chủ thể và hành động của câu, khiến các câu trở nên rời rạc và thiếu tính liên kết, thì thí sinh có thể không đạt được điểm tốt ở tiêu chí Coherence and Cohesion. Do đó, để cải thiện tiêu chí coherence and cohesion, bài viết này sẽ phân tích quan điểm về managing the flow of information (kiểm soát mạch thông tin) từ cuốn sách Style - Toward Clarity and Grace và rút ra bài học cho bài thi IELTS Writing đạt điểm cao.
Phân tích quan điểm về Quản lý luồng thông tin của tác giả
Theo tác giả, nếu người viết chỉ hiểu được một số nguyên tắc tạo nên sự rõ ràng trong việc viết câu, điều này là chưa đủ để tạo nên một bài viết dễ hiểu với người đọc. Hãy tưởng tượng một bài viết chỉ tập hợp những câu viết mang ý nghĩa rõ ràng nhưng truyền tải các ý rời rạc, điều này vẫn gây khó khăn đối với người đọc vì họ khó có thể rút ra được quan điểm chính mà người viết muốn truyền tải. Do đó, theo tác giả, người viết cần có khả năng kiểm soát mạch thông tin bài viết để tạo nên tính liên kết cho các ý trong bài.
Tác giả nêu ví dụ về một trường hợp người viết phải lựa chọn giữa câu được viết theo thể chủ động hay bị động để đưa vào ngữ cảnh một đoạn văn.
Ví dụ:
(1) Some astonishing questions about the nature of the universe have been raised by scientists exploring the nature of black holes in space. (2a/b). (3) So much matter compressed into so little volume changes the fabric of space around it in profoundly puzzling ways.
a. A black hole is created by the collapse of a dead star into a point perhaps no larger than a marble.
b. The collapse of a dead star into a point perhaps no larger than a marble creates a black hole.
Phân tích ví dụ:
Trong đoạn văn này, ta nhận thấy phần cuối của câu (1) đề cập đến một chủ thể mới: “black holes in space” và ở lựa chọn a và b của câu (2) cũng đề cập đến ‘a black hole’. Nếu ta chọn đáp án b trở thành câu (2), thì rõ ràng chủ thể ‘a black hole’ đến cuối câu mới xuất hiện. Mặt khác, nếu chọn đáp án a trở thành câu (2), chủ thể ‘a black hole’ là chủ ngữ ở đáp án a, điều này giúp người đọc liên kết được ý nghĩa câu 2 đang muốn giải thích một cụm từ vừa được đề cập ở câu (1). Đồng thời, xét mối liên hệ giữa câu (2a) và câu (3), ta sẽ nhận thấy phần cuối câu (2a) là “a point perhaps no larger than a marble”, đồng nghĩa với phần khái niệm ở đầu câu (3). Cụm chủ ngữ ở đầu câu (3) “so much matter compressed into so little volume” - quá nhiều vật chất được nén thành một khối lượng quá nhỏ - chính là ngụ ý đến “một điểm có lẽ không lớn hơn một viên bi” đã nhắc đến ở cuối câu (2b).
Từ đó, tác giả rút ra 2 nguyên tắc kiểm soát mạch bài viết (managing the flow). Nguyên tắc thứ nhất là đặt ở đầu câu những chủ thể người viết đã đề cập, ngụ ý ở trước đó, hoặc những chủ thể là khái niệm mà người đọc đã quen thuộc.
Nguyên tắc thứ hai là đặt ở cuối câu những chủ thể mới, quan trọng - thông tin mà người viết muốn nhấn mạnh và sẽ mở rộng giải thích thêm ở câu tiếp theo.
Tác giả so sánh hai nguyên tắc này giống với cách giáo viên dạy một khái niệm mới cho học sinh. Trước khi đưa ra một khái niệm mới, giáo viên thường đề cập đến những khái niệm cũ, liên quan mà học sinh đã biết rồi, từ đó liên hệ với khái niệm mới. Tương tự với việc viết câu, mỗi câu sẽ “dạy” cho người đọc một khái niệm hay quan điểm mới. Để dẫn dắt người đọc qua các khái niệm mới đó, người viết cần bắt đầu câu với những gì người đọc đã biết. Vì vậy, cách người viết bắt đầu câu là rất quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định việc người đọc có thể dễ dàng hiểu được tổng thể ý nghĩa của một bài viết hay không.
Bên cạnh đó, tác giả hiểu được việc phải đảm bảo cả hai yếu tố là sự rõ ràng trong từng câu và mạch lạc của toàn bài viết là điều khó khăn. Tuy nhiên, người viết cần ưu tiên lối diễn đạt giúp người đọc hiểu được tổng thể các đại ý của bài viết, giúp họ liên kết được các ý đơn lẻ thành một tổng thể hoàn chỉnh có ý nghĩa.
Trong phần quan điểm về “managing the flow”, tác giả đã sử dụng cách dẫn dắt tự nhiên: nêu ví dụ sự liên hệ về thông tin giữa các câu, từ đó rút ra kết luận về 2 nguyên tắc giúp người viết tạo ra ‘flow’ cho các đoạn văn. Thực tế, không phải người viết nào cũng được học về các cách tạo tính liên kết cho đoạn văn. Thông thường, người viết chỉ biết đến cách sử dụng các từ nối (cohesive devices) để liên các ý trong một đoạn. Tuy nhiên, không phải chỉ cần thêm từ nối vào thì các ý sẽ tự động liên kết và tạo thành một tổng thể có nghĩa. Vì vậy, các nguyên tắc tạo ra ‘flow’ này có thể giúp người viết liên kết các ý trong đoạn văn một cách tự nhiên, không “máy móc”.
Ứng dụng quản lý luồng thông tin trong Writing để cải thiện tiêu chí coherence & cohesion
Ví dụ: Đọc và so sánh hai đoạn văn sau đây. Theo bạn, đoạn văn nào dễ hiểu hơn, vì sao?
Every year after final exams are over, I have to deal with what to do next with
Every year after final exams are over, I have to deal with what to do next with books of lecture notes. These books might be useful one day but they keep piling up on my bookcase. It might collapse someday if I keep storing more books.
Phân tích:
Thông tin ở đoạn a chưa được trình bày theo thứ tự nhất định. Câu 1 đề cập đến ‘books of lecture notes’ ở phần cuối câu, nhưng đầu câu 2 lại đề cập đến một thông tin mới là ‘my book case’, sau đó mới liên hệ với thông tin cũ ở câu 1 là ‘these books’. Vì vậy, với cách sắp xếp thông tin này, đoạn văn chưa dẫn dắt người đọc nắm được các ý một cách dễ dàng.
Thông tin ở đoạn b được trình bày theo thứ tự nhất định. Câu 1 đề cập đến ‘books of lecture notes’ ở phần cuối câu, sau đó đầu câu 2 nhắc đến thông tin cũ ở câu 1 ‘these books’. Tương tự, cuối câu 2 đề cập đến thông tin mới là ‘my bookcase’, sau đó đầu câu 3 nhắc đến thông tin cũ ở câu 2 bằng từ đại từ thay thế ‘It’.
Theo đó, thứ tự của thông tin trong một câu ảnh hưởng đến việc đọc-hiểu của người đọc. Việc sắp xếp thông tin một cách có thứ tự tạo tính liên kết cho bài viết, giúp người đọc dễ dàng hiểu các ý mà tác giả muốn truyền đạt. Một trong những cách sắp xếp thông tin hiệu quả là ‘old-to-new flow of information’. Đây là phương pháp đặt thông tin cũ gần đầu câu (nửa đầu) và chuyển thông tin mới xuống cuối hoặc nửa sau của câu trong một bài viết. (Theo Julia Lane, Better Sentences: Improving Clarity and Flow, Simon Fraser University, Canada). Nói cách khác, ‘old-to-new flow of information’ là cách trình bày thông tin tạo thành dạng ‘chuỗi’ (a chain). Mỗi câu trong một chuỗi phải kết nối với cả câu trước nó và câu liền sau nó. Cách tạo ra liên kết là bắt đầu một câu bằng các từ hoặc cụm từ có chứa thông tin của câu trước. (Theo Crystle Bruno, Old Information before New Information, San José State University Writing Center).H
Việc vận dụng ‘old-to-new flow of information’ tạo ra thứ tự thông tin logic trong bài viết, vì vậy giúp người viết cải thiện tính mạch lạc (coherence) của bài viết. Tính mạch lạc của bài viết được hiểu là mức độ rõ ràng, kết nối, logic về mặt ý tưởng giữa các câu trong đoạn văn cũng như giữa các đoạn văn trong cả bài viết (logical sequencing). Trong IELTS Writing, tính mạch lạc của bài viết thuộc tiêu chí chấm điểm Coherence & Cohesion - 1 trong 4 tiêu chí chấm điểm ở bài thi IELTS Writing.
Cách vận dụng ‘old-to-new flow of information’ trong bài viết
Cách vận dụng old-to-new flow of information là bắt đầu các câu bằng các từ hoặc cụm từ có chứa thông tin của câu trước đó và kết thúc câu bằng thông tin mới. Thông tin mới ở câu này tiếp tục được nhắc đến hoặc ngụ ý đến ở đầu câu tiếp theo. Vận dụng xuyên suốt cách viết như thế, người viết sẽ tạo ra được chuỗi thông tin liên kết một cách logic.
Xét ví dụ sau:
Young learners sometimes do things that disrupt other students or interrupt the flow of activities (1). The way teachers respond to student misbehaviours at such moments is important (2). To remind them to stay on task, teachers could immediately make eye contact with the students if it is a minor misbehaviour like chatting off-task. However, it is not obvious to the students or they might not notice this type of non-verbal communication.
Dịch đoạn văn:
Những học viên nhỏ tuổi đôi khi làm những việc gây rối các học sinh khác hoặc gây gián đoạn các hoạt động (1). Cách giáo viên phản ứng với những hành vi sai phạm của học sinh vào những thời điểm như vậy rất quan trọng (2). Để nhắc nhở các em tập trung vào bài, giáo viên có thể giao tiếp bằng mắt với học sinh ngay lập tức nếu đó là một hành vi sai phạm nhỏ như nói chuyện ngoài lề (3). Tuy nhiên, học sinh không rõ hoặc có thể không nhận thấy kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ này (4).
Phân tích:
Xét tiêu chí độ mạch lạc (Coherence) của bài viết, cách trình bày thông tin trong đoạn văn chưa tạo tính liên kết giữa các ý. Các câu chưa liên kết chặt chẽ với nhau. Cụ thể, câu 1 đề cập việc học sinh nhỏ tuổi đôi khi làm những việc phá rối các bạn học sinh khác hoặc làm gián đoạn các hoạt động, sau đó câu 2 đề cập cách giáo viên phản ứng với những hành vi không tốt của học sinh thì quan trọng. Các thông tin giữa các câu chưa mang tính liên kết với câu liền trước và liền sau.
Cách khắc phục:
Vận dụng old-to-new flow of information - sắp xếp thông tin cũ ở nửa đầu câu và chuyển thông tin mới xuống cuối hoặc nửa sau của câu:
Young learners sometimes do things that disrupt other students or interrupt the flow of activities (1). At such moments, it’s important how teachers respond to student misbehaviours (2). If it is a minor misbehaviour like chatting off-task, teachers could immediately make eye contact with the students to remind them to stay on task. However, this type of non-verbal communcation might not be obivious to some students or they might not notice them.
Dịch đoạn văn:
Những học viên nhỏ tuổi đôi khi làm những việc gây rối các học sinh khác hoặc gây gián đoạn hoạt động trong lớp (1). Vào những thời điểm như vậy, điều quan trọng là cách giáo viên phản ứng với những hành vi sai phạm của học sinh (2). Nếu đó là một hành vi sai phạm nhỏ như trò chuyện ngoài lề, giáo viên có thể giao tiếp bằng mắt với học sinh ngay lập tức để nhắc nhở các em tập trung vào bài (3). Tuy nhiên, kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ này có thể không rõ ràng đối với một số học sinh hoặc các em có thể không để ý (4).
Phân tích và đánh giá:
Đánh giá tính liên kết (Coherence) của bài viết, các câu có sự liên kết logic với nhau, nội dung câu sau phản ánh và mở rộng từ nội dung câu trước và sau đó. Cụ thể, nửa đầu của câu 2 - ‘trong những tình huống như vậy’ - nhấn mạnh vào thông tin đã đề cập trong câu 1, và phần còn lại của câu 2 tập trung vào chi tiết mới ‘phản ứng của giáo viên đối với các hành vi không đúng’. Tiếp theo, nửa đầu của câu 3 mở rộng ý kiến từ câu 2 ‘nếu đó là một hành vi không đúng’, và phần sau của câu 3 liên quan đến vấn đề mới ‘giao tiếp bằng ánh mắt với học sinh’. Từ ‘kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ này’ ở đầu câu 4 đề cập lại ý kiến đã được đề cập trong câu 3 ‘giao tiếp bằng ánh mắt với học sinh’. Các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau vì tác giả bắt đầu mỗi câu bằng từ hoặc cụm từ chứa thông tin của câu trước đó và kết thúc bằng thông tin mới, từ đó hướng dẫn người đọc qua từng ý.
Để việc sử dụng old-to-new flow of information dễ dàng hơn, người viết cần linh hoạt trong việc áp dụng các cấu trúc ngữ pháp như câu đơn ở dạng chủ động, câu bị động, hay các câu phức hoặc câu phức ghép. Ngoài ra, người viết có thể sử dụng phép tham chiếu bằng cách sử dụng các đại từ thay thế, cụm danh từ mang nghĩa thay thế như this, that, these, those, such + noun phrase,… để đề cập lại thông tin ở câu trước.