Dựa vào phản ứng của cộng đồng, dưới hình thức lượt like/dislike trên YouTube, có thể dễ hiểu với ý tưởng “cả thế giới thu gọn lại vào chiếc iPad mỏng dính”:
Có vẻ như chúng ta có thể đồng ý với một sự thật. Mười năm trước, nếu quảng cáo này được phát hành, chắc chắn không ai phản đối. Nhưng hiện tại, tất cả đã thay đổi. Mỗi người đều muốn quan điểm của mình được chia sẻ trên internet, và nhờ vào mạng xã hội, những quan điểm đó được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết.
Nam diễn viên nổi tiếng người Anh, Hugh Grant, đã viết trên mạng xã hội X, gọi quảng cáo này của Apple là “điều hủy hoại trải nghiệm con người.” Đạo diễn Reed Morano, người đứng sau Handmaid's Tale, đã đánh tag Tim Cook trên mạng xã hội, chỉ trích ông ta về tình trạng hiện tại.
Còn Apple, như thường lệ, đã lên tiếng xin lỗi, một động thái đã trở nên quen thuộc mỗi khi họ gặp vấn đề với cộng đồng và trên mạng xã hội kể từ khi CEO Tim Cook tiếp quản vào năm 2011: “Sáng tạo là điều gắn liền với DNA của chúng tôi, và điều cực kỳ quan trọng với chúng tôi là tạo ra những sản phẩm kích thích sự sáng tạo cho mọi người trên toàn thế giới. Mục tiêu của chúng tôi là tôn vinh cách mà người dùng thể hiện bản thân và biến ý tưởng của họ thành hiện thực thông qua chiếc iPad. Chúng tôi đã thất bại trong việc thể hiện điều này trong đoạn quảng cáo, và chúng tôi xin lỗi.” Đó là tuyên bố của Tor Myhren, phó chủ tịch marketing của Apple.
Nam diễn viên nổi tiếng người Anh, Hugh Grant, đã viết trên mạng xã hội X, gọi quảng cáo này của Apple là “điều hủy hoại trải nghiệm con người.” Đạo diễn Reed Morano, người đứng sau Handmaid's Tale, đã đánh tag Tim Cook trên mạng xã hội, chỉ trích ông ta về tình trạng hiện tại.
Còn Apple, như thường lệ, đã lên tiếng xin lỗi, một động thái đã trở nên quen thuộc mỗi khi họ gặp vấn đề với cộng đồng và trên mạng xã hội kể từ khi CEO Tim Cook tiếp quản vào năm 2011: “Sáng tạo là điều gắn liền với DNA của chúng tôi, và điều cực kỳ quan trọng với chúng tôi là tạo ra những sản phẩm kích thích sự sáng tạo cho mọi người trên toàn thế giới. Mục tiêu của chúng tôi là tôn vinh cách mà người dùng thể hiện bản thân và biến ý tưởng của họ thành hiện thực thông qua chiếc iPad. Chúng tôi đã thất bại trong việc thể hiện điều này trong đoạn quảng cáo, và chúng tôi xin lỗi.” Đó là tuyên bố của Tor Myhren, phó chủ tịch marketing của Apple.
Quan điểm đó cơ bản là thiếu tôn trọng con người và khách hàng.'
Quảng cáo lần này và phản ứng của cộng đồng khiến mình nhớ lại thời điểm Mac Pro “bào phô mai” ra mắt, khi mọi người lên án Apple vì bán một cái ngàm VESA cho màn hình Pro Display XDR giá 200 USD, và dàn bánh xe cho thùng máy Mac Pro giá 700 USD. “Chủ nghĩa tư bản dưới hình thức một cái meme hài”, mình nhớ như in bình luận của một anh bạn nào đó trên Reddit.
Vấn đề lại nằm ở chỗ, 95% số người lên tiếng phản đối quảng cáo mới của Apple, giới thiệu sức mạnh của iPad Pro OLED theo cách vô cùng táo bạo đều là những người không cần tới thiết bị này. Họ sẽ ổn với MacBook Air và iPad Air. Còn những người thực sự xài iPad Pro hàng ngày cũng hiếm khi để tâm tới quảng cáo, thứ họ cần là hiệu năng để tiết kiệm thời gian lao động, kiếm được nhiều tiền hơn từ một thiết bị thuần túy phục vụ cho công việc. Còn sáng tạo ra sao, bản thân họ biết rõ hơn ai hết.
Người làm nhạc vẫn cần những nhạc cụ, những dàn synth, dàn trống, iPad Pro chỉ kết hợp thêm để hỗ trợ xử lý điện toán. Người làm thời trang thì vẫn cần những con mannequin để hình dung bộ trang phục họ phác thảo bằng iPad Pro và Pencil Pro lên người mẫu ra sao. Còn người làm hình ảnh thì vẫn cần những chiếc camera và ống kính, rồi trang bị đi kèm với mức giá gấp vài lần cái iPad 7 chục triệu…
Cái “sai” của Apple lần này, có lẽ là tạo ra một đoạn quảng cáo quá táo bạo và mạnh mẽ về mặt hình ảnh, nếu đem so sánh với những quảng cáo giới thiệu khả năng phục vụ con người trước đây với iPhone và Apple Watch. Anh em cũng có thể thấy tình hình “nâng cao quan điểm” của những con người phương Tây đã khiến quảng cáo Apple làm để giới thiệu những sản phẩm với doanh số cao hơn iPad và MacBook rất nhiều trở nên nhàm chán và an toàn.
Một cách an toàn hơn có lẽ chính là đoạn clip giới thiệu cách iPad Pro OLED vận hành trong bàn tay của những con người làm sáng tạo, như được trình diễn trong sự kiện Let Loose. Nhưng như vậy, có lẽ vẫn sẽ có người phàn nàn, nói rằng Apple đã trở nên nhàm chán, không còn bắt kịp được với thời đại và khối óc của cộng đồng làm sáng tạo, đối tượng khách hàng chủ yếu mà iPad Pro nhắm đến?