Trước khi tổ chức bay Flycam, cả cá nhân lẫn tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép bay và gửi đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu. Đồng thời, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn bay.
Dưới đây là 5 quy định quan trọng về việc sử dụng Flycam tại Việt Nam mà người dùng cần tìm hiểu cẩn thận:
Trách nhiệm của cá nhân và tổ chức khi sử dụng Flycam
- Cần thực hiện thủ tục xin phép bay trước khi tổ chức các hoạt động bay.
- Cần thông báo và dự báo bay trước ngày bay theo quy định.
- Phải hiểu rõ các quy định về tổ chức bay, và thực hiện việc điều khiển Flycam trong không trung Việt Nam.
- Phải tuân thủ các quy định và hạn chế được quy định trong giấy phép.
- Phải tuân theo các lệnh cấm bay.
- Phải báo cáo kết quả bay cho cơ quan quản lý và giám sát các hoạt động bay.
- Phải chịu trách nhiệm về bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào.
Bắt buộc xin phép trước khi sử dụng Flycam
Hồ sơ yêu cầu cấp phép Flycam
Mọi chuyến bay Flycam đều cần phải được xin phép, chỉ khi có phép mới được tổ chức. Theo Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép sử dụng Flycam gồm có:
- Đơn yêu cầu cấp phép bay Flycam viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu.
- Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép Flycam thực hiện cất cánh, hạ cánh tại các khu vực được phép, trên mặt đất, mặt nước.
- Các tài liệu liên quan khác về Flycam.
- Các tài liệu kỹ thuật bao gồm: Ảnh chụp, thông số kỹ thuật, bản thuyết minh về tính năng, kỹ thuật của Flycam.
Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp phép Flycam
- Nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu.
- Thời gian xử lý hồ sơ: Không quá 7 ngày.
Nội dung cần có trong giấy phép Flycam
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của cá nhân hoặc tổ chức được cấp phép.
- Đặc điểm nhận dạng Flycam, bao gồm phụ lục ảnh chụp, thông số kỹ thuật, bản thuyết minh về tính năng kỹ thuật.
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn và thời gian của hoạt động bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay, chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các hạn chế, quy định và vấn đề an ninh quốc phòng khác.
Các khu vực bị cấm sử dụng Flycam
- Khu vực có căn cứ quân sự, các cơ sở thuộc quốc phòng, địa phận diễn tập hoặc các hoạt động quân sự.
- Khu vực ga xe lửa, 16 sân bay trên toàn quốc, các cảng biển, các công trình thủy lợi lớn. Các khu vực dành cho xe lửa và xe cơ giới.
- Khu vực biên giới quốc gia.
- Các khu vực có cơ quan chính phủ như Lăng Chủ Tịch, Dinh độc lập, Quảng trường…
- Các cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhà máy điện, nhà máy hạt nhân, nhà máy nước, trạm điện, trạm biến áp, trạm phát sóng, trạm viễn thông, đài vô tuyến, đài phát thanh.
- Các khu vực đô thị có nhiều tòa nhà cao tầng.
- Các khu vực bay có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản.
Quy định khi mang Flycam ra nước ngoài
Khi mang Flycam ra nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ luật sử dụng Flycam tại quốc gia đó. Tại sân bay Việt Nam, cần chú ý:
- Hiểu rõ về loại pin mang theo trước khi đặt vào hành lý, các hãng hàng không chỉ cho phép mang theo tối đa 2 pin 100Wh, không giới hạn số lượng pin dưới 100Wh.
- Không sử dụng Flycam tại sân bay.
Xử phạt các vi phạm luật sử dụng Flycam
Theo Điều 5, 6 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, một cá nhân có thể bị phạt từ 40 - 60 triệu đồng, còn tổ chức có thể bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng khi vi phạm các quy định về sử dụng Flycam tại Việt Nam:
- Tổ chức hoạt động bay không có phép.
- Tổ chức hoạt động bay không tuân thủ khu vực, quy định, giới hạn cho phép. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy nổ trên Flycam.
- Phóng, bắn, thả các chất gây hại từ Flycam hoặc các chất có thể có nguy cơ gây hại.
- Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn tuyên truyền ngoài quy định cấp phép bay.
- Không tuân thủ các hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.