Gấp đôi phụ âm là khi phụ âm đứng cuối của một từ được nhân đôi lên trước khi chúng ta thêm các hậu tố vào, trường hợp này không xảy ra thường xuyên nên yêu cầu người học phải ghi nhớ chính tả của từng từ.
Ví dụ: walk (đi bộ) → walking nhưng run (chạy) → running. Hoặc cheap (rẻ) → cheaper nhưng big (bự) → bigger.
Key takeaways |
---|
Phụ âm là những âm nói được hình thành từ việc chặn hoàn toàn hoặc một phần luồng hơi bằng mũi hoặc miệng.
Phân biệt thực từ và từ chức năng đồng âm Phân biệt các từ có cùng homophone (đồng âm)
Quy tắc CVC: Khi 3 chữ cái của 1 từ theo thứ tự phụ âm - nguyên âm - phụ âm, thì phụ âm cuối sẽ nhân đôi. Quy tắc nhấn âm: Nếu 1 từ nhiều âm tiết được nhấn ở âm tiết đầu, thì phụ âm KHÔNG nhân đôi Quy tắc 1 nguyên âm, 1 phụ âm: Còn gọi là 1-1-1, khi 1 từ chỉ có 1 âm tiết, 1 nguyên âm và 1 phụ âm, thì phụ âm đứng sau nguyên âm sẽ được nhân đôi. |
Tổng quan về các phụ âm trong tiếng Anh
Phụ âm là gì?
Theo từ điển Oxford, consonant (phụ âm) là những âm nói được hình thành từ việc chặn hoàn toàn hoặc một phần luồng hơi bằng mũi hoặc miệng.
Một cách dễ hiểu hơn về phụ âm đó là nếu vowel (nguyên âm) bao gồm 5 chữ cái a,e,i,o,u thì hầu hết chữ cái còn lại trong bảng chữ cái tiếng Anh là những phụ âm.
Ví dụ:
book /bʊk/ (cuốn sách) thì /b/ và /k/ là phụ âm còn /ʊ/ nguyên âm
apple /ˈæpl/ (quả táo) thì /p/ và /l/ là phụ âm còn /æ/ là nguyên âm
→ Để hiểu hơn về nguyên âm và phụ âm độc giả có thể tham khảo bài viết tại đây.
Tình huống đặc biệt của phụ âm h
Khi đứng trước những từ như house (ngôi nhà) hoặc hat (mũ) thì h là phụ âm. Tuy nhiên khi đứng đầu những từ vựng như hour (giờ) hoặc honour (danh dự) thì h lại trở thành âm câm.
Ví dụ:
house /haʊs/ ở đây âm đứng đầu của từ house là phụ âm /h/. Hoặc hat /hæt/ ở đây âm đứng đầu của từ hat cũng là phụ âm /h/.
hour /ˈaʊə(r)/ ở đây âm đứng đầu của từ hour là một nguyên âm đôi /aʊ/. Hoặc honour /ˈɒnə(r)/ ở đây âm đứng đầu của từ honour là /ɒ/một nguyên âm.
→ Người học có thể hiểu thêm về phiên âm quốc tế qua bài viết về IPA.
Tại sao lại cần gấp đôi phụ âm?
Phân biệt từ thực và từ chức năng đồng âm
Quy luật "three-letter rule" (3 chữ cái) trong chính tả quy định rằng những từ truyền đạt thông tin có ý nghĩa hay thực từ, (content word), như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ (hay còn được gọi là từ nội dung), thường được viết bằng ít nhất ba chữ cái. Trái lại, các từ chức năng, giúp xây dựng câu và bao gồm đại từ, giới từ, liên từ, mạo từ và hạt từ, thường được viết bằng một hoặc hai chữ cái (to, by, a, an). Quy tắc này giúp phân biệt giữa từ nội dung và từ chức năng, đặc biệt là khi chúng là từ đồng âm.
Các từ chức năng có ý nghĩa ít hoặc không có ý nghĩa. Những từ như "to", "by" và "of" là những từ chức năng. Tiếng Anh thích giữ các từ chức năng với hai chữ cái, khi có thể. Đó là lý do tại sao chúng ta thêm phụ âm bổ sung vào các từ như "egg", "add" và "inn" để phân biệt với những từ chức năng đồng âm.
Ví dụ:
ill (bệnh) là một tính từ thuộc nhóm thực từ nên sẽ nhân đôi phụ âm l dù phát âm của ill chỉ là /ɪl/.
by (bởi) là một giới từ thuộc nhóm hư từ nên sẽ có hai chữ.
Phân biệt các từ có cùng âm đồng âm
Trong tiếng Anh có những từ đồng âm với nhau nhưng lại viết không giống nhau, vì vậy cần nhân đôi phụ âm để phân biệt được chúng.
Ví dụ:
in (bên trong) và inn (quán trọ) cả hai đều có chung cách phát âm là /ɪn/ nên từ inn có phụ âm n được nhân đôi lên.
mat (tấm thảm) và matt (bề mặt mờ) cả hai đều có chung cách phát âm là /mæt/ nên từ matt có phụ âm t được nhân đôi lên.
Người học có thể tham khảo thêm về đồng âm qua bài viết sau đây.
Các trường hợp nhân đôi phụ âm
Quy tắc CVCC
CVC là viết tắt của Consonant - Vowel - Consonant, nếu một từ có ba chữ cái hoặc ba chữ cái cuối trong một từ theo trình tự này, thì phụ âm ở cuối từ cần được nhân đôi. Quy tắc này thường được áp dụng với những từ có một âm tiết.
Ví dụ:
run (chạy) -> running (đang chạy)
Giải thích: từ run /rʌn/ bắt đầu bằng phụ âm /r/, sau đó là nguyên âm /ʌ/ và kết thúc bằng phụ âm /n/ nên cần nhân đôi phụ âm n
drop (làm rơi) -> dropped (đã làm rơi)
Giải thích: từ drop /drɒp/ có ba chữ cái cuối bắt đầu bằng phụ âm /r/, sau đó là nguyên âm /ɒ/ và kết thúc bằng phụ âm /p/ nên cần nhân đôi phụ âm p
scam (lừa đảo) -> scammed (đã lừa đảo)
Giải thích: từ scam /skæm/ có ba chữ cái cuối bắt đầu bằng phụ âm /k/, sau đó là nguyên âm /æ/ và kết thúc bằng phụ âm /m/ nên cần nhân đôi phụ âm m.
Quy tắc về trọng âm và nhấn âm
Đối với những từ có nhiều hơn một âm tiết, thì việc nhân đôi phụ âm sẽ phụ thuộc vào việc từ đó có trọng âm ở đầu hoặc được nhấn ở âm thứ nhất hay không, vì nếu nhấn ở đầu thì không cần phải nhân đôi âm. Người học có thể tìm hiểu thêm qua hai bài viết về âm tiết và trọng âm để hiểu thêm về hai chủ đề này.
Ví dụ:
occur(xảy ra) -> occurred (đã xảy ra)
Giải thích: động từ occur /əˈkɜːr/ được nhấn ở âm hai nên cần nhân đôi phụ âm r ở cuối.
commit (cam kết) -> committing (đang cam kết)
Giải thích: động từ từ commit /kəˈmɪt/ được nhấn ở âm hai nên cần nhân đôi phụ âm t ở cuối.
water (tưới nước) -> watering (đang tưới nước)
Giải thích: động từ water /ˈwɔːtə(r)/ được nhấn ở âm đầu nên không cần nhân đôi phụ âm r ở cuối.
Quy tắc 1 nguyên âm, 1 phụ âm
Quy tắc này còn có tên gọi là quy tắc 1-1-1, khi một từ chỉ có một âm tiết, một nguyên âm và một phụ âm, thì phụ âm đứng cuối phía sau nguyên âm sẽ được nhân đôi.
Ví dụ:
big (lớn) -> bigger (lớn hơn)
Giải thích: tính từ big /bɪɡ/ chỉ có 1 âm tiết, 1 nguyên âm và 1 phụ âm, nên khi thêm đuôi -er để trở thành tính từ so sánh hơn cần gấp đôi phụ âm g.
hot (nóng) → hottest (nóng nhất)
Giải thích: tính từ hot /hɒt/ chỉ có 1 âm tiết, 1 nguyên âm và 1 phụ âm, nên khi thêm đuôi -est để trở thành tính từ so sánh nhất cần gấp đôi phụ âm t.
Tình huống đặc biệt về việc nhân đôi phụ âm
Những người học tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung đều biết ít nhiều về những trường hợp đặc biệt trong ngôn ngữ. Nhân đôi phụ âm cũng không phải là một ngoại lệ.
Trường hợp 1: Một từ vừa có thể nhân đôi phụ âm hoặc không nhân đôi. Lý do dẫn đến trường hợp này là do hai nhóm tiếng Anh - Anh và tiếng Anh - Mỹ
Ví dụ:
Động từ cancel (hủy) khi thêm -ing sẽ trở thành cancelling (đang hủy) đối với trường hợp Anh-Anh và canceling (đang hủy) đối với trường hợp Anh-Mỹ
Tính từ travel (du lịch) khi thêm ed sẽ trở thành travelled (đã đi du lịch) đối với trường hợp Anh-Anh và traveled đối với trường hợp Anh-Mỹ (đã đi du lịch).
Trường hợp 2: Những trường hợp đặc biệt của động từ
Ví dụ:
Động từ babysit/ˈbeɪbisɪt/ (chăm trẻ) dù nhấn ở âm hai nhưng khi thêm hậu tố ing hoặc ed thì không cần phải nhân đôi phụ âm cuối t → babysitting (đang chăm trẻ)/babysitted (đã chăm trẻ)
Động từ inhabit /ɪnˈhæbɪt/ (sinh sống) dù nhấn ở âm hai nhưng khi thêm hậu tố ing hoặc ed thì không cần phải nhân đôi phụ âm cuối t → inhabiting (đang sinh sống)/inhabited (có vật sinh sống)
Trường hợp 3: Tính từ có đuôi ful khi thêm hậu tố ly sẽ phải nhân đôi phụ âm.
Tuy nhấn trọng âm đầu, những tính từ có đuôi ful khi thêm hậu tốt ly để trở thành trạng từ cần gấp đôi phụ âm
Ví dụ:
Tính từ awful /ˈɔːfl/ (tồi tệ) dù nhấn âm một nhưng khi thêm hậu tố ly để thành trạng từ cần phải nhân đôi phụ âm cuối l → awfully (một cách tồi tệ)
Tính từ usual /ˈjuːʒəl/ (thường) dù nhấn âm một nhưng khi thêm hậu tố ly để thành trạng từ cần phải nhân đôi phụ âm cuối l → usually (thường xuyên)
Bài tập về việc nhân đôi phụ âm
They ______ (visit) me last week.
My mom is ______ (jog) in the park.
John is the ______ (fat) student in our class, but he is also the ____ (fast) student in our class.
He drank too much beer and now he is _____(vomit) in the toilet.
They ______ (travel) to Thailand last month.
Đáp án bài tập gấp đôi phụ âm
Điền dạng đúng của động từ vào chỗ trống.
Visit -> Visited. Giải thích: Visit tuân theo quy tắc nhấn âm đầu nên không cần nhân đôi phụ âm t.
Dịch: Họ đã đến thăm tôi vào tuần trước.
Jog -> Jogging. Giải thích: Jog tuân theo quy tắc 1 âm tiết 1 nguyên âm 1 phụ âm nên cần nhân đôi phụ âm g.
Dịch: Mẹ tôi đang chạy bộ trong công viên.
Fat -> Fattest/ Fast -> Fastest. Giải thích: Fat tuân theo quy tắc 1 nguyên âm 1 phụ âm nên cần nhân đôi phụ âm t, nhưng fast không tuân theo quy tắc CVC hay 1 nguyên âm và 1 phụ âm nên không cần nhân đôi phụ âm t
Dịch: John là học sinh mập nhất lớp, nhưng cậu ấy cũng là học sinh nhanh nhất lớp.
Vomit -> Vomiting. Giải thích: Vomit tuân theo quy tắc nhấn âm đầu nên không cần nhân đôi phụ âm t.
Dịch: Anh ấy uống quá nhiều bia và giờ đang nôn trong nhà vệ sinh.
Travel -> Travelling/ Traveling. Giải thích: Travel là trường hợp đặc biệt của tiếng Anh - Anh và tiếng Anh - Mỹ nên vừa có thể nhân đôi phụ âm l hoặc không.
Dịch: Họ đã du lịch đến Thái Lan vào tháng trước.
Tóm tắt
Works Cited
“consonant_1 noun - Definition, pictures, pronunciation and usage notes | Oxford Advanced Learner's Dictionary at OxfordLearnersDictionaries.com.” Oxford Learner's Dictionaries, https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/consonant_1?q=consonant. Accessed 4 June 2023.
“content word | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh-Việt - Cambridge Dictionary.” Cambridge Dictionary, https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english-vietnamese/content-word. Accessed 4 June 2023.
Davenport, Barrie. “Double Consonants Rules: 6 Rules Every Writer Should Know.” Authority Pub Academy, 5 September 2022, https://authority.pub/double-consonant-words/#7-the-cvc-rule. Accessed 5 June 2023.
Ellis, Matt. “What Are Consonants? Definition and Examples.” Grammarly, 28 November 2022, https://www.grammarly.com/blog/consonants/. Accessed 4 June 2023.
“FUNCTION WORD | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Cambridge.” Cambridge Dictionary, 24 May 2023, https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/function-word. Accessed 4 June 2023.
The three-letter rule. (n.d.). TheFreeDictionary.com. https://www.thefreedictionary.com/The-Three-Letter-Rule.htm
“Spelling rules: doubling up.” Twin English Centres, https://www.twinenglishcentres.com/blog/spelling-rules-doubling-up. Accessed 5 June 2023.
“Guidelines for Spelling: When to Double Consonants.” Viva Phonics, https://vivaphonics.com/double-the-consonant-rules/. Accessed 4 June 2023.
“Spelling Words With Double Consonants” Grammarly, 17 May 2019, https://www.grammarly.com/blog/spelling-words-with-double-consonants/. Accessed 4 June 2023.