1. Tổng quan về phương pháp niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài, dây cung và dây thun. Mục tiêu là di chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Có nhiều cách niềng răng khác nhau
Cách này giúp sửa các vấn đề như răng lệch, răng thưa, răng hô, răng móm,... Ngoài ra, việc chỉnh nha đúng vị trí còn cải thiện khớp cắn và lực nhai, giúp ăn uống dễ dàng hơn.
Bên cạnh phương pháp niềng răng truyền thống, còn nhiều phương pháp khác như niềng răng mắc cài tự động, niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng không mắc cài trong suốt Invisalign,... Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và nhu cầu cá nhân.
2. Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Để đạt được kết quả như mong đợi, cần tuân thủ quy trình niềng răng
Cần thăm khám trước khi niềng răng
- Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn về tình trạng răng cho bệnh nhân: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát, chụp X-quang, đánh giá mức độ lệch của răng để đưa ra chẩn đoán chi tiết về tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bệnh nhân.
- Bước 2: Lập phác đồ điều trị tổng quát. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào về răng miệng, cần phải được điều trị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu niềng răng.
- Bước 3: Gắn các thiết bị niềng răng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định nong hàm, đeo các thiết bị mở rộng nong hàm. Sau đó, mắc cài sẽ được gắn lên răng. Dây cung sẽ chạy qua các mắc cài để tạo lực nén chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
- Bước 4: Thực hiện tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài để phù hợp hơn với sự dịch chuyển răng.
- Bước 5: Loại bỏ mắc cài và duy trì kết quả
Khi răng đã đều và dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, khớp cắn đã cân đối, bạn có thể được gỡ bỏ niềng. Tuy nhiên, sau đó, bạn cần tiếp tục sử dụng hàm duy trì để đảm bảo kết quả đã đạt được. Thông thường, cần sử dụng hàm duy trì trong khoảng 6 tháng và nên sử dụng liên tục. Đối với các trường hợp răng yếu, thời gian sử dụng hàm duy trì sẽ lâu hơn.
3. Các điều cần lưu ý trước khi niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng, đặc biệt là cần xác định 2 yếu tố quan trọng: tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại và việc lựa chọn một cơ sở nha khoa đáng tin cậy.
Nếu phát hiện răng sâu, cần chữa trị trước khi niềng răng
- Xác định tình trạng răng miệng:
Để hiểu rõ về tình trạng răng của mình, bạn nên đi khám nha khoa. Bác sĩ không chỉ thăm khám lâm sàng mà còn có thể yêu cầu chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng, từ đó xác định chính xác cấu trúc xương hàm, vị trí mọc răng và những bất thường đang tồn tại đang ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt như thế nào.
Bác sĩ cũng có thể lấy dấu mẫu hàm, dùng thạch cao để mô phỏng tình trạng răng của bệnh nhân để có thể quan sát dễ dàng và nhận biết vấn đề chính xác hơn. Khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
Những vấn đề về răng thường phát sinh và cần thiết niềng răng là răng hô, móm, thưa, và răng mọc lệch. Bạn có thể nhận biết những vấn đề này chỉ bằng mắt thường.
Chọn phòng khám nha khoa đáng tin cậy:
Hiện nay, có nhiều cơ sở nha khoa cung cấp dịch vụ niềng răng, nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo chất lượng. Để có kết quả niềng răng tốt nhất và nâng cao thẩm mỹ cho khuôn mặt, bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại.
Một số lưu ý sau khi niềng răng:
Cách giảm ê buốt khi niềng: Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ chế độ ăn mềm, tránh thức ăn cứng và dai. Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để tránh tổn thương và các bệnh về răng miệng.
Khi đang niềng răng, thức ăn dễ bám vào mắc cài nên vệ sinh kỹ. Tuy nhiên, khi ăn các loại trái cây như chanh, quýt, cam,... nên tránh đánh răng vì lúc này men răng yếu đi và ảnh hưởng đến men răng. Có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch răng.
Hướng dẫn chăm sóc răng khi tháo niềng: Nên duy trì chế độ ăn giống như khi niềng răng để đảm bảo răng ổn định. Nên ăn thức ăn nhỏ và mềm. Sau khi tháo niềng, cần đeo hàm duy trì ít nhất 20 tiếng mỗi ngày để duy trì kết quả niềng răng.
Tuân thủ việc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để duy trì hàm răng đều đẹp sau khi tháo niềng.
Nên lựa chọn phòng khám nha khoa đáng tin cậy.
Hy vọng những thông tin về quy trình niềng răng và lưu ý về chăm sóc răng trước và sau khi niềng răng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và tự tin hơn khi niềng răng để có nụ cười rạng rỡ.