Rāmāyaṇa (Devanagari: रामायण), từ Hán-Việt là La-ma-diễn-na, là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo (smṛti). Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Người ta cho rằng tác giả của Ramayana là nhà thơ Valmiki.
Tên gọi Rāmāyaṇa là một từ ghép tatpurusha của Rāma và ayana
Nguồn gốc
Ramayana được cho là sáng tác bởi Valmiki và được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabharata.
Nội dung
Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, không bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng có cấu trúc chặt chẽ hơn. Đề tài của tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa hoàng tử Rama và vợ chung thủy Sita.
Ngày xưa ở vương quốc Kosala có một vị vua già yếu tên là Dasaratha, ông có bốn người con trai do vợ sinh. Rama, con cả, nổi bật hơn các em về mọi mặt. Vua muốn nhường ngôi cho Rama, nhưng do lời hứa với bà vợ thứ hai xinh đẹp Kaikeyî, ông buộc phải đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi cho Bharata, con trai của Kaikeyî.
Vợ của Rama là Sita, cùng em trai Laksmana, quyết tâm đi theo Rama vào rừng sống giấu mình và rèn luyện võ nghệ. Quỷ vương Rãvana ở đảo Lanka âm mưu bắt Sita về làm vợ. Hắn dụ dỗ và bắt buộc Sita, nhưng nàng đã cương quyết chống cự. Rama vô cùng đau lòng vì mất Sita và quyết tâm cứu vợ. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xugriva, sau đó được tướng khỉ Hanuman và quân đội khỉ giúp đỡ. Cuối cùng, Rama cứu được Sita.
Sau khi chiến thắng hào hùng đó, để bảo vệ danh dự và đức hạnh của mình, cũng như của người vợ thân yêu, Rama từ chối Sita, vì chàng nghi ngờ lòng chung thủy của nàng trong thời gian bị giam cầm với Quỷ vương Ravana. Để chứng minh lòng chung thủy của mình, Sita bước vào lửa. Thần lửa Agni biết nàng trong sạch và cứu nàng. Thấy điều này, Rama rất hạnh phúc và vui mừng đón nàng trở về. Hai người cùng nhau trở về kinh đô trong sự chào đón nồng hậu của nhân dân.
Giá trị của tác phẩm
Ramayana ca ngợi thành tựu chiến công và ca ngợi đạo đức của hoàng tử Rama, tôn vinh mối tình chung thủy của Sita, đồng thời phản ánh sự tiến bộ của xã hội người Aryan. Dù là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc và chiến sĩ, nhưng đã thể hiện được những cá nhân có tâm hồn trong sáng. Rama là hình mẫu lý tưởng của đạo Hindu (mặc dù cũng là biểu tượng của sự khinh nam trọng nữ, sự quan trọng của trinh tiết, bị ép vợ nhảy vào lửa để chứng tỏ trong sạch, và cũng là biểu tượng của sự coi trọng danh dự hơn tính mạng người thân trong đạo Hindu), của tầng lớp quý tộc và đấng công tước, đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị thủ lĩnh tài ba, đức độ, mang lại hạnh phúc cho xã hội. Sita là hình mẫu thánh thiện, là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ trinh tiết, là một con gái hiền lành, quả quyết, hy sinh bản thân cho người khác. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng, nhiệt tình, là biểu tượng của sự liên kết của quần chúng, hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng và bảo vệ đất nước. Tác phẩm cũng đã nổi bật lên với khát vọng chiến thắng cái ác, mang lại sự an ủi cho quần chúng, do đó được nhân dân rất yêu thích. Vì vậy, câu chuyện và nhân vật trong Ramayana đã được nhiều nghệ sĩ văn học khắc họa trong thơ ca và trong các tác phẩm nghệ thuật như điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Điểm nổi bật của Ramayana là sức hấp dẫn của nó, với sự kết hợp giữa yếu tố tưởng tượng huyền bí và việc phản ánh hiện thực khách quan, sự hoang đường kỳ ảo và việc mô tả tính cách con người trần tục, những cảnh hùng vĩ và những cảnh bi thương.
Ramayana đã đi cùng với lịch sử dân tộc Ấn Độ qua nhiều biến cố, được các nhà thơ vô danh biên soạn, qua những câu chuyện của những nghệ nhân dân gian, nhưng vẫn là một bản hùng ca về lòng thiện lương, ý thức hòa bình, tôn vinh sự công bằng và lòng từ ái; với những triết lý có giá trị vĩnh cửu cho nhân loại: sự hài hòa, trách nhiệm, khát vọng, chính như Valmiki đã nói: 'miễn là sông không cạn, đá không mòn, ca hát anh hùng Ramayana sẽ làm say mê lòng người và giải thoát họ khỏi vòng tội lỗi'.
Chú thích
- Mahabharata
- Danh sách