Rắn hổ mang Trung Quốc | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn
| |
Sắp nguy cấp (IUCN 3.1) | |
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Chordata |
Lớp: | Reptilia |
Bộ: | Squamata |
Phân bộ: | Serpentes |
Họ: | Elapidae |
Chi: |
|
Loài: | N. atra
|
Danh pháp hai phần | |
Naja atra Cantor, 1842 | |
Phân bố Naja atra | |
Các đồng nghĩa | |
Danh sách |
Rắn hổ mang Trung Quốc, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như rắn hổ mang Đài Loan, rắn hổ mang bành, rắn hổ mang thường (tên khoa học: Naja atra), là một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Loài này phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc cùng một số quốc gia láng giềng và các đảo biển như miền bắc Việt Nam và Đài Loan.
Phân bố
Rắn hổ mang Trung Quốc phân bố rộng rãi từ Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào, Việt Nam đến Đài Loan.
Giá trị sử dụng
Rắn hổ mang Trung Quốc được coi là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng cao nên thường bị săn bắt. Tuy nhiên, loài này rất quý hiếm và cần được bảo vệ chặt chẽ. Rắn hổ mang được sử dụng rộng rãi trong y học, làm thực phẩm và trong thương mại.
Tình trạng tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng rắn hổ mang Trung Quốc đang giảm dần. Theo sách đỏ Việt Nam, loài này được xếp vào nhóm động vật đang bị đe dọa cấp T, yêu cầu cấm hoàn toàn việc khai thác và sử dụng.
Làng nuôi rắn
Ở Việt Nam, có nhiều làng chuyên nuôi rắn hổ mang Trung Quốc để bán, như làng Phụng Thượng thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km. Rắn được nuôi bằng thịt gà con. Người dân nuôi rắn bán chúng cho các nhà hàng hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc để làm dược liệu.