1. Răng Sữa Mọc Lệch Có Ảnh Hưởng Đến Răng Vĩnh Viễn Không?
Răng Sữa Là Những Chiếc Răng Mọc Đầu Tiên Bắt Đầu Từ Khoảng 6 Tháng Tuổi, Tùy Theo Chế Độ Dinh Dưỡng Và Cơ Địa Mà Trẻ Có Thể Mọc Răng Muộn Hơn. Răng Sữa Có Vai Trò Quan Trọng Trong Việc Ăn Nhai, Phát Âm Và Định Hướng Phát Triển Xương Hàm Của Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời.
Răng Sữa Bắt Đầu Mọc Khi Trẻ Được Khoảng 6 Tháng Tuổi
Tuy Nhiên, Răng Sữa Không Theo Trẻ Suốt Đời, Nó Sẽ Tự Rụng Để Răng Vĩnh Viễn Mọc Lên Tay Thế. Vì Thế, Răng Sữa Mọc Lệch Không Phải Là Vấn Đề Quá Nghiêm Trọng, Đặc Biệt Khi Hàm Răng Của Trẻ Chưa Mọc Lên Đầy Đủ. Khi Các Răng Bên Cạnh Mọc Lên, Thường Thì Răng Sữa Cũng Sẽ Tự Cân Chỉnh Để Trở Về Đúng Vị Trí Và Hướng Răng Hơn.
Hơn Nữa Trong Những Năm Đầu Đời, Xương Hàm Của Trẻ Đang Phát Triển Nên Vị Trí Của Răng Sữa Có Thể Không Cố Định. Răng Sữa Sẽ Có Vai Trò Trong Việc Nhai Cắn Của Trẻ Trong Những Năm Đầu Đời, Nếu Nó Không Gây Quá Nhiều Ảnh Hưởng Thì Không Cần Thiết Phải Điều Trị Hay Nắn Chỉnh. Việc Niềng Răng, Nắn Chỉnh Vị Trí Của Răng Cũng Thường Chỉ Thực Hiện Với Răng Vĩnh Viễn.
Răng Sữa Mọc Lệch Sẽ Được Thay Thế Bằng Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ Lớn Hơn
2. Thời Gian Mọc Của Răng Sữa
Cha Mẹ Cũng Nên Chú Ý Chăm Sóc Sức Khỏe Răng Miệng Của Trẻ Từ Sớm Để Tạo Thói Quen Cũng Như Giúp Răng Sữa Mọc Đúng Vị Trí, Tốt Cho Việc Nhai Cắn Thức Ăn Tốt Hơn. Thời Gian Mọc Các Răng Sữa Có Thể Tham Khảo Như Sau:
Răng Sữa Hàm Dưới
-
Răng Cửa Giữa, Mọc Từ Khi 6 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 6 - 7 Tuổi.
-
Răng Cửa Bên, Mọc Từ Khi 7 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 7 - 8 Tuổi.
-
Răng Hàm Sữa 1: Mọc Từ Khi 12 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 9 - 10 Tuổi.
-
Răng Nanh: Mọc Từ Khi 16 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 10 - 11 Tuổi.
-
Răng Hàm Sữa Thứ 2: Mọc Từ Khi 24 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 11 Tuổi.
Răng Sữa Hàm Trên
-
Răng Cửa Giữa: Mọc Từ Khi 7 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 7 Tuổi.
-
Răng Cửa Bên: Mọc Từ Khi 9 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 8 Tuổi.
-
Răng Hàm Sữa 1: Mọc Từ Khi 14 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 11 - 12 Tuổi.
-
Răng Nanh: Mọc Từ Khi 18 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 11 - 12 Tuổi.
-
Răng Hàm Sữa 2: Mọc Từ Khi 24 Tháng Tuổi, Sẽ Thay Răng Vĩnh Viễn Khi Trẻ 12 Tuổi.
Răng Vĩnh Viễn Có Thể Mọc Lệch Do Nhiều Nguyên Nhân
Ở Những Trẻ Răng Sữa Mọc Lệch, Răng Thật Mọc Lên Cũng Có Thể Bị Lệch Nên Cha Mẹ Cần Chú Ý Theo Dõi Và Can Thiệp Khi Răng Thật Có Thể Bắt Đầu Có Dấu Hiệu.
3. Những Nguyên Nhân Thường Gặp Gây Răng Mọc Lệch
Tìm Hiểu Những Nguyên Nhân Khiến Răng Mọc Lệch Sẽ Giúp Cha Mẹ Chăm Sóc, Định Hướng Răng Của Trẻ Mọc Đúng Hướng Hơn.
3.1. Răng Mọc Lệch Do Thói Quen Không Tốt
Trẻ Nhỏ Là Độ Tuổi Rất Thích Khám Phá Những Điều Mới Lạ Xung Quanh Bằng Tất Cả Thói Quen, Và Trẻ Có Sở Thích Đưa Tay Hoặc Đồ Vật Vào Miệng Để Mút. Thói Quen Này Lại Vô Tình Khiến Răng Mọc Lệch Nên Cha Mẹ Cần Lưu Ý, Hạn Chế Những Thói Quen Không Tốt Nếu Có Dấu Hiệu Răng Mọc Không Đúng Như: Ngậm Núm Vú Giả, Mút Tay, Bú Bình, Ngậm Đồ Vật,…
3.2. Mất Răng Sữa Sớm
Răng Sữa Không Phải Răng Vĩnh Viễn Và Có Thể Mọc Lệch Mà Không Ảnh Hưởng Đến Răng Vĩnh Viễn, Song Có Vai Trò Cố Định Chỗ Cho Các Răng Vĩnh Viễn Mọc Lên. Vì Thế, Nếu Răng Sữa Mất Sớm Và Với Số Lượng Nhiều Cùng Lúc, Các Răng Cố Định Mọc Lên Có Thể Lệch, Chen Chúc Nhau,…
3.3. Di Truyền Là Một Trong Những Nguyên Nhân
Đặc Điểm Thể Trạng Của Trẻ Được Di Truyền Nhiều Từ Cha Mẹ, Trong Đó Có Tình Trạng Răng Mọc Lệch Hoặc Xương Hàm Phát Triển Bất Thường. Vì Thế Cha Mẹ Bị Móm, Răng Mọc Không Đều, Xương Hàm Kém Phát Triển Hoặc Phát Triển Quá Mức Cần Chú Ý Hơn Đến Sự Phát Triển Răng Của Con.
Răng Mọc Lệch Có Thể Do Yếu Tố Di Truyền
3.4. Khối U
Sự xuất hiện của khối u khi trẻ mọc răng và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng là một hiện tượng khá hiếm gặp, tuy nhiên vẫn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ khối u và đảm bảo răng mọc đúng vị trí.
Trong thời gian nằm sấp lâu dài
Thói quen nằm sấp khi ngủ có thể làm răng mọc lệch do áp lực của cơ thể tác động lên miệng và má. Dù tác động không thể hiện ngay lập tức, nhưng sẽ dần dần ảnh hưởng đến cấu trúc răng, vì vậy cha mẹ nên sửa lại tư thế ngủ của trẻ nếu cần.
Các răng mới mọc lên không nhất thiết đã định vị cố định, chúng vẫn có thể phát triển và thay đổi, vì vậy cha mẹ cần chú ý đến mọi thay đổi nhỏ của chúng.
Làm thế nào để ngăn chặn sự mọc lệch của răng ở trẻ?
Tình trạng mọc lệch răng sữa ở trẻ không đáng lo ngại quá mức, nhưng cha mẹ cần chú ý những điều sau đây để ngăn chặn tình trạng này tiếp tục diễn ra với răng vĩnh viễn.
- - Vệ sinh răng miệng đúng cách từ khi trẻ bắt đầu mọc răng: ban đầu hướng dẫn trẻ súc miệng, sau đó chỉ dạy trẻ đánh răng nếu có thể tự làm được.
- Loại bỏ thói quen xấu: hạn chế trẻ mút ngón tay, mút đồ vật, ngậm ti giả trước 2 tuổi.
- Đưa trẻ đến nha sĩ: Nếu phát hiện răng vĩnh viễn mọc lệch, cần đưa trẻ đến nha sĩ sớm để điều trị và định hình răng kịp thời và hiệu quả.
Mang trẻ đến nha sĩ kiểm tra và điều trị sớm nếu phát hiện răng vĩnh viễn mọc lệch