Trong quá trình học tiếng Anh, nhiều bạn đọc thường gặp khó khăn với việc kiểm soát tốc độ đọc trong phần Reading. Đối với những người mới học hoặc đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS, việc đọc và hiểu nhanh các đoạn văn, bài báo, hay đoạn văn mẫu là một nhiệm vụ không dễ dàng. Tuy nhiên, có một giải pháp có thể được xem xét để giúp cải thiện tốc độ đọc trong Reading, đó là phương pháp "Reading While Listening" (RWL) hay Đọc Khi Nghe.
Key Takeaways |
Reading While Listening là một phương pháp kết hợp đọc và nghe nhằm tối ưu hoá tốc độ và khả năng đọc hiểu việc đọc văn bản. Lợi ích phương pháp RWL đem lại:
Các bước thực hiện phương pháp RWL:
|
Lý thuyết về Reading While Listening (RWL)
Giải thích về tính hiệu quả của phương pháp RWL
Định nghĩa về Reading While Listening (RWL)
Theo McMahon (1983), như được trích dẫn trong Askildson (2011), Reading While Listening là một phương pháp phát triển khả năng nghe bằng cách kết hợp đọc và nghe. Phương pháp này cung cấp bản ghi âm được kèm với văn bản đọc. Việc sử dụng sách nói có thể giúp người đọc vượt qua khó khăn trong việc giải mã và hiểu nghĩa từ khi đọc. Ngoài ra, việc kết hợp bản ghi âm trong văn bản đọc còn có thể cải thiện khả năng nghe và giúp người đọc đạt điểm nghe cao hơn (Chang và Millet, 2015).
Các nghiên cứu chứng minh lợi ích của RWL
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Blum et al., (1995) đã so sánh hiệu quả giữa việc đọc lặp lại sách tại nhà và việc đọc kèm nghe (RWL) sách được ghi âm. Nghiên cứu này kéo dài trong 19 tuần với năm trẻ em quốc tế có kiến thức ngôn ngữ hạn chế. Kết quả cho thấy, so với việc chỉ đơn thuần đọc lặp lại tại nhà, việc đọc kèm nghe sách đã ghi âm mang lại nhiều lợi ích hơn, và các em đã trở nên lưu loát hơn.
Chang (2013) cũng đã chứng minh rằng việc đọc kèm nghe sách nói đã cải thiện khả năng lưu loát nghe của người đọc. Điều này chỉ ra rằng việc kết hợp nghe và đọc là một phương pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của người học.
Khi đã có khả năng nhận diện từ một cách lưu loát và tự động, người đọc không cần phải tập trung vào việc nhìn từng từ một mà có thể tập trung hoàn toàn vào ý nghĩa của văn bản (Wren, 2006). Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh rằng việc sử dụng audio kèm văn bản đọc giúp cải thiện sự lưu loát trong kĩ năng đọc hiểu.
Khám phá về tác dụng của phương pháp RWL trong việc nâng cao tốc độ đọc và khả năng hiểu bài đọc
Ảnh hưởng của RWL đối với việc học từ vựng và ghi nhớ
Áp dụng (RWL) giúp tác động tích cực đến việc học từ vựng và ghi nhớ. Khi nghe và đọc cùng một lúc, người học có cơ hội tiếp thu từ vựng một cách toàn diện hơn. Việc nghe từng từ và đồng thời đọc chúng giúp kết hợp âm thanh và hình ảnh, tạo ra một trải nghiệm học tập đa chiều. Kết quả là, người học có khả năng ghi nhớ và áp dụng từ vựng tốt hơn. RWL không chỉ giúp mở rộng vốn từ vựng mà còn cải thiện khả năng ghi nhớ và ứng dụng từ vựng trong các bài đọc khác.
Tác động của âm thanh trong việc tăng cường hiểu bài đọc
Âm thanh đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiểu bài đọc. Khi nghe âm thanh của văn bản, người đọc có cơ hội trải nghiệm sự sống động và cảm nhận các yếu tố nhịp điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Âm thanh giúp tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, thu hút sự tập trung và tạo sự quan tâm đối với nội dung bài đọc, đồng thời cũng giúp tăng cường khả năng nghe và phản xạ nhanh hơn, từ đó cải thiện khả năng hiểu và tưởng tượng về nội dung. Sự kết hợp giữa âm thanh và văn bản giúp tạo ra một trải nghiệm đa giác quan, khuyến khích sự tham gia tích cực và khám phá sâu hơn trong quá trình đọc.
Tác động của RWL đến tốc độ xử lý văn bản
Khi đọc kèm nghe, người đọc được tiếp cận cả hai giác quan nghe và thị giác cùng một lúc. Việc nghe âm thanh khi đọc giúp tăng cường khả năng tiếp thu thông tin và giải mã từ vựng, từ đó cải thiện tốc độ xử lý văn bản. Khi nghe được từng từ và cụm từ trong khi đọc, người đọc có thể diễn giải và hiểu ý nghĩa của các từ nhanh hơn. Điều này giúp giảm thời gian cần thiết để đọc và hiểu một đoạn văn, từ đó tăng tốc độ xử lý thông tin và tiến bộ trong việc đọc hiểu. RWL cung cấp một phương pháp học hiệu quả để phát triển tốc độ xử lý văn bản và cải thiện khả năng đọc hiểu.
Thực hành RWL như thế nào
Khám phá về phương pháp đọc RWL
Chọn lựa tài liệu và âm thanh phù hợp cho việc thực hành RWL
Khi lựa chọn tài liệu cho việc thực hành RWL (Reading While Listening), có một số yếu tố cần xem xét để đảm bảo tài liệu phù hợp:
Độ khó của tài liệu: Chọn tài liệu có độ khó phù hợp với trình độ đọc hiện tại của bản thân. Nếu tài liệu quá khó có thể gây khó khăn trong việc đồng thời nghe và đọc. Tuy nhiên, nếu tài liệu quá dễ, người đọc có thể không được thách thức đủ để phát triển kỹ năng đọc hiểu.
Chủ đề quan tâm: Chọn tài liệu với chủ đề mà bản thân quan tâm và muốn tìm hiểu. Điều này sẽ giúp người đọc tăng sự hứng thú và tập trung cao hơn khi thực hiện RWL.
Tài liệu đa dạng: Lựa chọn tài liệu từ nhiều nguồn và thể loại khác nhau như tiểu thuyết, báo cáo, bài viết học thuật, truyện ngắn, và sách hướng dẫn. Điều này giúp người đọc làm quen với nhiều loại văn bản và cải thiện khả năng đọc hiểu ở các lĩnh vực khác nhau.
Tài liệu có bản đọc đồng thời: Chọn tài liệu có phiên bản đọc đồng thời, có thể là sách nói hoặc file âm thanh đi kèm. Điều này cho phép thực hiện nghe và đọc cùng lúc, tăng cường kỹ năng nghe và đọc hiểu.
Tài liệu phù hợp với mục tiêu học tập: Xác định mục tiêu học tập, ví dụ như nâng cao từ vựng, hiểu cấu trúc câu, hoặc phát triển khả năng đọc hiểu. Dựa vào mục tiêu đó, chọn tài liệu phù hợp để tập trung vào việc phát triển kỹ năng cụ thể.
=>Lựa chọn tài liệu phù hợp là một phần quan trọng trong việc thực hành RWL. Hãy đảm bảo chọn những tài liệu thú vị và phù hợp với trình độ của bản thân để tận dụng tối đa lợi ích từ phương pháp này. Theo kinh nghiệm cá nhân, dưới đây là một số nguồn tài liệu có thể áp dụng phương pháp RWL:
Hướng dẫn luyện tập RWL để đạt được tốc độ đọc nhanh và hiệu quả hơn
Các bước thực hiện phương pháp RWL:
Bước 1: Lựa chọn tài liệu phù hợp
Chọn một tài liệu phù hợp với trình độ và sở thích, có sẵn cả bản văn bản và phiên bản audio tương ứng.
Có thể bắt đầu với những bài đọc ngắn và dần dần tăng độ khó khi cảm thấy tự tin hơn.
Bước 2: Nghe và đọc song song
Bắt đầu bằng cách mở phiên bản audio và bắt đầu nghe. Đồng thời, đọc văn bản trên giấy hoặc màn hình cùng lúc.
Cố gắng đồng bộ giữa việc đọc và nghe, đảm bảo đọc theo cùng tốc độ và ngữ điệu với audio.
Dừng lại và lắng nghe lại một đoạn nếu bỏ lỡ hoặc không hiểu rõ phần nào đó.
Bước 3: Nghe tập trung để nắm bắt nội dung
Tập trung lắng nghe âm thanh từ audio và cố gắng hiểu nghĩa của từng câu, đoạn văn.
Đồng thời, đọc văn bản cùng lúc để tăng cường việc xử lý ngôn ngữ và hiểu bài đọc.
Nếu gặp từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp mới, ghi chú lại và tra cứu nghĩa sau khi nghe để có thể hiểu rõ hơn.
Bước 4: Kiểm tra hiểu biết
Trong quá trình nghe và đọc, người học có thể kiểm tra hiểu biết bằng cách trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các bài tập liên quan đến nội dung văn bản.
Thực hiện các dạng bài tập liên quan đến văn bản như điền từ, xác định ý chính của từng đoạn, hoặc trả lời câu hỏi True-False.
Lặp lại quá trình RWL với các bài đọc khác nhau để đa dạng hóa kỹ năng ngôn ngữ của bạn.
Chiến lược đồng bộ hóa tốc độ đọc với âm thanh
Bắt đầu từ tốc độ đọc tự nhiên: Đọc một đoạn văn bản theo tốc độ đọc tự nhiên của bản thân. Lắng nghe âm thanh cùng lúc và cố gắng điều chỉnh tốc độ đọc sao cho phù hợp với tốc độ của âm thanh.
Chia nhỏ đoạn văn bản: Nếu gặp khó khăn trong việc đồng bộ tốc độ, hãy chia nhỏ đoạn văn bản thành các phần nhỏ hơn. Đọc và nghe từng phần một, sau đó tăng dần độ dài của các đoạn khi cảm thấy thoải mái hơn.
Sử dụng công cụ điều chỉnh tốc độ: Nếu tốc độ đọc của bản thân và âm thanh không khớp, hãy sử dụng công cụ điều chỉnh tốc độ âm thanh, nếu có sẵn. Có thể giảm hoặc tăng tốc độ của âm thanh để phù hợp với tốc độ đọc.
Luyện tập và thực hành: Thực hiện các bài tập luyện tập đọc và nghe đồng thời để cải thiện khả năng đồng bộ tốc độ. Thực hành thường xuyên sẽ giúp người học nắm bắt được sự điều chỉnh và cải thiện khả năng đồng bộ của mình.
Sử dụng tài liệu phù hợp: Chọn những tài liệu phù hợp với trình độ và có âm thanh được cung cấp theo tốc độ đọc chuẩn. Điều này sẽ giúp việc đồng bộ tốc độ và hiểu bài đọc dễ dàng hơn.
Ứng dụng thực tế của RWL trong IELTS Reading
Trong phần này, tác giả trình bày một số ví dụ mang tính cụ thể để minh họa việc áp dụng phương pháp RWL trong quá trình tự luyện thi IELTS Reading.
Bước 1: Lựa chọn tài liệu phù hợp
Việc chọn tài liệu phù hợp là một yếu tố quan trọng trong quá trình áp dụng phương pháp RWL. Trong trường hợp này, việc chọn tài liệu Cambridge 17 Test 3 là một lựa chọn hợp lý do có độ khó tương đương với kỹ năng đọc IELTS. Cambridge 17 Test 3 là một tài liệu từ bộ đề Cambridge IELTS, được biết đến là một nguồn tài liệu chính thức và chất lượng cho kỳ thi IELTS. Độ khó của tài liệu này phù hợp với trình độ đọc IELTS, giúp người học làm quen với ngôn ngữ và cấu trúc câu hỏi trong IELTS Reading.
(Nguồn ảnh: IELTS Cambridge 17, bài kiểm tra 3)Bước 2: Nghe và đọc song song
Sau khi đã tìm được văn bản phù hợp, tìm một phiên bản audio của đoạn văn để nghe đồng thời khi đọc. Trong trường hợp không có phiên bản audio sẵn có, có thể sử dụng các công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói tự nhiên để tạo ra phiên bản audio tương ứng. (Website đọc text bằng giọng người bản địa: Naturalreaders)
Đọc và nghe đồng thời: Bắt đầu đọc đoạn văn và nghe phiên bản audio cùng một lúc. Đảm bảo đồng bộ hóa việc đọc và nghe, tức là di chuyển qua các từ và câu trong đoạn văn cùng với lời đọc trong phiên bản audio. Nếu bạn đọc gặp khó khăn trong việc di chuyển qua các từ và câu trong đoạn văn, có thể sử dụng chức năng CC của Naturalreaders để làm quen. Chức năng này cho phép người đọc theo dõi từng từ mà audio đang đọc, từ đó có thể giúp cải thiện sự đồng bộ hoá của tốc độ đọc cùng với tốc độ của audio.
(Nguồn ảnh: naturalreaders.com)Chú ý ngữ điệu và giọng đọc: Lưu ý đến ngữ điệu, nhịp điệu của giọng đọc trong phiên bản audio. Cố gắng điều chỉnh tốc độ đọc của bản thân để phù hợp với tốc độ và ngữ điệu trong phiên bản audio. Ở đây, giọng văn trong phần IELTS Reading có xu hướng hướng đến ngôn ngữ hình thức (formal), tập trung vào việc truyền đạt thông tin và sử dụng từ vựng và cấu trúc câu học thuật.
Bước 3: Nghe tập trung để nắm bắt nội dung
Hãy tập trung lắng nghe âm thanh từ audio và cố gắng hiểu nghĩa của từng câu, đoạn văn. Đồng thời, đọc văn bản cùng lúc để tăng cường việc xử lý ngôn ngữ và hiểu bài đọc.
Quan sát đoạn văn dưới:
“Scientific discovery is popularly believed to result from the sheer genius of such intellectual stars as naturalist Charles Darwin and theoretical physicist Albert Einstein. Our view of such unique contributions to science often disregards the person's prior experience and the efforts of their lesser-known predecessors. Conventional wisdom also places great weight on insight in promoting breakthrough scientific achievements, as if ideas spontaneously pop into someone's head - fully formed and functional.”
Bằng cách lắng nghe âm thanh từ audio, người nghe có thể nhận biết được cách người đọc phát âm từng từ, nhấn mạnh những từ quan trọng như “is popularly believed”. Đồng thời, đọc văn bản cùng lúc để tăng cường việc xử lý ngôn ngữ. Việc đọc văn bản giúp người nhìn thấy từng từ, cụm từ và câu một cách rõ ràng hơn. Từ đó có thể thấy nội dung của đoạn văn này mang ý kiến khách quan và chỉ ra một nhận định truyền thống rằng về những phát minh khoa học và bỏ qua công lao và trải nghiệm của những người đi trước (often disregards the person’s prior experience).
Bước 4: Kiểm tra hiểu biết
Trong quá trình nghe và đọc, bước kiểm tra hiểu biết nhằm mục đích đánh giá mức độ nắm bắt thông tin của người học.
Xét ví dụ sau:
(Nguồn ảnh: IELTS Cambridge 17, bài kiểm tra 3)Ở câu hỏi này, có thể thấy những danh từ “ideas”, “belief”, “view”, “assumption” đều chỉ quan niệm, ý tưởng, các động từ chỉ thái độ của tác giả: defend: bảo vệ, compare: so sánh, disprove: bác bỏ, outline: nêu ra ý chính. Như đã phân tích ở Bước 3, đoạn văn này đưa ra ý kiến khách quan, tác giả không biểu lộ thái độ, do đó có thể loại đáp án A và C. Ở đây cũng chỉ đưa ra 1 quan điểm từ xưa đến nay, chưa có sự so sánh nên có thể loại đáp án B. Có thể thấy đáp án D có nội dung gần nhất với giọng điệu khách quan của tác giá. -> Chọn D
=> Qua việc áp dụng phương pháp RWL theo 4 bước trên, người đọc sẽ có cơ hội cải thiện khả năng nghe, hiểu nội dung và khả năng đọc thông qua việc tương tác giữa việc nghe và đọc.
Các bài đọc phù hợp cho phương pháp RWL đối với IELTS Reading
Độ khó tương đương với kỹ năng đọc IELTS: Chọn những bài đọc có độ khó phù hợp với kỹ năng đọc trong kỳ thi IELTS. Điều này giúp bạn học làm quen với ngôn ngữ và cấu trúc câu hỏi trong IELTS Reading.
Đa dạng về chủ đề: Tiếp cận đa dạng các chủ đề, bao gồm khoa học, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, vv. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận thông tin từ nhiều lĩnh vực khác nhau và nâng cao khả năng hiểu biết đa dạng của bài đọc.
Có câu hỏi kèm theo: Lựa chọn các bài đọc đi kèm với câu hỏi. Người đọc có thể đọc và nghe bài đọc, sau đó thực hiện câu hỏi để kiểm tra hiểu biết của mình và áp dụng phương pháp RWL.
Tóm tắt
Askildson, L. R. 'Lý thuyết và Phương pháp giảng dạy của việc Đọc Khi Nghe: Ghi âm ngữ âm cho việc phát triển Đọc Tiếng Anh lớp 2.' Tạp chí Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ, tập 2, 2011, tr. 267–285.
Blum, I., Koskinen, P. A., Tennant, N., Parker, E. M., Straub, M., & Curry, C. 'Sử dụng Sách được Ghi Âm để Mở Rộng Sự Giáo Dục về Văn Hóa Lớp 2 ra Từng Gia Đình của Người Học Tiếng Anh Thứ Hai.' Tạp chí Hành vi Đọc, tập 27, 1995, tr. 535-563.
Chang, C. S., và Millet, S. 'Cải thiện Tốc độ Đọc và Hiểu bằng cách Đọc Đồng thời Nghe cho người Học mới bắt đầu.' Người khác (Ed.), tập 52, 2015, tr. 91–102.
Chang, A. C., & Millett, S. 'Hiệu ứng của Việc Nghe Liên Tục đối với Việc Phát Triển Năng Lực Nghe Tiếng Anh lớp 2: Một số Bằng chứng Rõ Ràng.' Tạp chí ELT, tập 68, số 1, 2013, tr. 31-40. doi:10.1093/elt/cct052.
'Việc Đọc Khi Nghe có tăng cường Năng lực Đọc của Sinh viên không? Kết quả Sơ bộ từ các Thí nghiệm Trường học ở Uganda Nông thôn.' ERIC - Trung tâm Tài nguyên Giáo dục, files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1137555.pdf.
Muhye, Anthony. 'Nghe hay Đọc? - Đọc Khi Nghe là Câu trả lời!' omniglot.com, omniglot.com/language/articles/readingwhilelistening.htm.
'Sử dụng Đọc Khi Nghe trong ngữ cảnh Học Tiếng Anh như một Ngoại ngữ (EFL).' ResearchGate | Tìm và Chia sẻ Nghiên cứu, www.researchgate.net/publication/346547342_Using_reading_while_listening_in_English_as_a_foreign_language_EFL_learning_context/citation/download.
Wren, P.C. Wren Ngữ pháp Tiếng Anh Ngắn 6. Nhà Xuất bản S. Chand, 2006.