Tôi đã đọc Khải Hoàn Môn từ lâu nhưng hôm nay mới dám viết về nó. Tôi chìm vào thế giới của những điều bất định từ thuở còn là một cô bé. Say mê mặt đường ướt đẫm nước mưa của đại lộ Georges V. Say mê sự lạnh lùng đầy nam tính của Ravic khi anh thực hiện các cuộc phẫu thuật. Say mê cả những lời ngọt ngào mà anh dành cho Joan Madou – nàng thiên sứ đã cứu rỗi cuộc đời mình.
Trước Khải Hoàn Môn, Erich Maria Remarque đã viết Phía tây không có gì lạ – tác phẩm bước đầu làm nên danh tiếng của ông, viết Ba người bạn – tác phẩm đã khiến ông bị tước quyền công dân Đức. Đây đều là những tác phẩm hay, khiến người đọc phải rung cảm và ngẫm nghĩ nhiều. Tuy vậy, Khải Hoàn Môn mới là thứ làm tôi mê đắm nhất ở nhà văn này. Với kiểu viết văn như bày cả ruột gan mình lên mặt giấy, hiện thực trong các tác phẩm của ông chính là những gì ông đã thật sự trải qua trong cuộc đời của mình. Ở Phía tây không có gì lạ, ông là chàng thanh niên bị chiến tranh hủy hoại thanh xuân, ông là cái cây non chưa kịp lớn khôn đã vội già cỗi, chưa kịp nếm trải thi vị cuộc đời đã phải ngụp lặn vùng vẫy với đau thương. Ở Ba người bạn, ông là người lính đã xuất ngũ phải lăn lộn với cuộc sống hậu chiến, phải cố nhồi vào đầu những mánh khóe lươn lẹo để có thể tồn tại trong xã hội kim tiền. Ở Khải Hoàn Môn, ông là một quí ông, một bác sĩ tài hoa vì mải lấp đầy trái tim bằng đau thương và hận thù mà để cho nhân tính ngủ quên trong suốt một khoảng thời gian dài.
Thứ “nhân tính” tôi muốn nói đến không chỉ bao gồm những thứ tốt đẹp mà còn chỉ tất cả những gì thuộc về bản chất con người. Nó là tài năng, cũng là ngu dốt. Nó là yêu thương, cũng là hận thù. Nó là lẽ sống, cũng là lẽ chết. Nó là những gì lớn lao và cũng là những điều bé mọn. Nó là ranh giới phân biệt con người với những sinh thể khác, với loài cây cỏ vô tri, với muông thú hoang dã và với cả những con quỉ dữ đội lốt người.
Do phản đối chế độ Đức quốc xã tàn độc, Ravic và bạn gái Sybil đã bị tống vào tù. Chúng hỏi cung hai người và rất nhiều tù nhân “nguy hiểm với chế độ” khác. Nói là “hỏi cung”, nhưng những gì quản ngục làm với các tù nhân lại chính là tra tấn. “Hỏi cung! Đúng hơn là đánh cho đến ngất đi, giập cả gan, thận, gãy cả xương… mặt mũi bầm tím, hạ bộ nát nhừ,…” là những gì có thể định nghĩa được thứ “hỏi cung” của Đức quốc xã. Sự tra tấn ấy nhắm vào người thuộc phe dân chủ, người theo đạo Gia-tô, những người phản đối chiến tranh, phản đối sự cai trị tàn độc của chế độ. Trong tình cảnh đó, Sybil đã thắt cổ tự vẫn. Cái chết của cô ám ảnh Ravic trong một thời gian dài, biến anh thành một sinh vật chỉ biết đến hận thù. Rời nước Đức đến lánh ở Paris (Pháp), hành trang của anh là sự hận thù, vô cảm và lạnh lùng. Anh sợ hãi nhiều thứ, sống cẩn trọng và có thể hài lòng chỉ với cognac và một ít đồ nhắm đi kèm. Mục đích sống của anh là trả thù Haake – tên quản ngục đã gián tiếp gây ra cái chết cho Sybil.
Cuộc sống của Ravic dường như đã định sẵn cho anh giết Haake, nhưng bằng một cách kỳ diệu nào đó, trên con đường mưa ướt lấp lánh ánh đèn Paris, Joan Madou xuất hiện và làm thay đổi tất cả.
Những cuộc hẹn với cô trở thành một phần của lịch trình của bác sĩ. Những lần uống rượu một mình hay với bạn bè giảm đi đáng kể. Công việc phẫu thuật và những cử chỉ tình cảm với Joan. Sau khi làm việc với bệnh nhân, nhìn vào hàng loạt khuôn mặt u ám và các cơ thể không khỏe mạnh, Ravic yêu thương Joan. Mắt cô sáng lên, cơ thể mềm mại, mái tóc dài phủ trên bờ vai tròn trịa của cô. Mọi cử chỉ, mọi lời nói của cô mang lại sức sống và làm trái tim Ravic sống lại. Joan như một thiên thần, cô cứu rỗi tâm hồn anh. Trước khi gặp Joan, mắt anh chỉ chăm chú vào sự chính xác trong phẫu thuật, đôi tay anh lạnh lùng trên cơ thể bệnh nhân, trái tim anh cảm thấy cằn cỗi với hận thù. Sau khi gặp cô, trong mắt anh có vẻ đẹp, đôi tay anh dịu dàng, trái tim anh đập mạnh hơn với tình yêu. Ravic sống vì tình yêu, sống trong tình yêu. Hai con chim biết đến nhau và muốn dừng cuộc hành trình dài mệt mỏi. Anh đầu tiên lên kế hoạch với chủ tiệm để có thể dành thời gian với Joan. Một trải nghiệm hạnh phúc và bình thường, anh biết mình muốn cuộc sống bình yên. Nhưng Remarque không để họ kết thúc như vậy. Hoặc đúng hơn, thời đại và số phận không cho phép họ có cuộc sống bình thường. Con chim sống trong bụi mận dù thế nào cũng muốn hót. Con chim trong thời đại hỗn loạn dù thế nào cũng phải cất cánh. Ravic và Joan biết điều đó, họ tìm kiếm một chút bình yên trong nhau, rồi lại theo đuổi những ước mơ khác nhau.
Đến lúc này, họ đã trao đổi với nhau qua một cách tiếng nói mượn mà không cần từ ngữ. Nhưng bây giờ, lần đầu tiên, mỗi người trở về với tiếng nói của mình. Rào cản từ ngôn ngữ đã biến mất, và họ hiểu nhau như chưa bao giờ.
- Bacia mi. (Hôn em đi) (Tiếng Ý)
Anh hôn lên đôi môi nồng nhiệt và khô héo.
- Bên anh, Joan luôn ở bên anh, từng giây từng phút.
- Không có anh, em thấy mình lạc lõng quá. (Tiếng Ý)
- Không có em, anh cảm thấy mình như thất lạc. Em là ánh sáng, là ngọt ngào, là đắng cay. Em đã đánh thức anh, đã đem lại cho anh, và đã trao lại anh...
Cuộc gặp giữa Ravic và Haake, kẻ thù của anh, đã đến. Anh đã lập kế hoạch cẩn thận để giết hắn. Mọi bước đều được thực hiện hoàn hảo, chuẩn xác như cách anh thực hiện phẫu thuật. Haake bị Ravic giết mà không gây ra giọt máu nào. Quá trình xử lý xác và hủy chứng cứ cũng được thực hiện một cách trơn tru. Nhưng điều không theo kế hoạch là Ravic đã giết hắn quá nhanh. Anh đã không tra tấn hắn như dự định ban đầu. Sau khi giết Haake, Ravic vẫn giữ được nhân tính của mình, không biến thành một kẻ giết người máu lạnh. Điều này là điểm cao trào của câu chuyện, Ravic không mất bản ngã của mình trong cơn ác mộng. Anh đã giải thoát mình khỏi sự ám ảnh về cái chết của Sybil. Anh như được sống lại, tròn vẹn và đủ đầy.
Anh trải qua một buổi sáng đẹp ở Pháp. Đêm đã tan và những ký ức mờ nhạt từ quá khứ trở nên mơ hồ. Mọi thứ đã trở lại với anh, như cái vực thẳm đã được lấp đầy.
Viết những dòng này, tôi tràn đầy ngưỡng mộ và e dè. Ngưỡng mộ cái đẹp, tinh tế, và huyền bí của câu chuyện nhân tính mà Remarque đã viết. E dè vì khi đối diện với Khải Hoàn Môn, tôi cảm thấy quá nhỏ bé. Tôi hứa với bản thân mình một lời hẹn nữa, một lời hẹn để đắm chìm trong thế giới của nhà văn và cuốn sách mà tôi luôn yêu mến.
Tác giả: Hoàng Anh
Designer: Nguyễn Ngọc Trúc Phương