Tôi và Paris, câu chuyện một dòng sông: Những trải nghiệm du học tại thành phố ánh sáng
Tôi và Paris, câu chuyện một dòng sông là những kí ức tuyệt vời về Paris
Tôi và Paris, câu chuyện một dòng sông: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam tại Paris
Tôi và Paris, câu chuyện một dòng sông: Những gợi ý hữu ích cho du học sinh tại Paris
Điều đầu tiên chính là giai đoạn chuẩn bị
Câu “đầu xuôi, đuôi lọt” không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn có nhiều hành lý, hãy lo tính và chuẩn bị kỹ càng để vừa “xuôi” ở sân bay Việt Nam, vừa ổn khi đặt chân ở nước ngoài. Nhớ rằng ở Việt Nam, bạn có gia đình, người thân bên cạnh, còn nơi đất khách quê người bạn chỉ có một mình.
Trước khi đến một thành phố xa lạ, hãy chuẩn bị bản đồ. Kể cả nếu bạn không cần dùng đến, nó cũng ít nhiều cho bạn sự tự tin, thứ mà bạn luôn cần khi đến nơi xa lạ.
Tốt hơn nếu có thể, hãy tìm mua một cuốn hướng dẫn du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà đó luôn là loại sách bán chạy. Với những hiểu biết thực tế của mình, người viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu mà tự bạn không dễ gì tìm ra, trong khi những người thân của bạn sống ở đó không nghĩ đến để dặn bạn từ trước, như kiểu ở Paris muốn mua thẻ điện thoại phải vào hàng bán thuốc lá, và hàng thuốc lá không có hình bao thuốc hay điếu thuốc nào ở ngoài, chỉ có chữ Tabac…
Ở các thành phố lớn, sân bay thường rất xa trung tâm nhưng luôn có các phương tiện giao thông công cộng dành cho bạn. Nếu có thể xoay xở được hãy dùng tàu điện vì đó là phương tiện nhanh nhất đưa bạn đến thẳng trung tâm. Đi taxi có thể rất tốn kém và mất nhiều thời gian, có khi mất hơn nửa ngày vì kẹt xe, tắc đường, chưa kể bạn còn bị lừa hay chặt chém.
“Dũng cảm lên vì đây mới chỉ là bắt đầu”.
Đối với việc tìm nhà: Tìm được phòng ưng ý chỉ là bước đầu, để có thể thuê nhà, bạn sẽ cần phải nộp hồ sơ, đợi xét duyệt, đi phỏng vấn rồi mới được thuê nhà. Nhưng có những chủ nhà rất thích cho sinh viên đặc biệt là các du học sinh thuê nhà “vì họ là người có học thức, cũng không than phiền gì nhiều vì không muốn làm phiền chủ nhà”.
Hãy tiếp cận cộng đồng sinh viên sớm nhất khi bạn đến nơi. Ở Pháp, đặc biệt là ở Paris có nhiều trang web, diễn đàn của sinh viên và cộng đồng người Việt mà bạn có thể tìm được nhiều thông tin hữu ích, như thông tin về nhà cho thuê, tìm người ở chung, chia phòng, ...
Ở châu Âu nói chung, khi thuê nhà bạn cần phải có một cuộc phỏng vấn với chủ nhà. Hãy coi trọng cuộc gặp gỡ này như khi bạn đi tìm việc: nếu bạn không có bảo lãnh hay thu nhập, bạn chỉ có hai điểm mạnh: bạn là sinh viên và bạn là người có thể tin cậy. Hãy chứng minh mình là người có học, có ý thức: đến đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, đừng ngại nói về kế hoạch học tập và tìm việc của bạn vì nó cho thấy bạn có quyết tâm và biết rõ mục đích của mình. Hãy thu hút lòng tin của chủ nhà một cách tự nhiên nhất.
Cuối cùng, với việc tìm việc làm thêm: Việc làm thêm là điều cần được cân nhắc khi đi du học, đặc biệt là khi bạn ở một thành phố đắt đỏ như Paris, nhưng xin việc làm thêm không phải là chuyện đơn giản. Vì quy định ở Pháp, mỗi du học sinh chỉ được làm tối đa 20 giờ một tuần, nếu làm quá sẽ bị trục xuất về nước. Cũng cần xem xét khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương trước khi xin việc.
Hiểu rõ về luật lao động, về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. Ở các nước phát triển, mọi thứ đều được quy định rõ ràng, và các nhà tuyển dụng, dù có tính “bóc lột” đến đâu, cũng đều biết luật. Họ không thể chèn ép bạn quá mức nếu bạn biết rõ quy định.
Dù gia đình có điều kiện kinh tế tốt cũng nên làm việc thêm, nhưng nếu làm quá mức cũng nên dừng lại. Làm việc thêm một chút sẽ giúp bạn hiểu thêm giá trị của đồng tiền, cải thiện cuộc sống và hiểu rõ hơn công ơn cha mẹ đã dành cho bạn. Đi làm thêm cũng là cơ hội để bạn hòa mình vào xã hội, học hỏi tiếng nói và giao tiếp với nhiều loại người khác nhau. Sau này khi xin việc, việc bạn có kinh nghiệm làm thêm sẽ khiến hồ sơ của bạn nổi bật hơn.
Đi làm chỉ là phương tiện để hỗ trợ cho mục đích chính là học tập, đừng để cái phương tiện ấy trở thành mục đích. Hãy suy nghĩ về gia đình và sự nghiệp của bạn, nhớ đến cha mẹ đang theo dõi từng bước chân của bạn, và mong ngày bạn sẽ thành công trở về.
“Chỉ mình bạn mới hiểu rõ hoàn cảnh của chính mình, và chỉ có bạn mới có thể tự đứng lên, tiếp tục con đường và đạt được thành công.”
Đi du học không phải là những khó khăn vất vả, mà còn có những niềm vui, hạnh phúc như anh đã chia sẻ. Paris, dưới ngòi bút của anh, vẫn là một thành phố rất thực và đẹp. Tháp Eiffel - biểu tượng của Paris được toàn thế giới ca tụng nhưng ban đầu anh thấy thật thất vọng, cho rằng nó không khác gì “một khối sắt đen xấu xí”. Bởi vì “con người thường mơ mộng quá nhiều, thiếu hiểu biết hoặc do bị phóng đại trong báo chí, sách vở,… để rồi khi phải đối mặt với hiện thực, ta cảm thấy thất vọng.”
Thời gian trôi qua, anh nhìn thấy Tháp Eiffel thay đổi theo mùa sắc và anh nhận ra rằng Tháp Eiffel đã trở thành “khối sắt có tâm hồn”.
Cảnh đẹp và kiến trúc không thể phủ nhận, nhưng mỗi người lại có cảm nhận riêng, đặc biệt là trong hoàn cảnh khác nhau. Đôi khi để thấy được một công trình kiến trúc đẹp bạn cần có ít nhiều kiến thức về nghệ thuật, văn hóa và nguồn gốc của nó.
Văn hóa của người dân Paris chính là điều mà khi đi du học anh mới có thể mở rộng tầm nhìn.
Ở Paris, có một cuộc thi/biểu diễn trượt băng hàng năm được tổ chức tại đồi Montmatre và Paris cũng là nơi phù hợp để di chuyển bằng xe đạp và trượt băng. Ngoài ra, Paris là thành phố duy nhất ở châu Âu tổ chức miễn phí dạo chơi hàng tuần hai lần với xe trượt băng, patin và xe đạp qua các con phố với sự hỗ trợ của cảnh sát, nhân viên tình nguyện viên và xe cấp cứu để đề phòng tai nạn. Đây như là một ngày hội cho người dân thích trượt băng ở Paris.
Paris có hơn 130 bảo tàng với đủ mọi lĩnh vực như bảo tàng rượu vang, bảo tàng chocolate, bảo tàng lịch sử thuốc lá,... Người Paris rất thích đi bảo tàng dù giá vé vào cửa không hề rẻ. Họ mang theo balo đầy đủ bánh mì và nước để sẵn sàng ngồi xuống, quỳ xuống, thậm chí nằm xuống để tìm một thông tin, một dòng chữ ở dưới ghế, rồi ngồi lăn ra đọc sách để học hỏi.
Người Pháp rất coi trọng vệ sinh. Thực khách Pháp sẽ không ăn nếu thấy vết vân tay của người phục vụ trên đĩa hay cốc dù chỉ là lờ mờ. Người Pháp rất thích nấu ăn, đặc biệt là làm bánh ngọt hoặc mặn. Làm bánh đã trở thành một nghệ thuật, một phần không thể thiếu trong văn hóa của họ. Cả nhà họ đều có sách dạy làm bánh.
Người Pháp, trong gia đình với bạn bè, luôn tôn trọng sở thích của nhau, đặc biệt là sở thích của chính họ. Với họ, mọi nghề đều cao quý và đáng được tôn trọng. Niềm đam mê là động lực cho mọi công việc. Nếu họ không còn đam mê với nghề làm, họ sẵn sàng từ bỏ tất cả, học lại và bắt đầu từ đầu với cái mà họ thực sự yêu thích.
Khi du học ở Paris, Hoàng Long đã mở ra một trang mới trong cuộc đời mình. Anh đã giành được học bổng và hiện là nhân viên của một công ty nghiên cứu, sản xuất năng lượng sạch có trụ sở tại Paris. “Mỗi cuộc đời là một dòng sông. Quan trọng là tiến lên hay dừng lại, là mạnh mẽ hay dịu dàng, là đến được nơi đích hay không cần phải ở đâu cả.”
Chỉ cần có ý chí, sự tự tin và chuẩn bị kỹ càng cùng lòng quyết tâm, bạn sẽ làm được mọi chuyện, ít nhất là rất nhiều chuyện mà ngay cả bạn cũng không ngờ tới.
Tác giả: Hoàng Ngân – MyBook