Rối loạn chức năng thần kinh tim, còn gọi là cường giao cảm hoặc rối loạn thần kinh thực vật, là tình trạng rối loạn không rõ nguyên nhân liên quan đến tim như nhịp tim nhanh hoặc chậm, hồi hộp, choáng váng, chóng mặt, ngất, hoặc loạn nhịp tim. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức, đau nhói, nặng nề ở vùng tim, nặng ngực, khó thở, mệt mỏi, hoặc gặp hiện tượng bóng đè khi ngủ.
Đây không phải là một bệnh lý tim thực thể (không có tổn thương thực sự ở các thành phần của tim). Khi khám tim, xét nghiệm và đo điện tâm đồ, không phát hiện được tổn thương bệnh lý ở các van tim hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của tim.
Thông thường, đây là triệu chứng của bệnh cường giao cảm. Rối loạn này lành tính, có tiên lượng tốt, không nguy hiểm cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến khả năng lập gia đình, dù đôi khi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của cơ thể.
Chẩn đoán
Phần lớn các trường hợp rối loạn chức năng thần kinh tim xảy ra do sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung ương và một phần của hệ thống thần kinh tự động (hệ thần kinh thực vật) trong tim.
Bệnh có thể do nhiều yếu tố như căng thẳng, sống trong môi trường chật chội, hoặc khói thuốc lá trong nhà. Bệnh nhân nên giảm lo lắng vì stress có thể làm bệnh nặng thêm. Cần tránh hút thuốc và khuyến khích người thân bỏ thuốc, vì người hút thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng tương tự như người hút thuốc lá trực tiếp.
Điều trị
Rối loạn chức năng thần kinh tim có thể tự cải thiện theo thời gian mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, bệnh nhân nên áp dụng những biện pháp cải thiện sau đây.
- Thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe như không thức khuya, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê.
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hoàn toàn từ 1 đến 3 tháng ở môi trường yên tĩnh, nếu có thể thì nên về nghỉ ngơi ở nông thôn.
- Tránh những tình huống có thể gây căng thẳng hoặc xúc động mạnh như đọc các câu chuyện tình cảm bi kịch hoặc xem phim hành động.
- Không tiêu thụ các chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà đặc, cà phê. Hạn chế ăn uống thái quá, nên tăng cường ăn rau quả tươi.
- Thực hiện luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Các môn thể thao phù hợp cho bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim bao gồm đi bộ, bơi lội, thái cực quyền.
- Về việc sử dụng thuốc: Thuốc chỉ nên dùng khi có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Nếu triệu chứng tái phát, có thể dùng thuốc an thần và thuốc chẹn beta giao cảm như propranolol (Inderal), atenolol (Tenormin), metoprolol (Betaloc), bisoprolol (Concor). Việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Thường dùng thuốc an thần khi có cảm giác xúc động mạnh, nhịp tim nhanh, khó ngủ. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và cần bổ sung vitamin nhóm B và C.
- Hội chứng tim đập nhanh
- Nhồi máu cơ tim