“Không Có Gì Là Không Thể Nếu Ta Biết Biến Ước Mơ Thành Hành Động. Tôi Đã Làm Được, Chắc Chắn Các Bạn Cũng Sẽ Làm Được Và Sẽ Làm Tốt Hơn.”
Đó Là Lời Nhắn, Sự Khích Lệ, Động Viên Từ Một Cựu Du Học Sinh, Một Tấm Gương Sáng Trong Hành Trình Tìm Kiếm, Nỗ Lực Không Ngừng Thực Hiện Ước Mơ Du Học Cháy Bỏng. Với Những Ai Đang Khao Khát, Mang Trong Mình Ước Mơ Khám Phá, Đặt Chân Đến Những Vùng Trời Mới, Học Hỏi, Mở Rộng Kiến Thức, Thay Đổi Cuộc Sống Thì Tác Giả, Lời Khích Lệ Đó Sẽ Là Động Lực To Lớn Thúc Đẩy Mục Tiêu Du Học. Là Tác Giả Của Cuốn Sách “Hành Trang Du Học”, Chu Đình Tới Đã Tổng Hợp, Chiêm Nghiệm, Đúc Kết Những Kiến Thức, Kỹ Năng Thiết Yếu Rất Cần Thiết Cho Những Bạn Đang Ấp Ủ Ước Mơ Du Học. Sau Sự Thành Công Của “Hành Trang Du Học” Cùng Những Giá Trị Sâu Sắc Và Thiết Thực, Anh Viết Tiếp Câu Chuyện Du Học Của Mình Bằng Cuốn Sách “Tôi Đã Đi Du Học Bằng Học Bổng Như Thế Nào?”. Cuốn Sách Viết Về Hành Trình Gian Nan Của Chính Tác Giả Để Chinh Phục Học Bổng Ở Nhiều Nước Trên Thế Giới, Cũng Như Quá Trình Thay Đổi Bản Thân, Thích Nghi Với Mọi Hoàn Cảnh, Môi Trường, Văn Hóa Khác Nhau Như Hàn Quốc, Ba Lan, Nhật Bản,..
Tôi Viết Ra Câu Chuyện Này, Ngoài Việc Gửi Lời Cảm Ơn Đến Gia Đình, Thầy Cô, Đồng Nghiệp Và Bạn Bè, Còn Là Lời Tri Ân Đến Cuộc Sống. Tôi Hy Vọng Những Chia Sẻ Của Tôi Sẽ Là Nguồn Động Lực, Sự Cổ Vũ Và Khích Lệ Cho Hàng Triệu Học Sinh, Sinh Viên Việt Nam Nói Chung Và Những Bạn Có Điều Kiện Khó Khăn Ở Những Vùng Nông Thôn Nói Riêng Cố Gắng Học Tập Để Thực Hiện Giấc Mơ Du Học Của Mình, Nhất Là Du Học Bằng Học Bổng Toàn Phần. Sự Cố Gắng Và Say Mê Học Tập, Học Tập Thật Tốt Là Con Đường Tối Ưu Nhất Giúp Những Bạn Thoát Nghèo Và Vươn Ra Thế Giới.
Những Chia Sẻ Chân Thực Được Tác Giả Viết Từ Xuất Phát Điểm Thấp Đến Những Thành Tựu Của Tác Giả Trong Việc Học Đại Học Trong Nước, Giành Học Bổng Du Học Thạc Sỹ, Tiến Sỹ Rồi Trở Thành Một Trong 25 Người Trên Thế Giới Nhận Được Học Bổng Sau Tiến Sĩ Marie Curie Về Y Học Của Liên Minh Châu Âu.
Chương 1: Xuất Phát Điểm Thấp.
Trong chương này, độc giả sẽ được thấy nguồn gốc của tác giả. Chắc chắn, chỉ cần đọc hồ sơ của anh ấy trên bìa sách, ai cũng sẽ nghĩ rằng anh ấy đã được học tập trong một môi trường rất tốt từ nhỏ. Bởi những thành tích đáng nể mà anh ấy đạt được khiến độc giả không thể tưởng tượng được một hoàn cảnh khó khăn, một điểm bắt đầu rất thấp của tác giả:
Giống như phần lớn học sinh ở nông thôn Việt Nam, suốt thời gian từ cấp một đến cấp ba, tôi đã học ở các trường làng. Những ngôi trường này gắn bó với tuổi thơ của tôi đều nằm trong xã, khi nhắc đến tên chúng, có lẽ chỉ những học sinh cũ của trường mới biết như trường Tiểu học Sơn Đà, trường Trung học cơ sở Sơn Đà, và trường Phổ thông trung học Bất Bạt. Ít người biết vì những trường này đều có địa chỉ tại xã Sơn Đà, huyện Ba Vì - một huyện miền núi thuộc diện nghèo nhất của tỉnh Hà Tây trước đây, nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Ít người biết cũng vì theo chất lượng đào tạo (dựa vào số học sinh giỏi, đỗ đại học, giáo viên giỏi,..) những trường này thường xếp cuối cùng trong huyện Ba Vì khi đó.
Đọc đến đây, chắc chắn nhiều bạn sẽ nhận ra mình trong đó, sinh ra và lớn lên từ một vùng quê nghèo, học tập từ những trường làng xã, cuộc sống chỉ biết đến với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những đồi núi xanh nghìn trùng, những con đường đất đá đầy những “ổ gà, ổ vịt”. Vào thời điểm đó, để duy trì việc học thôi cũng đã là một sự quyết tâm lớn, và ước mơ du học có lẽ là một khái niệm gì đó rất lạ lẫm và xa xỉ. Vậy mà giờ đây, chính những học sinh nghèo của làng xã ấy đã đi khắp năm châu bốn bể, chinh phục đỉnh cao của tri thức nhân loại. Từ những chia sẻ chân thật, mộc mạc của anh, sẽ là nguồn động viên tinh thần, sự khích lệ mạnh mẽ đến những thế hệ học sinh, sinh viên nói chung và học sinh nghèo nói riêng. Anh chia sẻ: “Bản thân tôi tự nhận thấy, mình không xuất sắc trong giai đoạn phổ thông, bằng chứng là trong suốt 12 năm học, chỉ có vài năm tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi, còn lại đều chỉ là học sinh tiên tiến”. Việc học tập ở giai đoạn phổ thông không quan trọng bằng việc chúng ta nỗ lực ra sao khi thực sự tìm thấy đam mê của mình. Anh tuy không thật xuất sắc ở giai đoạn đó, nhưng sau khi bước chân vào đại học, tìm được tình yêu nghề của mình, anh đã luôn cố gắng phấn đấu để trở thành người có chuyên môn giỏi. Đó cũng là lý do vì sao sau này anh liên tục tìm kiếm những học bổng, những cơ hội giúp mình hoàn thiện chuyên môn, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực mình quan tâm.
Về điều kiện gia đình, xuất phát từ quê nghèo của tỉnh Hà Tây cũ “Kinh tế gia đình tôi chỉ ở mức bình thường, nhiều khi khó khăn. Cha tôi là bộ đội về hưu, mẹ tôi khi đó làm nông, nên thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lương hưu của cha và nghề nông của mẹ.” Với gia đình Việt Nam xưa thì chủ yếu là lao động nông nghiệp, quanh năm hai sương một nắng cũng chỉ mong sao cuộc sống đủ no, đủ ấm, và việc nuôi con cái ăn học đã là một sự cố gắng rất lớn từ cha mẹ. Và tác giả thật may mắn khi có được người bố người mẹ biết nhìn xa trông rộng, làm tất cả vì con, vì tương lai con cái được ăn học đến nơi đến chốn.
Cha mẹ luôn dành tất cả để anh em tôi học tập, cả về thời gian và vật chất. Trong khi đồng trang lứa của tôi phần lớn đều phải làm việc như chăn trâu, chăn bò, làm nông, bán hàng,.. để phụ giúp kinh tế gia đình, anh em tôi không phải làm việc gì cả, chỉ tập trung vào việc học tập. Tôi vẫn nhớ khi tôi đang học cấp ba, giữa trưa nắng, mẹ đi gặt một mình, một mình suốt cả lúa ngoài sân, cha tôi là thương binh nên không đủ sức khỏe để phụ giúp mẹ, mồ hôi mẹ ướt đẫm áo nhưng mẹ không cho tôi giúp, mẹ bắt tôi ngồi học. Tôi thương mẹ, muốn đi nấu cơm giúp mẹ, mẹ cũng không đồng ý, mẹ bảo: ”việc của con là cố gắng học, suốt cả lúa xong mẹ sẽ đi nấu cơm...”
Cha mẹ tác giả luôn hi sinh vì con cái như bao người khác. Dù kinh tế khó khăn và thôn nghèo, họ vẫn tạo điều kiện cho con học tập. Tuy nhiên, việc cha mẹ không để anh phụ giúp việc nhà là không nên. Cân bằng giữa học và nhà giúp con trưởng thành hơn.
Chương 2: Nền tảng từ giai đoạn đại học
Tác giả chia sẻ quá trình học đại học và cố gắng học tốt mọi môn. Đỗ hai trường đại học mở ra nhiều lựa chọn cho anh. Việc học trường nông nghiệp có thể là duyên đối với anh, khi anh bắt đầu nghiệp học để trở thành Bác sĩ thú y.
Việc bước chân vào đại học đòi hỏi tự lập và thích nghi với cuộc sống mới. Anh chọn ở ký túc xá để tiết kiệm tiền, nhưng việc sống chung với nhiều người ảnh hưởng đến việc học. Anh tìm giải pháp bằng cách chỉ về ký túc xá để sinh hoạt cá nhân và học tập ở thư viện, giảng đường.
Anh không coi môn nào là phụ, cố gắng học tất cả. Anh học tiếng Anh từ những kiến thức cơ bản, và luôn chuẩn bị trước mỗi bài học bằng cách đọc trước và ghi chép. Làm đề cương sau mỗi bài học giúp anh hiểu sâu hơn và ôn tập hiệu quả hơn.
- Thứ nhất, việc làm đề cương giúp anh suy nghĩ kỹ lưỡng và có câu trả lời tốt nhất cho mỗi câu hỏi.
- Thứ hai, việc viết theo ý của mình giúp kiến thức dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
- Thứ ba, làm đề cương sớm giúp ôn lại kiến thức hiệu quả hơn cuối kỳ.
- Thứ tư, chú ý đưa kiến thức mở rộng vào bài làm giúp đạt điểm cao.
Bằng cách học như vậy, tập trung từ đầu, điểm số cao nhất lớp sau ba kỳ đại cương, không phải thi lại môn nào. Từ đó, anh dần yêu nông nghiệp và muốn trở thành một bác sĩ thú y giỏi. Được hướng dẫn tốt nghiệp và giới thiệu sang Viện Thú y Quốc gia sớm đã là lợi thế lớn cho việc học bổng du học sau này.
Anh quyết định không tham gia hoạt động ngoại khóa để tập trung học tập và kiếm học bổng. Tuy nhiên, tham gia hoạt động xã hội cũng là điểm cộng quan trọng trong việc apply học bổng du học.
Chương 3: Cú rẽ ngang và hành trình giành học bổng thạc sỹ
Từ vị trí Kỹ sư chăn nuôi, anh đã trở thành giảng viên khoa Sinh tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Điều này giúp anh nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn.
Anh nhận ra rằng cần đi du học để mở rộng tầm nhìn và nâng cao trình độ chuyên môn. Việc tìm hiểu và đánh giá các loại học bổng là bước quan trọng trong quá trình này.
Anh tìm hiểu và liệt kê các loại học bổng từ nhiều nguồn khác nhau, từ học bổng của chính phủ Việt Nam đến học bổng của các tổ chức quốc tế và của các nước khác nhau.
Nếu bạn thành công trong việc học ở Hàn Quốc, điều quan trọng nhất là bạn sẽ trở nên tự lập, độc lập trong cuộc sống và nghiên cứu. Đồng thời, với áp lực từ việc viết bài khoa học ở Hàn, sau khi hoàn thành Tiến sĩ, hầu hết mọi người thường có tên trong ít nhất một vài bài báo quốc tế, có người thậm chí còn có chục bài…
Một điểm yếu mà tôi nhận thấy rõ trong các phòng thí nghiệm ở Hàn là thiếu hướng dẫn cụ thể và sự trao đổi nghiên cứu rõ ràng giữa giáo sư và học viên. Giáo sư thường quá tải công việc và thường để học viên tự nghĩ…
Trong giai đoạn ứng cử học bổng Tiến sĩ, cách tôi tiếp cận là...
Tôi đã chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ để phù hợp với yêu cầu của từng học bổng cụ thể… Bên cạnh những yêu cầu đó, tôi cũng gửi kèm một danh sách tóm tắt các bài báo khoa học đã công bố, danh sách các cuốn sách mà tôi đã viết, dịch tất cả từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngoài ra, tôi còn gửi kèm một loạt các chứng chỉ tham dự hội thảo và các khóa đào tạo quốc tế về Sinh học... Về thư giới thiệu, tôi rất may mắn nhận được sự ủng hộ tích cực từ sáu giáo sư khác nhau, ba giáo sư Hàn Quốc và ba giáo sư Việt Nam…
Để có được thư giới thiệu tốt từ các giáo sư, ngoài việc học và nghiên cứu tốt, chúng ta cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Với tôi, tôi luôn đề cao việc biết ơn những người đã dạy dỗ mình, không chỉ về kiến thức mà còn về kinh nghiệm sống. Tôi luôn ghi nhớ và quan tâm đến họ một cách chân thành, không vụ lợi, không lạm dụng...
Trong học tập và cuộc sống, để nhận được sự giúp đỡ từ người khác một cách chân thành, chúng ta cũng cần phải có cách cư xử đúng đắn. Không thể chỉ nhớ đến họ khi cần, không thăm hỏi, không quan tâm rồi lại quay lại nhờ họ giúp đỡ. Đặc biệt là trong việc ứng cử học bổng, việc có được thư giới thiệu tốt từ các giáo sư, thầy cô đã dạy dỗ là một lợi thế rất lớn...
Chương 5: Sự Cố Gắng Trong Học Tập và Nghiên Cứu Khoa Học - Mở Ra Nhiều Cơ Hội Nghiên Cứu Sau Tiến Sĩ
Trong chương cuối này, người đọc sẽ khám phá một môi trường học tập hoàn toàn mới, khác biệt so với các quốc gia châu Á thông qua những chia sẻ của tác giả, từ cảm nhận, suy nghĩ cho đến những kinh nghiệm. Đồng thời, bạn đọc sẽ được biết đến một anh chàng người Việt tên Chu Đình Tới, dù nhỏ bé nhưng lại toàn tâm toàn ý và có ý chí mạnh mẽ. Anh đã đưa tri thức, danh tiếng của quê hương mình ra đến những quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Trở thành một trong 25 người trên toàn thế giới nhận được Học Bổng Marie Curie về Y Học của Liên minh Châu Âu sau khi hoàn thành Tiến Sĩ.
Cảm nhận đầu tiên khi bước chân vào một quốc gia Châu Âu:
Khi đặt chân lần đầu tiên vào một quốc gia Châu Âu, tôi đã cảm nhận được sự khác biệt so với Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác mà tôi đã từng đến. Điều đầu tiên là đường phố không hề đông đúc, thậm chí ở Thủ đô Warsaw cũng rất vắng vẻ, hoàn toàn khác biệt so với sự sôi động, đông đúc, thậm chí hỗn loạn ở các đường phố của các quốc gia châu Á. Gần như không có xe máy, chủ yếu là các phương tiện ô tô và công cộng như xe buýt, tàu điện và xe đạp. Không có tiếng còi xe như ở Việt Nam...
Sự Khác Biệt Trong Cách Làm Việc Ở Hàn Quốc và Ba Lan:
- Ở Ba Lan: Mọi thứ đều được chuyên môn hóa, từ giấy tờ, thủ tục, thẻ ngân hàng được quản lý bởi phòng thí nghiệm; các vấn đề liên quan đến hóa chất, sinh phẩm, thiết bị thí nghiệm được trợ lý nghiên cứu quản lý; công việc vệ sinh phòng thí nghiệm, giặt áo blouse thường được đảm nhận bởi bộ phận vệ sinh của viện làm hàng ngày... Các học viên sau đại học, Postdoc và nhà nghiên cứu chỉ cần tập trung vào việc nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tại Ba Lan, tôi đã gặp không ít khó khăn từ những đồng nghiệp cùng nhóm, họ cho rằng tôi xuất phát điểm thấp hơn họ vì không được học trong một hệ thống giáo dục phát triển như họ. Tuy nhiên, nhờ những kinh nghiệm từ Hàn Quốc, tôi đã đủ lòng kiên nhẫn để vượt qua những khó khăn đó, tiếp tục nghiên cứu và học hỏi để đạt được kết quả tốt. Và kết quả đã được chứng minh, tôi là người đầu tiên trong nhóm có bài báo khoa học được công bố trên một tạp chí quốc tế với Impact Factor cao, và cũng là người đầu tiên đủ điều kiện để bảo vệ luận án Tiến sĩ chỉ sau hai năm học...
Ngoài việc đạt được học bổng du học toàn phần, việc chọn được một giáo sư, một người hướng dẫn tốt là một bước quan trọng.
Việc được học tập và nghiên cứu tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của một giáo sư có uy tín và tầm ảnh hưởng là vô cùng quan trọng. Bạn phải nhớ rằng, con đường tiến sĩ là một chặng đường dài và gian nan, nếu không có một người hướng dẫn tốt, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành. Vì vậy, từ kinh nghiệm cá nhân của mình, tôi luôn khuyên những người sau này muốn học tiến sĩ là không nên quá chú trọng vào quốc gia hay tên trường mà hãy tập trung vào chất lượng của giáo sư và phòng thí nghiệm.
Những chia sẻ thực tế này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho những ai đang hoặc sẽ đi săn học bổng du học. Tuổi trẻ chỉ có một lần, hãy dũng cảm theo đuổi ước mơ và khao khát của bản thân. Phải đi đến những nơi xa xôi mới biết bầu trời rộng lớn đến đâu. Hãy đi để học hỏi và trải nghiệm!
Tác giả: Nguyễn Bích Ngọc - MyBook