“Kỹ năng thôi miên trong giao tiếp” (Zenbooks & NXB Dân Trí) sẽ hướng dẫn bạn những kiến thức và kỹ năng sử dụng tiềm thức để đạt thành công trong việc giao tiếp. Đồng thời, xây dựng các mối quan hệ trên nền tảng gầy dựng thiện cảm, giúp bạn trở nên “hay ho” trong mắt mọi người.
Chúng ta hành động bằng ý thức, nhưng suy nghĩ để dẫn đến hành động là bằng tiềm thức.
Đôi khi, đột nhiên, bạn thèm sôcôla nên đến cửa hàng tiện lợi để mua. Cửa hàng có rất nhiều loại bày biện trên kệ, thực tế các nhãn hiệu không khác biệt gì nhiều về chất lượng lẫn giá cả. Thế nhưng, chẳng hiểu sao, bạn chỉ thích một loại nhất định mà thôi. Khi ấy, bạn chẳng nghĩ ngợi mà nhanh chóng chọn và đem đến quầy tính tiền. Bạn không thể nào giải thích được cho trường hợp này, mà chỉ cảm thấy bản thân bằng mọi giá phải mua cho bằng được thanh sôcôla đó.
Điều này giống như các mối quan hệ trong xã hội, tất cả mọi người đều có sự đồng nhất, khác biệt ở một mức độ vừa phải. Nhưng, chẳng hiểu sao bạn lại ấn tượng tốt với người này. Ngược lại, bạn cảm thấy khó gần với người kia, hay cảm giác thiếu an toàn với một ai đó.
Tại sao vậy? “Kỹ năng thôi miên trong giao tiếp” của tác giả Hiroyuki Ishii đã chỉ ra rằng, tất cả đều xuất phát từ tiềm thức ẩn sâu trong não bộ của chúng ta. Có thể nói, ý thức là những gì được phản ánh qua cái nhìn, cái nghe và cảm thấy từ môi trường bên ngoài. Ngược lại, tiềm thức là những suy nghĩ, cảm xúc tiềm ẩn phát triển từ ý niệm.
Bạn đã biết, bác sĩ người Nhật, Hiroyuki Ishii đã giải thích rằng, trong phần lớn thời gian trong ngày, chúng ta sống và làm việc chủ yếu bằng tiềm thức thay vì ý thức. Ví dụ, mỗi ngày, chúng ta không cần suy nghĩ nhiều về việc lái xe đến công ty, pha cà phê buổi sáng. Hoặc khi tan ca, trên đường về, nếu gặp phải những chuyện khó chịu thì tâm trạng hôm đó sẽ xấu đi. Dù trong đầu nghĩ gì cũng xảy ra nhưng trong lòng vẫn cảm thấy bực bội… Tại sao lại như vậy? Đó là vì tiềm thức của chúng ta đang “cầm vô-lăng” điều khiển mọi thứ.
Tiềm thức tồn tại một cách “âm thầm” dưới lớp vỏ của những ý thức thông thường của con người, tương tự như phần chìm của tảng băng trôi. Tiềm thức chính là chìa khóa mang lại thành công trong giao tiếp. Những người giao tiếp giỏi là những người đã hiểu và thành thạo cách hoạt động của tiềm thức thông qua những trải nghiệm cá nhân và cuộc sống.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể tiếp cận tiềm thức một cách thích hợp nhất? Có một phương pháp để làm điều này, đó là cách thức thôi miên. Khi nhắc đến thôi miên và tiềm thức, thoạt nghe, nhiều người sẽ liên tưởng đến những “trò bịp” trên truyền hình, phim ảnh… Nhưng thực tế, thôi miên được sử dụng thường xuyên và là công cụ hữu ích trong việc tác động trực tiếp lên tiềm thức của con người.
Đó là thông điệp cốt lõi mà Hiroyuki Ishii muốn truyền đến độc giả qua cuốn sách “Thuật thôi miên trong giao tiếp”. Từ kinh nghiệm của một bác sĩ trị liệu tâm lý, nhà nghiên cứu thôi miên trị liệu, Hiroyuki Ishii đã có đủ kinh nghiệm để phát hiện ra sự liên kết giữa tiềm thức và hành vi con người. Trong công việc, ông đã áp dụng nó vào việc trị liệu, tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề tâm lý của các bệnh nhân của mình.
Cuốn sách “Thuật thôi miên trong giao tiếp” đã tạo ra cơn sốt ở Nhật Bản vào những năm 2000 với hình thức sách bỏ túi. Với hơn 200 trang, độc giả sẽ nhận ra rằng các kỹ thuật thôi miên đều rất đơn giản nhưng đầy thú vị, không khó để luyện tập. Tuy nhiên, để thôi miên giao tiếp với người khác, tác giả nhấn mạnh, người đọc cần phải tự tin về bản thân và quan tâm chân thành đến đối phương. Thực tế, một người có cả hai yếu tố trên đã có thể được đánh giá là giao tiếp tốt. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, thôi miên là một vũ khí mạnh mẽ, giúp nhanh chóng chinh phục người khác, hoàn thành công việc; thậm chí nhờ đó mà bạn hiểu biết sâu sắc, phát triển bản thân.
Để giao tiếp tốt, cần học cách lắng nghe
Thường xuyên chúng ta cảm thấy bất mãn với việc không ai hiểu được cảm xúc của mình. Thường trách móc người khác vì họ không thấu hiểu tâm trạng của mình. Nhưng thực tế, rào cản lớn nhất trong giao tiếp không phải là việc chia sẻ, trò chuyện hay lắng nghe. Nếu không thể mở lòng với người khác, chắc chắn không ai có thể hiểu được những gì bạn đang trải qua.
Theo bác sĩ tâm lý Hiroyuki Ishii, mỗi người đều là một cá nhân riêng biệt. Đó là lý do tại sao chúng ta cần sử dụng ngôn ngữ để hiểu và cảm thông cho nhau. Suy nghĩ rằng 'không cần phải nói ra, mọi người cũng hiểu' là một quan điểm không đáng có. Nếu không nói ra, không thể truyền đạt được thông điệp. Nếu không sử dụng ngôn ngữ, không ai có thể hiểu lẫn nhau.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường phải giao tiếp với nhiều người khác nhau. Chúng ta nói chuyện với tài xế taxi, người bán bánh mì, điện lực, giáo viên, bạn bè và cả những người mới quen. Dù là ai, mỗi cuộc trò chuyện đều là một cơ hội để học hỏi. Theo Bill Nye, mỗi người mà bạn gặp sẽ biết điều gì đó mà bạn chưa biết. Mỗi người mà bạn gặp đều là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
Theo Hiroyuki Ishii, khả năng lắng nghe là yếu tố quan trọng nhất của một người giao tiếp giỏi. Người biết lắng nghe không chỉ là người nói chuyện, mà còn là người quan sát đối phương. Nghiên cứu cho thấy, những người gặp khó khăn trong quan hệ thường không biết lắng nghe và quan sát người khác. Để có cuộc trò chuyện thú vị, cần có sự cân bằng giữa nói và lắng nghe. Để đối phương tin tưởng và chia sẻ, hãy lắng nghe và tôn trọng họ.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thể chưa trở thành một người giao tiếp giỏi nhất, nhưng tôi tin rằng những ý chính trong sách sẽ ở lại trong đầu bạn. Bắt đầu từ đây, từng bước một, bạn sẽ trở nên thành thạo trong giao tiếp. Đừng sợ, đừng giận, đừng vội vàng, cũng đừng kìm nén cảm xúc. Hãy bình tĩnh thể hiện suy nghĩ của bạn.
Hãy ra ngoài, gặp gỡ và trò chuyện với nhiều người hơn. Hãy lắng nghe họ nhiều hơn. Quan trọng hơn, hãy sẵn lòng chấp nhận điều mới mẻ. Đó là chìa khóa mở cánh cửa tâm trí của mỗi người, giúp giao tiếp và kết nối hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Hãy nâng cao kỹ năng giao tiếp và kết nối với 'Thuật thôi miên trong giao tiếp'!
Nguyễn Kỳ Lân
Hộp
Tác giả Hiroyuki Ishii sinh năm 1963 tại Tokyo. Ông là một bác sĩ trị liệu và nghiên cứu viên về thôi miên trị liệu. Các buổi hội thảo của ông về thôi miên trị liệu và tư vấn tâm lý đã nhận được sự quan tâm rộng rãi từ cộng đồng ở Nhật Bản. Các tác phẩm thành công của ông bao gồm Chương trình động lực tháng Sáu và Thuật đọc nguội.
Cuốn sách “Thuật thôi miên trong giao tiếp” (Zenbooks & NXB Dân trí) có 226 trang, được phát hành tại Nhà sách Zenbooks (số 473/8, Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh) và tất cả các nhà sách trên cả nước.