Tiền - một 'món quà' vật chất dùng để trao đổi mà ai cũng khao khát, càng nhiều càng tốt. Tại sao vậy? Tiền có thể không phải là tất cả nhưng có tiền, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng con người gần như đang 'định nghĩa' nhau bằng tiền. Những người kiếm được nhiều tiền và biết cách tiêu tiền thường là những người tài giỏi; điển hình như Warren Buffet hay Jack Ma. Tuy nhiên, có một định nghĩa mới về tiền đã được những người giàu có nhất thành Babylon 'khám phá' từ lâu: khi chúng ta có những suy nghĩ đúng đắn về tiền và sử dụng nó một cách hiệu quả, chúng ta sẽ giàu có! Không nhất thiết phải giỏi để trở nên giàu có, mà điều cần là sự hiểu biết đúng đắn về tiền. Đó là một trong số 7 bài học, và còn nhiều bài học khác mà tôi đã học được từ cuốn sách Người Giàu Có Nhất Thành Babylon của tác giả George Samuel Clason.
1. Nỗ lực mới gặt hái được thành quả
Tôi nghĩ, có lẽ ai cũng biết điều này, nhưng thực hiện được lại chỉ có một số ít. Ai cũng muốn giàu sang, nhưng không ai muốn làm việc vất vả. Tuy nhiên, để trở nên giàu có, chúng ta đều phải nỗ lực! Đó là bài học đầu tiên trong cuốn sách, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự nỗ lực.
Bansir, một người thợ điêu khắc chữ ở thành Babylon, mong muốn có cuộc sống sung túc, đã thương lượng với người giàu có nhất thành Babylon rằng nếu ông chỉ cho anh cách để trở nên giàu có, anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao trước sáng hôm sau. Người giàu có nhất thành Babylon đồng ý. Suốt đêm đó, Bansir thức trắng để khắc chữ, dù lưng mỏi, mùi dầu làm đầu nhức và mắt lờ mờ. Cuối cùng, anh hoàn thành công việc vào lúc bình minh. Và như thỏa thuận, người giàu có nhất thành Babylon đã chia sẻ bí quyết trở nên giàu có. Những bài học về đồng tiền sẽ được kể trong phần tiếp theo.
2. Hãy dành một phần thu nhập của bạn để tiết kiệm cho chính mình.
Đúng vậy, ví dụ khi bạn kiếm được mười đồng, hãy chỉ tiêu chín đồng và giữ lại một đồng cho mình. Tại sao nên làm vậy? Bạn sẽ trả tiền cho thợ may, người bán thực phẩm,... nên tiền bạn kiếm được có còn là của bạn không? Hãy dành 10% thu nhập cho bản thân, số tiền này bạn có thể đầu tư để sinh lợi. Dù ít, nhưng tích tiểu thành đại, một ngày nào đó sẽ mang lại lợi nhuận cho bạn.
3. Lên kế hoạch chi tiêu cụ thể
Có người kiếm được gấp 3, 4 lần người khác nhưng cuối cùng vẫn rỗng túi? Bạn đã bao giờ thắc mắc về việc chi tiêu hàng ngày? Lập kế hoạch chi tiêu ngay khi nhận lương hoặc đầu tháng rất đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ. Lập kế hoạch cho một tháng mới cũng thể hiện bạn là người rất chủ động.
Bạn đã biết đến phương pháp tư duy 6 chiếc lọ (JARS system) của triệu phú tự thân T. Harv Eker chưa? Đây là phương pháp hữu ích mà tôi thấy rất hiệu quả. Bạn sẽ chia thu nhập vào 6 lọ. Lọ đầu tiên dành 55% cho chi tiêu thiết yếu; 10% cho giáo dục; 10% cho tiết kiệm dài hạn; 10% cho đầu tư; 10% cho vui chơi và 5% để cho đi.
4. Mỗi đồng tiền là một người nô lệ làm việc chăm chỉ cho bạn
Sự giàu có của một người không chỉ dựa vào số tiền anh ta có, mà quan trọng hơn là thu nhập hàng năm của người đó. Bắt đầu từ một số vốn nhỏ, tôi đã mở rộng vốn cho vay và cho nhiều người vay.
Ngày nay, chúng ta có thể dùng tiền tiết kiệm để đầu tư hoặc gửi ngân hàng; và còn nhiều cách khác để làm cho đồng tiền của bạn ‘tự nhân đôi’.
5. Bí quyết bảo vệ tài sản
Khi đã có tiền, bạn phải biết cách giữ gìn cẩn thận, nếu không nó sẽ nhanh chóng biến mất bởi những ham muốn nhất thời. Người trẻ thường tiêu tiền vào những thứ mình thích ngay sau khi nhận lương, rồi mới lo đến những thứ cần thiết, nghĩ rằng còn nhiều tiền cho cả tháng. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Đừng để một phút bất cẩn làm bạn rỗng túi. Bí quyết thứ hai là trước khi đầu tư, phải lường trước các nguy cơ và cách giải quyết. Không nên vì lợi nhuận lớn trước mắt mà bỏ qua việc xem xét tính đáng tin cậy của đối tác. Lợi nhuận cao thì rủi ro cũng cao và ngược lại.
Hình ảnh: Minh Trang