Đọc sách hiệu quả theo quan điểm của em là như thế nào?
Nội dung chính
Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lý cho con người. |
Chuẩn bị đọc
(Trang 9, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Theo em, đọc sách hiệu quả là gì?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức sẵn có và sự hiểu biết cá nhân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Việc chọn sách phù hợp với bản thân, mang lại kiến thức hữu ích và năng lượng tích cực sau khi đọc chính là hiệu quả của việc đọc sách. Do đó, hiệu quả của việc đọc sách phụ thuộc vào cách chọn sách phù hợp và cách đọc tập trung.
Trải nghiệm cùng VB
(trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đoạn văn này nêu ra hai trở ngại trong việc đọc sách là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn thứ 2 của văn bản để tìm ra hai trở ngại.
Lời giải chi tiết:
- Một là, sách thường khiến người đọc không sâu sắc.
- Hai là, sách thường dễ làm người đọc lạc hướng.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Mục đích của văn bản này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, xác định nội dung chính để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Bàn về đọc sách được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc về 2 vấn đề:
- Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Sự cần thiết của việc đọc sâu, suy ngẫm kỹ khi đọc.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Vẽ sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng được đề cập trong văn bản.
Phương pháp giải:
Xác định chủ đề để nhận biết ý kiến, lý lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lý lẽ, bằng chứng.
Lời giải chi tiết:
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lý lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào mối liên hệ giữa đặc điểm văn bản luận về một vấn đề đời sống và mục đích viết để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp theo trình tự “một là…”, “hai là…” nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lý lẽ, điều này giúp tăng sức thuyết phục cho văn bản.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, để tích luỹ tri thức qua việc đọc sách, ta cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để tích luỹ tri thức, số lượng sách và tốc độ đọc cũng rất quan trọng, để có thể tích luỹ những tri thức cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống. Do đó, bên cạnh việc đọc sâu, đọc kỹ, người đọc sách cần trang bị những kỹ năng đọc nhanh, đọc lướt, xác định mục tiêu đọc và có cách đọc phù hợp.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (Trang 11, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Từ những ý tưởng trong văn bản, hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, infographic, tờ rơi, sơ đồ tư duy) để giới thiệu với bạn bè phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể bao gồm những nội dung sau:
- Tâm trạng khi đọc
- Môi trường đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Phương pháp đọc và ghi chú
- Áp dụng những kiến thức đã học từ văn bản vào cuộc sống hàng ngày.
- …
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức mới học từ văn bản và sự sáng tạo của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.
Lời giải chi tiết: