Sắt(II) sunfat | |
---|---|
Cấu trúc khung phân tử của sắt(II) sunfat ngậm 6 nước | |
Cấu trúc 3D phân tử của sắt(II) sunfat khan | |
Danh pháp IUPAC | Sắt(II) sulfate |
Tên khác | Ferơ sunfat, vitriol xanh lục, vitriol sắt, Copperas, Melanterit, Szomolnokit |
Nhận dạng | |
Số CAS | 7720-78-7 |
PubChem | 24393 |
ChEBI | 75832 |
ChEMBL | 1200830 |
Số RTECS | NO8500000 (khan) NO8510000 (7 nước) |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ |
InChI | đầy đủ |
ChemSpider | 22804 |
UNII | 2IDP3X9OUD |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | FeSO4 |
Khối lượng mol | 151,9106 g/mol (khan) 169,92588 g/mol (1 nước) 223,97172 g/mol (4 nước) 241,987 g/mol (5 nước) 260,00228 g/mol (6 nước) 278,01756 g/mol (7 nước) |
Bề ngoài | tinh thể không màu (khan) tinh thể vàng nhạt (1 nước) tinh thể lục lam sáng (7 nước) |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 3,65 g/cm³ (khan) 3 g/cm³ (1 nước) 2,15 g/cm³ (5 nước) 1,934 g/cm³ (6 nước) 1,895 g/cm³ (7 nước) |
Điểm nóng chảy | 680 °C (953 K; 1.256 °F) (khan, phân hủy) 300 °C (572 °F; 573 K) (1 nước, phân hủy) 60–64 °C (140–147 °F; 333–337 K) (7 nước, phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 1 nước: 44,69 g/100mL (77 ℃) 35,97 g/100mL (90,1 ℃) 7 nước: 15,65 g/100mL (0 ℃) 20,5 g/100mL (10 ℃) 29,51 g/100mL (25 ℃) 39,89 g/100mL (40,1 ℃) 51,35g/100mL (54 ℃) |
Độ hòa tan | tan ít trong cồn tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ |
Độ hòa tan trong etylen glycol | 6,4 g/100 g (20 ℃) |
Áp suất hơi | 1,95 kPa (7 nước) |
MagSus | 1,24×10 cm³/mol (khan) 1,05×10 cm³/mol (1 nước) 1,12×10 cm³/mol (7 nước) +10200×10 cm³/mol |
Chiết suất (nD) | 1,591 (1 nước) 1,526–1,528 (21 ℃, 4 nước) 1,513–1,515 (5 nước) 1,468 (6 nước) 1,471 (7 nước) |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Trực thoi, oP24 (khan) Đơn nghiêng, mS36 (1 nước) Đơn nghiêng, mP72 (4 nước) Ba nghiêng, aP42 (5 nước) Đơn nghiêng, mS192 (6 nước) Đơn nghiêng, mP108 (7 nước) |
Nhóm không gian | Pnma, No. 62 (khan) C2/c, No. 15 (1 và 6 nước) P21/n, No. 14 (4 nước) P1, No. 2 (5 nước) P21/c, No. 14 (7 nước) |
Hằng số mạng | a = 8,704(2) Å, b = 6,801(3) Å, c = 4,786(8) Å (293 K, khan) |
Tọa độ | Bát diện (Fe) |
Nhiệt hóa học | |
Enthalpy hình thành ΔfH298 | -928,4 kJ/mol (khan) -3016 kJ/mol (7 nước) |
Entropy mol tiêu chuẩn S298 | 107,5 J/mol·K (khan) 409,1 J/mol·K (7 nước) |
Nhiệt dung | 100,6 J/mol·K (khan) 394,5 J/mol·K (7 nước) |
Dược lý học | |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
1
2
1
|
LD50 | 237 mg/kg (đường miệng, chuột) |
REL | TWA 1 mg/m³ |
Ký hiệu GHS | |
Báo hiệu GHS | Cảnh báo |
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H302, H315, H319 |
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P305+P351+P338 |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Sắt(II) selenat Sắt(II) telurat |
Cation khác | Coban(II) sunfat Đồng(II) sunfat Mangan(II) sunfat Niken(II) sunfat |
Hợp chất liên quan | Sắt(III) sunfat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
(cái gì ?)
Tham khảo hộp thông tin |
Sắt(II) sunfat là tên chung của một nhóm muối với công thức hóa học FeSO4·xH2O. Dạng muối phổ biến nhất là dạng ngậm 7 phân tử nước (x = 7) nhưng ngoài ra cũng có nhiều giá trị x khác nhau. Muối ngậm nước này được sử dụng trong y tế để điều trị chứng thiếu sắt, và cũng cho các ứng dụng công nghiệp. Được biết đến từ thời cổ đại với cái tên coppera và vitriol xanh lá cây, muối ngậm 7 phân tử nước với màu lục lam nhạt là dạng phổ biến nhất của hợp chất này. Tất cả sắt(II) sunfat hòa tan trong nước để tạo ra cùng một aquo phức [Fe(H2O)6], có mô hình hình học phân tử bát diện và thuận từ. Tên copperas có từ thời đồng(II) sunfat được gọi là coppera xanh, và có lẽ tương tự, sắt(II) và kẽm sunfat được biết đến tương ứng là coppera màu xanh lá cây và coppera trắng.
Hợp chất này có trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO, các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết cho một hệ thống y tế cơ bản.
Điều chế
FeSO4 có thể được điều chế theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là cho sắt(II) oxit hoặc sắt(II) hydroxide tác dụng với axit sunfuric loãng.
- FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Ngoài ra, cho Fe tác dụng với CuSO4 cũng là một cách để điều chế FeSO4.
- Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Hợp chất khác
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:
- FeSO4·2NH3·H2O – bột màu nâu đen;
- FeSO4·4NH3 – chất rắn màu đỏ nâu;
- FeSO4·5NH3·H2O – tinh thể màu đỏ nâu;
- FeSO4·6NH3 – bột trắng.
FeSO4 còn tạo ra một số hợp chất với N2H4, như FeSO4·2N2H4·H2O là tinh thể lục phương màu lục nhạt, có tính nổ.
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như FeSO4·2CON3H5 là tinh thể màu trắng, tan vừa trong nước. Trong dung dịch nó dễ bị oxy hóa, tạo ra sắt(III) hydroxide.
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như FeSO4·2CS(NH2)2 là tinh thể không màu.
FeSO4 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như FeSO4·2CSN3H5 là tinh thể màu lục, tan trong nước.