Siddhartha Mukherjee, sinh năm 1970, là một nhà sinh vật học, bác sĩ chuyên về ung thư và nhà nghiên cứu y học người Mỹ gốc Ấn Độ. Vào năm 2010, ông xuất bản cuốn sách The Emperor of All Maladies: A Biography of Cancer, giành được giải Pulitzer năm 2011 trong hạng mục sách phi hư cấu. Vào năm 2018, cuốn sách đã được Omega Plus tái bản với tựa đề: Lịch sử của bệnh ung thư - Hoàng đế của tất cả các căn bệnh. Cuốn sách không chỉ thành công về mặt thương mại với hàng triệu bản được bán ra mà còn có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với ngành y học và những người quan tâm đến bệnh ung thư. Cuốn sách đã được Times xếp vào danh sách “100 cuốn sách phi hư cấu hay nhất mọi thời đại” năm 2011.
Vào năm 2016, Mukherjee
Sau khi hoàn thành học vấn phổ thông tại Ấn Độ, Mukherjee tiếp tục học ngành Sinh học tại Đại học Stanford, sau đó hoàn thành bằng D.Phil tại Đại học Oxford và tiếp theo là bằng Tiến sĩ tại Đại học Harvard. Năm 2009, ông gia nhập khoa Y tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia. Đến năm 2018, ông là giáo sư phụ trách khoa Huyết học và Ung thư tại Khoa Y học Đại học Columbia.
Sau thành công với Lịch sử Ung thư, Mukherjee bắt đầu cuộc hành trình mới trong thời gian để khám phá về Gen: Lịch sử và Tương lai của loài người. Tại đây, ông kể lại câu chuyện của gia đình mình với hai người chú và một người anh họ mắc bệnh tâm thần. Dù không rõ ràng, nhưng ông đã bắt đầu nảy sinh nỗi lo sợ về nguy cơ mắc bệnh di truyền trong tương lai của mình. Gen: Lịch sử và tương lai của loài người được sắp xếp cả theo thứ tự thời gian và chủ đề, với đường chính là lịch sử. Mukherjee mở đầu từ khu vườn đậu của Mendel, tại một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi khám phá về “gen” đã bắt đầu rồi sau đó bị lãng quên. Câu chuyện này được kể song song với lý thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã thu hút các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người hy vọng kiểm soát di truyền để tăng tốc tiến hóa và cải thiện nhân loại. Ý tưởng này leo thang đến đỉnh điểm kinh hoàng ở Đức trong thời kỳ Quốc xã vào những năm 1940 với các thí nghiệm dị thường, nơi sự giam giữ, triệt sản, và tàn sát hàng loạt đã diễn ra. Có nhiều sách đã kể về việc gen được khám phá cùng với các phát hiện ban đầu, nhưng không có cuốn nào có ảnh hưởng sâu sắc như Siddhartha Mukherjee đã làm được. Ông đã chứng minh gen là “một trong những ý tưởng mạnh mẽ và nguy hiểm nhất trong lịch sử khoa học.”
Đối với Mukherjee, “Hoàng đế bách bệnh” là câu chuyện về sự suy tàn của mã di truyền mà không thể chữa lành. Còn “Gen: Lịch sử và tương lai của loài người” chính là tiền truyện của nó. Siddhartha Mukherjee xứng danh là nhà sử học của ngành y học.