Một phát hiện gây chấn động giới khoa học khi loài sinh vật được cho là đã biến mất hơn 60 năm trước lại xuất hiện. Vào năm 2023, các nhà khoa học từ Đại học Oxford và tổ chức bảo tồn YAPPENDA của Indonesia đã lắp đặt bẫy ảnh và phát hiện hình ảnh của chúng trên dãy núi Cyclops, phía tây thành phố Jayapura.
Nhà sinh vật học James Kempton và đồng nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn như sống trong rừng lâu ngày, động đất và bệnh sốt rét. Ông đã phát khóc vì quá phấn khích khi thu được hình ảnh của loài động vật này.
Loài này được đặt tên là thú lông nhím mỏ dài Attenborough, hay còn được biết đến với tên thú lông nhím mỏ dài Sir David, theo tên của nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh, David Attenborough.
Thú lông nhím mỏ dài Attenborough là một loài động vật có vú thuộc họ Tachyglossidae, bộ Monotremata. Loài này được Flannery & Groves miêu tả vào năm 1998. Đây là loài động vật có vú nhỏ sống ở New Guinea và tỉnh Papua của Indonesia, với cân nặng từ 5 đến 10kg, có đặc điểm là mõm dài và lông sắc nhọn.
Thú lông nhím mỏ dài có mỏ ngắn hơn và kích thước lớn hơn so với các loài thú lông nhím khác. Chúng có gai ngắn hơn, được phân bố ngẫu nhiên xen giữa các sợi lông thô. Mõm của chúng chiếm hai phần ba phần đầu và cong hơi xuống phía dưới. Các chi của chúng có năm móng vuốt, tuy nhiên trước đây chỉ có ba ngón chân giữa có móng vuốt.
Thói quen sống đơn độc và chỉ gặp nhau vào mùa giao phối vào tháng 7, loài động vật này sinh sản bằng cách đẻ trứng thay vì sinh con, với trứng được ấp trong túi mẹ và con non ở lại khoảng 8 tuần cho đến khi trưởng thành.
Thức ăn của chúng bao gồm côn trùng trên mặt đất, đặc biệt là kiến và mối, nên chúng còn được biết đến là thú ăn kiến khổng lồ. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm, chúng có thể cuộn tròn như quả bóng khi gặp nguy hiểm và sống trong hang động. Điều đặc biệt, mẫu vật cuối cùng của loài này được ghi nhận vào năm 1961 và sau đó không còn được tìm thấy nữa, dẫn đến giả thuyết về sự tuyệt chủng.