Sinh vật nhân thực | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Statheros–Hiện tại 1650–0 Ma Had'n
Archean
Proterozoic
Pha.
| |
Cryptista Thực vật xanh Discoba Amoebozoa Rhizaria Alveolata Động vật Nấm | |
Phân loại khoa học | |
(không phân hạng) | Sự sống tế bào |
Liên vực (superdomain) | Eukaryote |
Vực (domain) | Eukarya Whittaker & Margulis,1978 |
Các phân vực và giới | |
| |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Sinh vật có nhân, hay còn gọi là sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình, hoặc sinh vật có nhân chính thức (danh pháp: Eukaryote hay Eukarya), là nhóm sinh vật có tế bào phức tạp với vật liệu di truyền được bảo vệ trong một nhân có màng bao quanh. Thuật ngữ Eukaryote xuất phát từ tiếng Latin, có nghĩa là có nhân thực sự.
Nhóm sinh vật có nhân bao gồm động vật, thực vật và nấm - phần lớn là sinh vật đa bào - cũng như các nhóm đa dạng khác gọi chung là nguyên sinh vật (chủ yếu là sinh vật đơn bào, bao gồm động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh). Ngược lại, sinh vật không có nhân và các cấu trúc tế bào phức tạp khác, như vi khuẩn, được gọi là sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân sơ (prokaryote). Sinh vật có nhân có nguồn gốc chung và thường được phân loại vào một siêu giới hoặc vực (domain).
Sinh vật có nhân thường lớn gấp 10 lần (về kích thước) so với sinh vật nhân sơ, và do đó lớn hơn khoảng 1000 lần về thể tích. Sự khác biệt chính giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật có nhân là tế bào có nhân có các khoang tế bào được chia nhỏ bởi các lớp màng tế bào, giúp thực hiện các quá trình trao đổi chất riêng biệt. Đặc biệt, có sự hình thành của nhân tế bào với hệ thống màng riêng để bảo vệ các phân tử DNA của tế bào. Tế bào sinh vật có nhân thường có các cấu trúc đặc biệt để thực hiện những chức năng cụ thể, được gọi là các bào quan.
- Tế bào chất của sinh vật có nhân thường không thấy các thể hạt như trong sinh vật nhân sơ vì phần lớn ribosome bám trên mạng lưới nội chất.
- Màng tế bào có cấu trúc tương tự như ở sinh vật nhân sơ, nhưng chi tiết cấu tạo có sự khác biệt nhỏ. Chỉ một số tế bào sinh vật có nhân có thành tế bào.
- Vật chất di truyền trong tế bào sinh vật có nhân thường bao gồm một hoặc nhiều phân tử DNA mạch thẳng, được bao quanh bởi các protein histone tạo nên cấu trúc nhiễm sắc thể. Tất cả các phân tử DNA được lưu giữ trong nhân tế bào với lớp màng bao bọc. Một số bào quan của sinh vật có nhân có chứa DNA riêng.
- Một số tế bào sinh vật có nhân có khả năng di chuyển nhờ tiên mao, với cấu trúc phức tạp hơn so với sinh vật nhân sơ.
Phát sinh loài
Eukaryotes |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khảo cứu
Một số nghiên cứu đã phân nhóm Hacrobia (Haptophyta + Cryptophyta) vào bên trong Archaeplastida, trong khi các nghiên cứu khác lại đặt nhóm này kế cận Archaeplastida. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Haptophyta và Cryptophyta không tạo thành một nhóm đơn ngành. Trước đây, chúng có thể là nhóm chị em của SAR, nhưng hiện tại lại được nhóm cùng với Archaeplastida (thực vật nghĩa rộng).
Phân chia Eukaryota thành hai nhánh chính, bikonta (Archaeplastida + SAR + Excavata) và Unikonta (Amoebozoa + Opisthokonta), dựa trên tổ tiên một nhóm với hai roi và một nhóm tổ tiên với một roi, đã được đề xuất trước đây. Năm 2012, nghiên cứu đã tạo ra một phân chia tương tự, mặc dù các nghiên cứu về 'unikonta' và 'bikonta' không còn được sử dụng theo nghĩa ban đầu.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cây phát sinh của Cavalier-Smith
Thomas Cavalier-Smith trong các năm 2010, 2013, 2014, 2017 và 2018 đã đặt nhóm eukaryota gốc nằm giữa Excavata mà không bao gồm rãnh Euglenozoa, đồng thời coi Chromista là một nhóm đơn ngành, liên quan đến một sự kiện nội cộng sinh duy nhất từ việc bắt một loài tảo đỏ. Ông và các cộng sự của mình.
Eukaryotes |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||