
1. Skimming và Scanning là gì?
Hãy tưởng tượng bạn đang ở một bữa tiệc buffet với vô số món ăn để lựa chọn.
Skimming là khi bạn nhìn quanh và nghĩ “Ừm, bữa tiệc này thật tuyệt, nhiều món ngon quá”. Sau đó, bạn tiến hành Scanning – bắt đầu chọn các món hợp khẩu vị vì bạn không thể ăn hết tất cả được.

Như vậy, chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa Skimming và Scanning như sau:
Skimming là khi bạn muốn lấy ý tưởng tổng quát và ý chính trong bài đọc. Ngược lại, Scanning là khi bạn muốn tìm một từ hoặc cụm từ cụ thể – bạn sẽ bỏ qua những gì không cần thiết và chỉ tập trung vào thông tin bạn cần.
2. Cách áp dụng Skimming và Scanning trong IELTS Reading?
Trước hết, cần khẳng định rằng việc đọc – hiểu toàn bộ văn bản là rất quan trọng. Vì vậy, Mytour khuyến khích bạn nên đọc – hiểu 100%. Tuy nhiên, 2 kỹ năng Skimming và Scanning sẽ giúp các bạn mới bắt đầu ôn luyện tiết kiệm được nhiều thời gian khi làm bài đọc.
Mỗi dạng bài IELTS Reading sẽ có phương pháp skimming và scanning phù hợp.
Trong bài viết này, mình sẽ lấy ví dụ về 2 dạng bài đọc trong IELTS và cách tiếp cận.
2.1. Skimming
Ví dụ: dạng bài Matching Heading – Nối tiêu đề phù hợp
Khi bạn được yêu cầu nối đoạn văn với heading phù hợp, sẽ luôn có nhiều đáp án hơn (nhiều heading hơn) so với số đoạn văn. Trong phần này,
Bước 1: Gạch chân các từ khóa của từng heading trước.
Tiêu chí chọn từ khóa của mình là những từ làm cho heading đó khác biệt so với các heading khác.
Ví dụ, bài đọc đó nói về “Botanical Forest” (vườn thực vật) thì chắc chắn mình sẽ không chọn những từ như “environment” bời vì từ đó thường xuất hiện trong tất cả các heading .
Thay vì thế, mình sẽ chọn những từ cụ thể như “preservation”, “attitude towards…”, “the reason why…” , etc.
Bước 2: Lúc này, mình sẽ không đọc hết đoạn văn mà chỉ đọc câu đầu tiên và câu cuối cùng của đoạn đó trước.
Lí do là vì trong nhiều trường hợp, câu mở đoạn (opening sentence) và câu kết đoạn (ending sentence) khái quát hoặc bao gồm ý chính của đoạn đó. Sau đó mình sẽ so sánh 2 câu đó với các keywords vừa xác định ở trên.
Lưu ý: Keywords trong các heading chưa chắc đã xuất hiện trong đoạn văn. Ví dụ keyword mình có là “environmental protection” thì mình sẽ để ý những câu có liên quan đến “không gian xanh” hoặc “nỗ lực của chính phủ …”.
2.2. Scanning
Ví dụ: Dạng bài Gap Filling – điền từ từ bài đọc vào chỗ trống.
Tương tự, mình sẽ tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xác định từ khóa là những từ xung quanh chỗ cần điền
Tại bước này, mình sẽ dự đoán xem những từ đó sẽ được paraphrase (viết lại) như thế nào trong đoạn. Từ đó, đưa ra đoán dạng từ cần điền là danh, động hay tính từ.
Bước 2: Chuyển sang tìm ngay những từ quan trọng như: tên riêng, số liệu, ngày tháng,… để xác định và khoanh vùng vị trí cần đọc.
Lí do có thể khoanh vùng được là bởi vì những từ đó sẽ được giữ nguyên và rất ít khi được paraphrase nên mình sẽ xác định nó rất dễ.
Mình sẽ đảo mắt qua từng dòng của đoạn cần đọc, sau đó tìm đúng keyword mình cần (nhớ là nó sẽ được paraphrase nên phải hiểu ý nghĩa nhé). Sau khi xác định được xong rồi thì đáp án sẽ ở ngay cạnh hoặc ngay cần từ đó thôi. Easy PZ!
Một cách các bạn có thể giúp bạn scan dễ hơn đó chính là sử dụng ngón tay hoặc bút chì để “vẽ đường” cho mắt của mình. Sau khi áp dụng cách này, mình cảm thấy tập trung hơn là nhìn vào bài đọc với toàn chữ là chữ và chỉ đọc đơn thuần.
Kết luận
Trên đây là giải thích về Skimming và Scanning là gì cùng cách áp dụng để tiết kiệm thời gian trong bài IELTS Reading. Chỉ khi có cái nhìn tổng quát về bài đọc, thí sinh mới có thể tăng tốc độ đọc hiểu và hoàn thành các yêu cầu của đề trong thời gian hạn chế.