1. Tháp dinh dưỡng Keto là gì?
Tháp dinh dưỡng có đặc điểm là ưu tiên những loại thực phẩm ít carbohydrate (carb) và chất béo có lợi, từ đó giúp cơ thể đốt cháy năng lượng nhiều hơn, giảm nồng độ đường trong máu, thúc đẩy chuyển hóa trong cơ thể và ngăn ngừa tích trữ mỡ thừa. Hầu hết các chế độ ăn kiêng đều kiểm soát loại và số lượng thực phẩm nghiêm ngặt thì chế độ ăn Keto dễ dàng hơn.
Tháp dinh dưỡng Keto là phương pháp ăn của người Nhật
Nhiều bạn mới bắt đầu giảm cân hoặc muốn thực hiện chế độ ăn Healthy nên lựa chọn theo tháp dinh dưỡng Keto bởi dễ thực hiện và hiệu quả cao.
2. Tháp dinh dưỡng Keto tốt cho sức khỏe như thế nào?
Tháp dinh dưỡng Keto được xây dựng bởi người Nhật, dựa vào một trạng thái cơ thể gọi là Ketosis khi thực phẩm ăn cắt giảm lượng lớn Carbohydrate. Lúc này cơ thể đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn, chất béo cũng được chuyển hóa thành ketone nhiều hơn, cung cấp năng lượng cho não bộ, giảm đường huyết và đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
2.1. Giảm cân
Muốn giảm cân, nhiều người đã chọn thực hiện chế độ ăn Keto.
Dù vẫn ăn chất béo, nhưng người ăn kiêng Keto chọn chất béo tốt và thêm các loại thực phẩm khác để cảm thấy no nhanh hơn. Vì vậy, việc giảm cân không còn khó khăn và đạt hiệu quả tốt, đặc biệt đối với những người đã thất bại với nhiều chế độ ăn trước đây.
Chế độ ăn Keto giúp giảm cân hiệu quả.
Có nghiên cứu cho thấy, ăn theo chế độ ăn Keto giúp giảm cân nhanh gấp đôi so với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt ít chất béo và ít calo.
Kiểm soát đường huyết
Chế độ ăn Keto được khuyến khích cho người mắc rối loạn chuyển hóa, bao gồm cả bệnh tiểu đường, vì ăn Keto giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa mạnh mẽ hơn, giảm lượng carbohydrate tối thiểu, từ đó kiểm soát đường huyết và các vấn đề chuyển hóa tốt hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn theo chế độ Keto tăng độ nhạy Insulin lên đến 75%, giúp ngăn ngừa tiểu đường và cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa. Những người bị tiểu đường và rối loạn chuyển hóa có thể giảm hoặc ngừng hoàn toàn sử dụng thuốc (95,2% người bệnh tham gia chế độ ăn Keto).
Hỗ trợ phục hồi rối loạn chức năng não
Theo quá trình sinh lý của cơ thể, nhiều phần não sử dụng glucose để hoạt động hàng ngày, cần phải cung cấp đủ chất này từ thực phẩm hoặc cơ thể tổng hợp. Chế độ ăn Keto giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể, do đó gan phải chuyển hóa protein dự trữ để tạo glucose cung cấp cho não.
Chế độ ăn Keto hỗ trợ phục hồi chức năng não
Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và người điều trị rối loạn chức năng não. Nghiên cứu trên trẻ em cho thấy, có đến 50% trẻ ăn theo chế độ Keto giảm 50% số cơn động kinh và có đến 16% trẻ khỏi bệnh hoàn toàn.
Với các bệnh lý rối loạn chức năng não khác như Parkinson hay Alzheimer, chế độ ăn Keto cũng có nhiều tác dụng tích cực, tuy nhiên cần thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả. Do đó, trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tháp dinh dưỡng Keto thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc dinh dưỡng cần tuân theo trong chế độ ăn Keto là ít carbohydrate, nhiều chất béo tốt. Dưới đây là danh sách các thực phẩm phù hợp:
Những loại thực phẩm nên tránh
Theo nguyên tắc của tháp dinh dưỡng Keto, bạn nên tránh các loại thực phẩm giàu carbohydrate như:
- Đậu: đậu xanh, đậu lăng, đậu thận, đậu Hà Lan,...
- Tinh bột và ngũ cốc: sản phẩm từ gạo, lúa mì, ngũ cốc, cơm, mì ống,...
- Thực phẩm có nhiều đường: kẹo, bánh, sinh tố, nước ép trái cây, soda, kem,...
- Thức ăn nhanh: Tất cả các loại thức ăn nhanh đã qua xử lý, chứa nhiều carbohydrate và chất béo có hại.
- Hạn chế sốt mayonnaise hoặc dầu động vật.
- Thức uống có cồn: Đồ uống này có thể làm phá vỡ nguyên tắc của tháp dinh dưỡng Keto.
Ăn Keto tránh tất cả thực phẩm giàu Carbohydrate
Trong chế độ ăn kiêng Keto, đa số các loại trái cây cũng cần tránh, chỉ trừ bơ, việt quất, dâu tây,...
Những loại thực phẩm nên ăn
Bạn có thể thực hiện ăn Keto hàng ngày với những loại thực phẩm được khuyến khích sau:
- Thịt: thịt gà, thịt bò, thịt xông khói, xúc xích,...
- Cá béo: Cá thu, cá hồi, cá ngừ,...
- Phô mai: Các loại phô mai chưa chế biến.
- Các loại hạt như: óc chó, hạt lanh, hạnh nhân, hạt chia, hạt bí,...
- Rau chứa lượng carbohydrat thấp: hành tây, cà chua, ớt chuông, các loại rau xanh,...
- Dầu bơ, dầu dừa, dầu ô liu,... đều rất tốt.
Ngoài nhóm thực phẩm chính này, người ăn kiêng Keto có thể bổ sung thêm dâu, chocolate đen, trứng luộc,... làm bữa ăn phụ bổ sung.
Gợi ý mẫu thực đơn Keto trong một ngày
Xây dựng chế độ ăn dựa trên tháp dinh dưỡng Keto còn khó khăn? Hãy tham khảo gợi ý thực đơn điển hình theo chế độ Keto trong một ngày sau:
Bữa chính
Bữa sáng: 2 quả trứng chiên hoặc 1 lát cá hồi (sử dụng dầu tốt).
Bữa trưa: Ức gà, rau trộn, ớt chuông.
Bữa tối: Thịt bò, rau cải, nấm.
Bữa phụ
Bữa ăn phụ giữa buổi sáng: Hạt điều hoặc hạt hạnh nhân.
Bữa ăn phụ giữa buổi chiều: Ăn phô mai.
Bạn có thể thay đổi các loại thực phẩm trong thực đơn này mỗi ngày để kích thích khẩu vị.
Hạt điều giúp bổ sung năng lượng cho bữa phụ.
Tháp dinh dưỡng Keto phù hợp với người béo phì, thừa cân hoặc mắc rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên việc áp dụng dinh dưỡng này có thể gặp nhiều khó khăn. Kiên trì là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả cao về sức khỏe và tinh thần.